Xem hình chụp và sơ đồ các điã tiếp xúc sinh học (lưu ý: file lớn, bạn phải chờ lâu)
PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ
Quá trình hấp phụ là quá trình tập hợp các chất hịa tan trong dung dịch lên bề mặt chung của chất lỏng và khí, hai chất lỏng hoặc giữa chất lỏng và chất rắn thích hợp. Trong giáo trình này chúng ta chỉ đề cập đến quá trình hấp phụ xảy ra trên bề mặt chung của chất lỏng và chất rắn.
Xử lý bằng bột than hoạt tính: bột than hoạt tính và nước thải (thường là nước thải sau xử lý sinh học) được cho vào một bể tiếp xúc, sau một thời gian nhất định bột than hoạt tính được cho lắng, hoặc lọc. Do than hoạt tính rất mịn nên phải sử dụng thêm các chất trợ lắng polyelectrolyte. Bột than hoạt tính cịn được cho vào bể aeroten để loại bỏ các chất hữu cơ hịa tan trong nước thải. Than hoạt tính sau khi sử dụng thường được tái sinh để xử dụng lại, phương pháp hữu hiệu để tái sinh bột than hoạt tính chưa được tìm ra, đối với than hoạt tính dạng hạt người ta tái sinh trong lị đốt để oxy hĩa các chất hữu cơ bám trên bề mặt của chúng, trong quá trình tái sinh 5 ÷ 10% hạt than bị phá hủy và phải thay thế bằng các hạt mới.
Khả năng hấp phụ tối đa của than hoạt tính dạng hạt được tính bằng cơng thức:
[8,34lb/Mgal.(mg/L)]
với
(X/m)b: khả năng hấp phụ tối đa của than hoạt tính dạng hạt, lb/lb hoặc g/g (thực tế, bằng khoảng 25 ÷ 50% giá trị lý thuyết)
Xb: trọng lượng của chất hữu cơ bị hấp phụ bởi các hạt than hoạt tính lb hoặc g Mc: trọng lượng than hoạt tính sử dụng cho cột lọc
Q: lưu lượng nước thải, Mgal/d
Ci: hàm lượng chất hữu cơ của nước thải, mg/L
Cb: hàm lượng chất hữu cơ bị hấp phụ (lý thuyết), mg/L tb: thời gian cần thiết cho quá trình hấp phụ