- Xen kẽ 1 bài hát
2. Một số câu hỏi thảo luận:
a. Hãy cho biết ý nghĩa của mâm trầu cau trong lễ cưới?
b. Theo bạn, có nên bỏ bớt những thủ tục trong đám cưới như lễ vấn danh, lễ nạp tài, lễ hỏi không?
c. Bạn nghĩ gì về thái độ của cô Nga?
* Đáp án gợi ý:
a. Người xưa thường ăn trầu với cau, có cau thì sẽ có trầu. Trầu cau như vợ như chồng. Vì vậy trầu cau mang ý nghĩa tình cảm vợ chồng keo sơn gắn bó, không thể tách rời nhau được. Vì nó có ý nghĩa trong tình cảm vợ chồng như thế, nên từ ngàn xưa đến nay đám cưới luôn có mâm trầu cau.
b. Đám hỏi, lễ nạp tài... là phong tục tập quán của người Việt Nam đã có từ ngàn năm. Mỗi một lễ đều mang ý nghĩa riêng của nó, và nó cũng thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam. Đám cưới có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi con người, nên bất cứ người nào cũng không muốn bỏ bớt một thủ tục nào trong lễ cưới. Xét về góc độ xã hội, chúng ta cần phải giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
c. Cô Nga không đồng tình với cách nghĩ của người yêu, nhưng cô không phản ứng gay gắt mà nhỏ nhẹ khuyên, thuyết phục anh chàng Tân, là cách xử sự tế nhị có văn hoá. Sự thuyết
phục của cô Nga không nên bỏ những thủ tục cưới hỏi thể hiện cô là người sâu sắc, biết giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
- Chuẩn bị sẵn tình huống với hình thức gợi ý. - Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận.
- Chọn 2 - 4 HS đóng vai theo tình huống giả định. - Chọn 1 em dẫn chương trình.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị trò chơi khởi động.
- Mời một cố vấn chuyên môn dạy môn GDCD đến dự. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.