tiện diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ ) của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn nhà thơ.
* Nhà văn có thể sử dụng những cách thức sau để cá thể hoá ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Cách dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh một cách khác biệt sáng tạo.
+ Cách đặt đối thoại tạo một vẻ riêng cho từng nhân vật trong tác phẩm.
+ Cách xử lí bằng ngôn ngữ từng sự việc, hình ảnh trong tác phẩm.
III. Củng cố
* Đặc trưng cơ bản nhất là tính hình tượng.
* Vì tính hình tượng vừa là mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật. Ngoài ra nó còn bao quát hai đặc trưng kia:
+ Bản thân ngôn ngữ mang các yếu tố gây cảm xúc và tạo truyền cảm.
+ Trong khi xây dựng hình tượng, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn đã bộc lộ cá tính sáng tạo của mình.
4. Dặn dò: Soạn bài Trao duyên 5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
TRAO DUYÊN
( Trích: Truyện Kiều )
85---Nguyễn Du
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của nàng Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha.
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo và và bản thiết kế
III. Cách thức tiến hành:
Tiến hành tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc, trả lời câu hỏi và thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới 3. Tiến hành bài dạy
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV: Cho H/S cần đọc phần tiểu dẫn
GVH: Phần tiểu dẫn có nội dung gì ? (vị trí, chủ đề.)
GVH: Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề đoạn trích Trao duyên ?
GVH: Anh (chị) hãy phân tích những bối rối, thẹn thùng, nhưng lại rất khéo léo trong hành động cậy, lạy, thưa. của TK khi chuẩn bị trao duyên cho em ?