Thông tin, kế hoạch và đầu tư, tài chính, ban chỉ đạo quốc gia nước sạch vệ sinh

Một phần của tài liệu Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh (Trang 80 - 82)

môi trường, UNICEF... tạo ra thế và lực cho các hoạt động của Đội với nhiều chương trình, dự án thiết thực như Chương trình quốc gia về vui chơi giải trí, dự án "trẻ với trẻ", dự án phòng chống ma tuý học đường và phòng chống HIV/AIDS, Chương trình truyền thông nước sạch, vệ sinh môi trường, khăn quàng đỏ và sách báo tặng thiếu nhi dân tộc, miền núi...

Hệ thống thông tin tuyên truyền xuất bản báo chí của Đoàn đã tăng cường đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động của thiếu nhi, chỉ tính riêng năm 2000 và 3 tháng đầu năm 2001, Hội đồng Đội Trung ương đã xuất bản 13 đầu sách với 188.000 bản; đặc biệt Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản thêm hàng trăm đầu sách nghiệp vụ, sách văn học nghệ thuật và sách dịch từ tiếng nước ngoài phục vụ thiếu nhi; Đặc biệt Nhà xuất bản Kim Đồng bình quân mỗi năm in từ 700 đến 800 đầu sách với số lượng bình quân 12 triệu bản, phấn đấu năm 2002 đạt 1000 đầu sách, truyện; Báo Nhi đồng phát hành 100.000 tờ/ tuần; Báo Thiếu niên Tiền phong 2 kỳ/tuần với 120.000 tờ/ngày; Chương trình phát thanh, truyền hình thiếu nhi thường xuyên có các chuyên mục phục vụ thiếu nhi. Các tỉnh thành đều có báo hoặc tờ tin, chuyên mục thiếu nhi và nghiệp vụ phụ trách.

Tạp chí Người Phụ trách được Ban Bí thư TW Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương chỉ đạo và đầu tư toàn diện trở thành tạp chí lý luận, nghiệp vụ về công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Tạp chí là cẩm nang cho cán bộ phụ trách thiếu nhi trong cả nước. Nhân kỷ niệm 7 năm ngày ra số đầu tiên, ngày 23-3-2001 Tạp chí đã được đón nhận thư chúc mừng của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, trong thư Chủ tịch nước căn dặn: 'Tôi hoan nghênh và chúc mừng Tạp chí Người Phụ trách trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trở thành một diễn đàn tốt, giúp cho các Hội đồng Đội, các nhà thiếu nhi, các anh chị phụ trách trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu được những tài liệu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, kỹ năng nghiệp vụ góp phần tổ chức tốt các hoạt động của Đội và phong trào thiếu niên nhi đồng cả nước.

Bước vào thời kỳ mới, tôi mong tạp chí có thêm nội dung hay, hình thức đẹp và hấp dẫn hơn nữa để đáp ứng mong mỏi không chỉ của các anh, chị phụ trách mà còn đến tay được các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ và các lực lượng xã hội cùng tham gia công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vững mạnh".

Với phương châm "mỗi tổ chức Đoàn, mỗi đoàn viên có việc làm thiết thực vì đàn em", các anh chị cán bộ và phụ trách Đội đã tổ chức, vận động và xây dựng nhiều loại quỹ hỗ trợ hoạt động thiếu nhi như "Quỹ thiếu nhi nghèo vượt khó" từ Hội đồng Đội Trung ương đến các liên đội với số vốn hàng chục tỉ đồng; Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ, Quỹ Đô rê môn, Quỹ Vừ A Dính; các tỉnh thành đều có nhiều sáng kiến để tổ chức các hoạt động trợ giúp thiếu nhi vươn lên vượt khó học tập tốt và khuyến khích các tài năng trẻ.

Cùng với việc khởi công xây dựng "Trung tâm hoạt động thiếu nhi Trung ương" (tháng 10-2000) tại Gia Lâm - Hà Nội - một công trình sau nhiều năm chuẩn bị, nay đã được triển khai và sẽ hoàn thành giai đoạn một vào năm đầu thế kỷ 21 và

sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển với quy mô lớn. Hàng loạt phong trào xây dựng công trình cho thiếu nhi ở các địa phương được mở ra như công trình 1000 phòng học của thành phố Hồ Chí Minh, 50 phòng học của tỉnh Thanh Hóa; Chương trình xây dựng trường học thiếu nhi vùng cao của Đồng Nai, Quảng Bình; phong trào quyên góp sách vở, đồ dùng học tập của Đoàn thanh niên Quân đội, Công an; phong trào ủng hộ trống, cờ dụng cụ hoạt động Đội cho các liên đội vùng cao đặc biệt khó khăn ở Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Kon Tum...

Nét nổi bật là phong trào "Tình nguyện vì trẻ em" của các đội, nhóm, câu lạc bộ "Thanh niên tình nguyện" với các chương trình như ánh sáng văn hóa hè, mở các lớp học tình thương, giúp trẻ em lang thang, cơ nhỡ, chăm sóc các em bị hậu quả chất độc màu da cam, những bữa cơm miễn phí, cắt tóc miễn phí... cho trẻ em khó khăn. Các hoạt động tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn phát triển sâu rộng đến các cơ sở, nhất là trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Đaklắc, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bình Dương... theo chương trình hành động của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhằm thực hiện chỉ thị 02/TTg của Thủ

tướng Chính phủ về "Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn".

Công tác Đội và phong trào thiếu nhi thực hiện cuộc vận động "Thiếu nhi Việt Nam học tập tốt, rèn luyện tốt, xứng đáng là chủ nhân thế kỷ 21" do Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ V phát động trong cả nước đã có bước tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Cả nước có 15.831.867 học sinh đang độ tuổi đến trường trong đó có 8.863.830 đội viên và 5.548.700 nhi đồng sinh hoạt tại 21.771 liên đội trong trường học và hơn 3.000 chi, liên đội ở địa bàn dân cư. Nhìn chung, các em thiếu nhi thông minh, chăm ngoan, hiếu thảo, tích cực học tập rèn luyện, ham thích các hoạt động tập thể, các hoạt động mang tính xã hội, nhân đạo, từ thiện và các chương trình hoạt động của Đội. Thông qua hoạt động Đội đã tập hợp, thu hút đông đảo thiếu nhi vào tổ chức; vai trò tự quản của Đội ngày càng được thể hiện rõ; tính chủ động, tự giác của mỗi đội viên được nâng lên. ý thức phấn đấu, rèn luyện trở thành người đoàn viên thanh niên cộng sản ngày càng mạnh mẽ. Nhiều tấm gương vượt khó, nhiều tài năng trẻ tiêu biểu đã xuất hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như Nguyễn Thúy Hiền, Đàm Thanh Xuân vô địch Uswu thế giới,

Nguyễn Ngọc Trường Sơn vô địch cờ vua thế giới ở tuổi lên 10 và là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2000... Trong 10 năm qua đã có 218 lượt em học sinh dự thi học sinh giỏi quốc tế về 6 môn: Toán, vật lý, hoá học, tin học, sinh học và tiếng Nga. Trong đó 177/218 em đạt giải (chiếm 81,2%) tại 31 nước (Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Thụy Điển…).

Một phần của tài liệu Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w