- Làm bài tập phần luyện tập.
Tiết
Ngày soạn
Tiếng Việt: THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố, về tác dụng biểu đạt của chúng, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật.
- Cảm nhận được giá trị của thành ngữ và điển cố.
- Biết sử dụng những thành ngữ và điển cố trong những trường hợp cần thiết.
B. Phương tiện dạy học - SGV, SGK.
-Thiết kế bài giảng
C. Phương pháp dạy học
- Kết hợp giữa ôn và luyện, làm việc cá nhân và thảo luận theo nhóm.
D. Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: II.Bài mới:
Trong đời sống hằng ngày cũng như trong các tác phẩm văn học, chúng ta thường sử dụng những tập hợp từ đã trở nên cố định để diễn đạt một ý nghĩa nào đó. Đó là khi chúng ta sử dụng thành ngữ, điển cố. Bài học hôm nay giúp chúng ta ôn lại những kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng sử dụng thành ngữ, điển cố.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập, ôn tập về thành ngữ.
- Hãy cho ví dụ về thành ngữ? Các thành ngữ mà anh (chị) vừa nêu được hình thành từ khi nào?
Bài tập 1: Tìm thành ngữ trong
đoạn thơ, phân biệt với từ ngữ thông thường.
(HS làm việc cá nhân)
I. Thành ngữ:
- Thành ngữ là dạng cụm từ cố định, thuộc loại đơn vị có sẵn, không phải là sản phẩm nhất thời khi giao tiếp.
* Bài tập 1:
Một duyên hai nợ Việc bà Tú làm vợ ông Tú và phải vất vả nuôi chồng, nuôi con.
Năm nắng mười mưa Sự vất vả, cực nhọc, chịu đựng, dãi dầu mưa nắng.
- So với từ ngữ thông thường;
+ Cấu tạo: thành ngữ cấu tạo ổn định, ngắn gọn, cô đọng, cân đối, có nhịp, có đối xứng.
+Đặc điểm ý nghĩa: khái quát hơn, có tính biểu cảm cao hơn.
Bài tập 5: Thay thế thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường tương đương về nghĩa. Nhận xét sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách sử dụng.
GV nêu yêu cầu của bài tập, HS làm việc cá nhân.
Bài tập 2: Phân tích giá trị nghệ
thuật của các thành ngữ in đậm (tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc)
(HS làm việc cá nhân)
- Làm việc ở lớp trường hợp: “Đầu trâu mặt ngựa”, hai trường hợp còn lại HS làm ở nhà.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm
bài tập, ôn tập về điển cố.
Bài tập 3: Từ việc đọc chú thích về hai điển cố, cho biết thế nào là điển cố?
Bài tập 4: Phân tích tính hàm súc của các điển cố nêu trong dữ liệu
HS sinh làm ở nhà các trường hợp còn lại.
Bài tập 6, 7:
Đặt câu với thành ngữ, điển cố. - Làm việc theo nhóm. GV giao việc cho từng nhóm.
- Các nhóm trình bày bài làm lên bảng
- Sửa bài tuỳ vào bài làm cụ thể của HS
* Bài tập 5:
a. - Ma cũ bắt ma mới Bắt nạt nhười mới, cậy là người cũ, quen cảnh quen người, lên mặt bắt nạt, doạ dẫm người mới đến.
- Chân ướt chân ráo vừa mới đến, còn lạ lẫm.
b. Cưỡi ngựa xem hoa:làm việc qua loa, không tìm hiểu kĩ càng, thấu đáo.
Thay bằng từ “qua loa”
Dùng thành ngữ: câu nói có tính hình tượng và giàu sắc thái biểu cảm hơn.
* Bài tập 2:
Thành ngữ: Đầu trâu mặt ngựa Cá chậu chim lồng Đội trời đạp đất
- Cả ba thành ngữ đều có hình ảnh cụ thể, diển đạt bằng những hình ảnh tính hình tượng.
+Đầu trâu mặt ngựa: hung bạo, thú vật, vô nhân tính cảm nhận được thái độ bất bình, phẫn nộ của người nói.
+Cá chậu chim lồng: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.
II. Điển cố:
- Điển cố có nguồn gốc từ những sự kiện, sự tích cụ thể trong văn chương, cuộc sống trong quá khứ. - Hình thức ngắn gọn, nội dung, ý nghĩa hàm súc (không có tính chất cố định về cấu tạo)
* Bài tập 4:
- Ba thu ba mùa thu, ba năm.
- Kinh thi: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”
Một ngày không gặp xem bằng ba năm.
- Chín chữ công lao của cha mẹ đối với con cái: sinh (đẻ); cúc (nâng đỡ); phủ (vuốt ve); súc (cho bú mớm); tưởng (nuôi cho lớn); dục (dạy dỗ); cố (trông nom); phục (xem tính mà dạy bảo); phúc (giữ gìn)
* Bài tập 6,7:
- Cần hiểu đúng nghĩa của các thành ngữ, điển cố.
- Các điển cố khó:
+ Gót chân Asin: điểm yếu
+ Nợ như chúa Chổm: nợ nhiều, chồng chất. + Đẽo cày giữa đường: thiếu quyết đoán, hay nghe theo người khác.
Gióng)
III. Dặn dò:
- Làm các bài tập còn lại, các bài tập ở SBT.