Phương pháp của thực nghiệm sư phạm:

Một phần của tài liệu ANCOL-ANDEHIT-AXIT-ESTE (Trang 58 - 60)

1. Chọn đối tượng thực nghiệm: Để tiến hành thực nghiệm, giáo

viên cần chọn các lớp có đủ các loại học lực khác nhau: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Nên tránh chọn các lớp có đa phần học sinh giỏi hoặc đa phần học sinh là yếu.

2. Tổ chức kiểm tra: Tiến hành kiểm tra học sinh lớp thực nghiệm

bằng các bài kiểm tra 15’, 45’. Tương đương với 1 bài kiểm tra truyền thống.

3. Đánh giá chất lượng câu hỏi: Sau khi chấm bài và cho điểm, xắp

xếp kết quả theo thứ tự từ thấp đến cao.

 Nhóm giỏi: Điểm 9,10.  Nhóm khá: Điểm 7,8.  Nhóm trung bình: Điểm 5,6.  Nhóm kém: Điểm 1,2,3,4. Sau đó tiến hành phân tích kết quả làm bài của học sinh. 4. Đánh giá kết quả thực nghiệm:

Chia tổng số học sinh ra làm 3 nhóm(theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam khi phân tích loại học lực của một lớp học).

 Nhóm giỏi gồm 27% số học sinh có điểm cao nhất.  Nhóm kém gồm 27% số học sinh có điểm thấp nhất.

 Nhóm trung bình là số học sinh còn lại không thuộc hai nhóm trên. Lúc này, ta tiến hành tính chỉ số độ khó và độ phân biệt như sau:

o Chỉ số độ khó: Chỉ số về độ khó của câu hỏi được tính theo công thức: K = n N NG K 2 + . 100%. Trong đó:

K : Độ khó của câu hỏi.

NG: Số học sinh của nhóm giỏi trả lời đúng câu hỏi. NK: Số học sinh của nhóm kém trả lời đúng câu hỏi. n : Tổng số học sinh thuộc nhóm giỏi hay nhóm kém. Độ khó của câu hỏi có thể chạy từ 0%(rất khó) đến 100%(quá dễ). Lúc này độ khó dễ của câu hỏi dựa vào chỉ số độ khó K%.

K% Đánh giá câu hỏi(độ khó dễ)

≥ 80% Rất dễ

70%-79% Dễ

40%-69% Trung bình

25%-39% Khó

<25% Rất khó

 Nếu độ khó của câu hỏi dưới 10% và trên 90% thì không nên dùng.  Nếu độ khó của câu hỏi từ 10%-25% thì dùng thận trọng.

 Nếu độ khó của câu hỏi từ 25%-75% thì dùng bình thường.

o Chỉ số về độ phân biệt: Chỉ số về độ phân biệt được tính theo công thức sau: P =

n N NGK .

Trong đó K: Độ khó câu hỏi.

NG: Số học sinh của nhóm giỏi trả lời đúng câu hỏi. NK: Số học sinh của nhóm kém trả lời đúng câu hỏi. n: Tổng số học sinh thuộc nhóm giỏi hay nhóm kém. Lúc này độ phân biệt của câu hỏi dựa vào chỉ số phân biệt P.

P Chỉ số mức độ phân biệt <0,25 Rất thấp 0,25-0,39 Thấp 0,4-0,69 Trung bình 0,7-0,79 Cao ≥ 0,8 Rất cao

Nếu P< 0,02 thì không nên dùng.

* Đánh giá chung toàn bài: Nếu kết quả của bài kiểm tra có trên 60% học sinh dưới điểm trung bình thì đề ra đó thuộc loại khó, nếu trên 60% học sinh đạt điểm trung bình trở lên thì bài kiểm tra đó đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu ANCOL-ANDEHIT-AXIT-ESTE (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w