Kiểm tra bài cũ: Bài thao tác lập luận phân tích.

Một phần của tài liệu toan tap giao an ngu van 11 (Trang 27 - 29)

1. Nêu ngắn gọn cách sử dụng thao tác phân tích trong văn nghị luận. 2. Kiểm tra bài tập: BT2 (Sgk – tr 29) 2. Kiểm tra bài tập: BT2 (Sgk – tr 29)

Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Tự tình.

II. Bài mới:

Trong bài trước, chúng ta đã học về mục đích, yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận. Bài học hôm nay sẽ tập trung luyện tập thao tác này.

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập – bài 1,2 Sgk * HS làm việc theo nhóm nhỏ. - Nhóm 1,3: Bài tập1 - Nhóm 2,4: Bài tập2 Bài tập1:

- Tự ti là không có niềm tin vào bản thân, luôn thấy bản thân nhiều khuyết điểm hoặc quá chú tâm vào những khuyết điểm vốn có.

- Tự phụ là luôn đề cao bản thân, cho rằng bản thân hơn hẳn người khác, thổi phồng những ưu điểm. - Biểu hiện:

* Gợi ý:

1/ - Thế nào là tự ti, tự phụ?

Khẳng định hai thái độ trái ngược nhau.

- Những biểu hiện của tự ti, tự phụ trong cuộc sống?

- Những tác hại của tự ti và tự phụ?

- Nêu ra lối sống phù hợp.

2/ - Nghệ thuật sử dụng các từ

lôi thôi, ậm oẹ…

- Phân tích biện pháp đảo trật tự từ.

- Phân tích hình ảnh “vai đeo lọ”, “miệng thét loa”? - Nêu cảm nhận về cảnh thi cử. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS đánh giá, bổ sung. - GV nhận xét, tổng kết. Hoạt động 3: Củng cố.

- Những điều lưu ý khi phân tích một vấn đề xã hội

- Những điều lưu ý khi phân tích một tác phẩm thơ.

+ Hay mặc cảm, nhút nhát, rụt rè, bi quan.

+ Kiêu căng, huênh hoang, khoác lác, xem thường người khác.

- Tác hại:

+ Ít có cơ hội để khẳng định, phát triển bản thân + Ảo tưởng về bản thân, dễ dẫn đến thất bại trong công việc; không có được thiện cảm của người khác.

 Tự tin vào bản thân, khiêm tốn với mọi người.

Bài tập2:

- Nghệ thuật sử dụng các từ láy: lôi thôi, ậm oẹ: làm toát lên phong thái của các sĩ tử và các vị quan ở trường thi mất vẻ đàng hoàng, đĩnh đạc, trang nghiêm.

- Biện pháp đảo trật tự từ: nhấn mạnh cái lôi thôi, ậm oẹ.

+ Sĩ tử đi thi vốn tràn đầy sĩ khí, hăng hái, náo nức; phong thái đĩnh đạc, đang hoàng nhưng hiện tại thì lôi thôi, nhếch nhác.

+ Quan trường vốn oai vệ nhưng đây là cái oai vệ cố tạo ra; “miệng” cố “thét” nhưng chỉ được “ậm oẹ” - Cảnh thi cử phản ánh được thực trạng sa sút của “nho phong sĩ khí”; bên cạnh đó, còn có cái nhốn nháo, lôi thôi như cảnh chợ chiều.

* Tóm lại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biết cách phân tích một vấn đề xã hội bằng cách chia nhỏ đối tượng; xem xét các mối quan hệ.

- Biết cách phân tích bài thơ, đoạn thơ bằng cách dựa vào từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật.

III. Dặn dò:

- Đọc thêm các đoạn văn tham khảo trong Sgk

- Chuẩn bị bài Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu - Lục Vân Tiên) + Đọc lại tóm tắt Truyện Lục Vân Tiên trong Sgk NV 9

+ Xem lại các đoạn trích đã học

Tiết

Đọc văn: LẼ GHÉT THƯƠNG

(Trích truyện Lục Vân Tiên)

Nguyễn Đình Chiểu

A.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

- Hiẻu được đặc trưng cơ bản của bút phap trữ tình Nuyễn Đình Chiểu. - Rút ra bài học sâu sắc về tình ghét chính đáng.

B. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài giảng.

C.Phương pháp dạy học:

Kết hợp: đọc diễn cảm, giải thích các điển tích.

Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng, đặc câu hỏi, tổ chức thảo luận nhóm.

D.Tiến trình dạy học:

I. Kiểm tra bài cũ: Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

1. Đọc bài thơ. Ý nghĩa tả thực và tượng trưng của hình ảnh “bãi cát”.

2. Vì sao người đi trên bãi cát lại hát khúc đường cùng khi đang trong cuộc hành trình? II. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung.

- Yêu cầu HS nhắc lại cốt truyện và các đoạn trích đã học ở lớp 9.

- Xác định vị trí của đoạn trích?

- Đâu là nguyên cớ trực tiếp để ông Quán bàn về lẽ ghet thương? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt đông 2: Tìm hiểu nội dung, tư tưởng của đoạn trích.

- Cho HS thấy đoạn trích có hai nội dung rõ rệt: Điều ông Quán thương và điều ông ghét.

Một phần của tài liệu toan tap giao an ngu van 11 (Trang 27 - 29)