PHẦN 6: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẼ MẶT BẰNG KẾT CẤU - SÀN

Một phần của tài liệu rdCAD Hướng dẫn sử dụng (Trang 37 - 51)

- Để bắt đầu với cấu kiện cột, người dùng có thể thực hiện theo 2 cách.

Cách 1: Mở RDCAD -> Chọn Tạo cấu kiện mới -> Chọn Mặt bằng kết cấu - Sàn -> Nhấn nút Đồng ý.

Cách 2: Vào thực đơn Tệp tin -> Chọn Tạo mới -> Chọn Mặt bằng kết cấu - Sàn -> Nhấn nút Đồng ý.

-> Thực đơn Mặt bằng kết cấu và thực đơn

Sàn được kích hoạt.

5. Giới thiệu sơ qua về các menu trong phần mặt bằng kết cấu

Hiển thị mặt bằng kết cấu: Chuyển sang chế độ

hiển thị toàn bộ mặt bằng kết cấu.

Khai báo tầng: Thiết lập các thông số về chiều cao

các tầng, tên tầng, cho phép sao chép, chỉnh sửa, xoá tầng điển hình.

Lựa chọn thông số thể hiện MBKC: Thiết lập các

thông số về chiều cao chữ, thông số kéo dài thép, cách thức ghép dầm, ghép cột.

Thư viện hệ trục: Giúp người dùng xây dựng

nhanh hệ trục trực giao.

Vẽ trục dầm thẳng: Vẽ thêm các trục dầm ngoài

hệ trục được tạo bằng thư viện.

Vẽ trục vách: Vẽ thêm các trục vách cứng.

Nhận dạng trục dầm: Nhận dạng trục của kết cấu

từ trục dầm.

Sao chép trục, dịch chuyển trục, xóa trục: Thực hiện chức năng sao chép, dịch chuyển

và xóa các trục đc lựa chọn.

Khai báo tiết diện cột: Khai báo kích thước tiết diện cột tại các vị trí giao trục.

Khai báo tiết diện dầm (vách): Khai báo kích thước tiết diện dầm (vách) tại các vị trí

giao trục.

Căn chỉnh cột theo dầm: Thiết lập lại vị trí, độ lệch trục của cột trên MBKC theo vị trí

trục dầm.

Dịch chuyển cột:

Sửa diện tích thép dầm/cột: Khai báo, chỉnh sửa các diện tích thép yêu cầu tại từng vị

trí tiết diện của dầm và cột – phục vụ việc tự động bố trí thép cho dầm, cột.

Sao chép thuộc tính dầm: Sao chép các thông số kích thước tiết diện, diện tích thép từ

các dầm đã được khai báo sang dầm khác.

Chiều dày sàn: Khai báo chiều dày sàn, cao độ ô sàn so với dầm, lỗ thủng trên sàn… Hoán chuyển vị trí dầm chính – dầm phụ: Thiết lập lại các yếu tố dầm chính, gối,

dầm phụ cho các dầm.

Nhóm dầm: Chỉnh sửa tên, thiết lập chế độ hiển thị tên các nhóm dầm trên mặt bằng

kết cấu.

Nhận dạng dầm từ mặt bằng kết cấu: Đọc số liệu mặt bằng kết cấu, kết xuất dữ liệu

các dầm sang phần vẽ dầm trong RDCAD.

Nhận dạng cột từ mặt bằng kết cấu: Đọc số liệu mặt bằng kết cấu, kết xuất dữ liệu

các cột sang phần vẽ cột trong RDCAD.

Bóc tiên lượng: Tự động bóc tách khối lượng bê tông, cốt thép, ván khuôn theo đúng

cách thức bóc tiên lượng dự toán của kỹ sư Việt Nam. Kết quả bóc tách được xuất sang phần mềm Escon.

6. Ví dụ áp dụng

Bước 1:Khai báo tầng

- Trước tiên vào thực đơn Mặt bằng kết cấu -> chọn Khai báo tầng hoặc nhấn vào biểu

tượng trên thanh công cụ:

-> Trên hộp thoại Khai báo tầng chúng ta thấy chương trình mặc định tạo ra 1 mặt

bằng kết cấu ở cao độ 3300. Có thể chỉnh sửa cao độ tầng dưới cùng này bằng cách

chọn nó trên danh sách, sửa con số cao độ tầng rồi bấm nút Sửa cao độ để thực hiện

việc thay lại dữ liệu. Người dùng cũng có thể thêm các tầng ở các cao độ khác nữa

bằng cách bấm nút Thêm tầng ĐH (điển hình). Tương tự, có thể xóa tầng điển hình bằng nút Xóa tầng ĐH.

Ví dụ: Tạo 1 tầng điển hình ở cao độ 3300, sau khi hoàn chỉnh 1 tầng, sẽ Sao chép tầng lên các cao độ khác rồi chỉnh sửa chúng cho phù hợp với kết cấu. Bấm nút Đồng ý để kết thúc việc khai

39

Bước 2: Xây dựng hệ trục dầm trên mặt bằng kết cấu

- Vào thực đơn Mặt bằng kết cấu -> chọn Thư viện hệ trục hoặc nhấn vào biểu tượng

trên thanh công cụ:

-> Chương trình sẽ hiện ra thông báo hỏi người dùng có chắc chắn muốn xoá hệ trục cũ để xây dựng lại hệ trục mới bằng thư viện hay không. Bấm Yes để chấp nhận việc xây

dựng lại hệ trục.

-> Trên cửa sổ Khai báo hệ trục, người dùng thêm các trục theo 2 phương X và Y. Với

Hệ trục theo phương X người dùng nhập Khoảng cách dựa trên vào các kích thước đã

cho sẵn trong cột dọc hoặc nhập trực tiếp vào ô, nhập tên trục -> Nhấn vào nút Thêm để thêm trục vào bảng, nút Sửa để sửa các trục đã nhập và nút Xóa để xóa trục. Làm tương tự để nhập Hệ trục theo phương Y.

Ví dụ: Nhập hệ trục toạn độ sau:

Trục X 3900 1600 1400 2800 1400 900 Trục Y 1200 3600 1600 2900 700

-> Kết quả được hệ trục như hình dưới đây:

-> Sau khi đã tao được hệ trục, người dùng thực hiện nhận dạng hệ trục. Vào thực đơn

Mặt bằng kết cấu -> Nhận dạng trục dầm -> Sau đó, dùng chuột lựa chọn toàn bộ hệ trục vừa tạo xong -> Nhấn phím chuột phải. Chương trình sẽ nhận dạng hệ trục và cho

41

-> Tiếp theo người sử dụng dùng các chức năng trong thực đơn Mặt bằng kết cấu ->

Sao chép trục, Dịch chuyển trục, Xoá trục:

+ Sao chép trục: Lựa chọn sao chép trục, chương trình sẽ hiện ra cửa sổ sau:

-> Người dùng nhấn vào Chọn đối tượng trục dầm -> Trên màn hình đồ họa, người dùng lựa chọn trục muốn sao chép (nên sao chép cho từng phương riêng biệt) -> Nhấn phím chuột phải để trở lại hộp thoại Sao chép/dịch chuyển trục -> Nhập khoảng cách sao chép theo từng phương (khoảng cách sao chép phân biệt âm/dương) -> Số lần thực hiện sao chép (hay số trục sẽ sao chép ra) -> Nhấn Đồng ý.

+ Dịch chuyển trục: Được thực hiện tương tự chức năng Sao chép trục.

+ Xóa trục: Người dùng lựa chọn Xóa trục -> Trên màm hình đồ họa lựa chọn các

đoạn trục muốn xóa -> Nhấn phím chuột phải để thực hiện việc xóa.

Bước 3: Khai báo tiết diện dầm trên mặt bằng kết cấu

- Chọn thực đơn Mặt bằng kết cấu -> Khai báo tiết diện dầm/vách:

-> Nếu người dùng lựa chọn khai báo tiết diện dầm thì tích vào , nhập

các thông số tiết diện và định vị dầm (chiều rộng b, chiều cao h, lệch TKT b1, căn mặt

dầm dy, h1, a1, h2, a2), người dùng có thể xem hình minh họa các thông số ở bên ->

Nhấn nút Gán giá trị -> Lựa chọn các dầm cần gán giá trị -> Nhấn phím chuột phải

(việc gấn dầm được thực hiện tương tự như phần Dầm). Dưới đây là bản vẽ sau khi gán tiết diện dầm.

43

Bước 4: Khai báo tiết diện cột trên mặt bằng kết cấu

- Chọn thực đơn Mặt bằng kết cấu -> Khai báo tiết diện cột:

-> Trên cửa sổ Tiết diện cột người dùng khai báo tên cột, lựa chọn loại tiết diện (chữ

nhật, tròn), các kích thước cột (B, H), độ lệch trục (b1, h1), góc xoay cột. Đối với tên cột người dùng có thể đặt tên cho cột hoặc để mặc định chương trình tự động đánh tên.

Sau khi khai báo đầy đủ các thông số, bấm nút Gán giá trị -> Trên màn hình đồ họa,

người dùng lựa chọn các vị trí có cột (vị trí nút giao trục), chú ý dùng cách lựa chọn

theo cửa sổ bao (từ trai qua phải), các cột giống nhau có thể lựa chọn trong cùng một lần -> Sau khi chọn xong nhấn phím chuột phải, tiếp tục làm với các cột còn lại.

Ví dụ: Các tiết diện cột được lần lượt sẽ là C1:220x300; C2:220x220. Chương trình sẽ cho kết

Bước 5: Căn chỉnh dầm

- Đối với một số trường hợp dầm không căn đúng tim trục đòi hỏi phải cho phép dịch

chuyển vị trí tương đối của dầm so với trục của nó, bạn sử dụng chức năng Căn

chỉnh tiết diện dầm. Chọn thực đơn Mặt bằng kết cấu ->Căn chỉnh tiết diện dầm ( )

-> Sau đó chọn các đoạn dầm cần căn chỉnh lại độ lệch trục và nhấn phím chuột phải - > Người dùng nhấn chuột trái về phía dầm muốn căn chỉnh -> Chương trình sẽ hiện

ra thông báo yêu cầu nhập khoảng lệch trục muốn căn chỉnh (mm) -> Nhấn Đồng ý.

Cách thức thực hiện được mô tả theo hình dưới đây:

Bước 6: Căn chỉnh cột theo dầm

- Trong một số trường hợp, để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ của kiến trúc đòi hỏi phải đẩy

cột vào cho căn bằng cạnh dầm. Vì vậy, chúng ta sử dụng chức năng Căn chỉnh cột

theo dầm, chọn thực đơn Mặt bằng kết cấu -> Căn chỉnh tiết diện cột theo dầm ( )

-> Trên màn hình đồ họa chọn các cột cần căn chỉnh, bấm chuột phải để kết thúc việc

chọn cột -> Chương trình sẽ hỏi Chọn dầm chuẩn bạn muốn căn chỉnh các cột theo,

45

Chọn phía bạn muốn căn chỉnh cột, hãy chọn một phía để chương trình thực hiện

căn chỉnh. Cách thức thực hiện được mô tả theo hình dưới đây:

-> Sau khi thực hiện việc căn chỉnh cho dầm và cột, chương trình cho bản vẽ như dưới đây:

Bước 7: Khai báo diện tích thép dầm/cột

- Người dùng khai báo diện tích thép dầm tại các mặt cắt và diện tích thép cột, chương

trình tự động bố trí thép cho dầm và cột. Chọn thực đơn Mặt bằng kết cấu -> Sửa diện

tích thép dầm/cột hoặc nhấn vào biểu tượng trên thanh công cụ -> Chương trình

sẽ hiện cửa sổ Khai báo diện tích thép mặt cắt dầm -> Trên màn hình đồ họa người

dùng nhấn chuột trái vào các con số diện tích thép trên các dầm (chú ý có thể phóng to vào gần vị trí dầm đó để việc lựa chọn được chính xác) -> Chương trình sẽ hiện ra thông báo yêu cầu nhập diện tích thép cho mặt cắt dầm vừa kích chuột:

-> Với thép cột, người dùng có thể nhập diện tích thép bằng cách kích vào biểu tượng như hình dưới đây. Với các diện tích thép đã nhập, người dùng có thể bấm lại vào con số diện tích thép đó để tiến hành nhập lại.

Bước 8: Khai báo chiều dày sàn, lỗ thủng

- Mặc định của chương trình mỗi khi tạo một mặt bằng kết cấu mới, chương trình sẽ coi các ô sàn đều có chiều dày là 10cm và cao độ ô sàn bằng với cao độ mặt bàng kết cấu. Để thay đổi các giá trị mặc định này hoặc cần khai báo lỗ thủng (vị trí cầu thang, ô kỹ

thuật…), người dùng vào thực đơn Mặt bằng kết cấu -> Chiều dày sàn:

-> Chương trình hiện cửa sổ Chiều dày ô sàn -> Nhập giá trị chiều dày sàn (a) và căn

mặt sàn (dy) nếu có sự thay đổi về cốt cao độ sàn (nếu ô sàn thấp xuống người nhập số

có giá trị âm). Để gán giá trị cho nhiều ô sàn một lúc thì bạn chọn

, để gán giá trị cho từng ô đơn lẻ thì bạn chọn

-> Sau đó bấn nút Gán giá trị -> Trên màn hình đồ họa chính rồi lựa chọn các ô sàn cần

thay đổi giá trị chiều dày sàn -> Nhấn phím chuột phải để thực hiện việc gán. Chú ý đối với các vị trí lỗ thủng người dùng lựa chọn theo rồi bấm nút Lỗ

thủng -> Trên mặt bằng kết cấu chọn một điểm nằm trong ô sàn thủng -> Nhấn phím

47

Bước 9: Thiết lập dầm chính dầm phụ

- Khi chưa tiến hành việc thiết lập lại chế độ dầm chính dầm phụ, chương trình sẽ mặc định tiến hành việc xác định các dầm có tiết diện bé hơn sẽ là dầm phụ khi hai dầm

giao nhau. Nếu người dùng muốn thiết lập lại dầm chính dầm phụ, vào thực đơn Mặt

bằng kết cấu -> Hoán chuyển dầm chính – dầm phụ -> Sau đó bấm chọn trục dầm cần

khai báo lại -> Chương trình sẽ hiện ra cửa sổ Chỉnh sửa nhịp dầm:

-> Như hình trên, người dùng bấm nút Chuyển từ dầm chính thành dầm phụ hoặc

chuyển chuột đến gần vị trí trục cần hoán chuyển có hiện lệ đường trục mầu đỏ, bấm

chuột trái để tiến hành việc hoán chuyển -> Nhấn Kết thúc.

Bước 10:Sao chép mặt bằng kết cấu

- Với các bước ở trên, đã tạo được mặt bằng kết cấu và bố trí thép ở cao độ 3300, để tạo được mặt bằng kết cấu ở các cao độ khác, người dùng cần sao chép lên các tầng ở các cao độ khác -> Sau đó tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp với mặt bằng kết cấu đó.

Người dùng vào lại thực đơn Mặt bằng kết cấu -> Khai báo tầng -> Trong cửa sổ Khai

báo tầng, người dùng chọn tầng ở cao độ 3300, sau đó gõ cao độ tầng mới ở ô Cao độ tầng rồi bấm nút Sao chép tầng. Thực hiện lại các bước cho đến khi có đủ các mặt

bằng kết cấu các tầng.

Chu ý: Người dùng muốn chuyển đến để làm việc trên mặt bằng kết cấu nào, thì trong cửa sổ này, người dùng chọn tầng đó trong danh sách -> bấm nút Đồng ý, chương trình sẽ chuyển

qua làm việc với mặt bằng kết cấu ở cao độ đó.

Bước 11:Nhóm dầm, thay đổi hiển thị tên dầm

- Chức năng này giúp người dùng có thể đặt lại tên dầm theo ý muốn. Vào thực đơn

Mặt bằng kết cấu -> Nhóm dầm -> Người dùng đặt lại tên các dầm ở cột Tên nhóm

dầm. Với nhóm dầm khung phần thân (DK-…), nhóm dầm khung phần móng (DM-…),

nhóm dầm phụ phần thân (D-…), nhóm dầm phụ phần móng (G-…). Người dùng có

thể chọn Hiển thị tên dầm trên MBKC theo tên nhóm hoặc nhấn vào nút Đánh lại tên

để đánh lại tên cho dầm theo những ký hiệu vừa nhập -> Lựa chọn xong tên cho dầm

bấm nút Đồng ý.

-> Từ các bước trên người dùng đã xây dựng xong các mặt bằng kết cấu cho một công trình, bao gồm cả việc vẽ các chi tiết, mặt cắt cho các dầm và cột, người dùng có thể

thực hiện việc nhận dạng dầm từ mặt bằng kết cấu (Vào thực đơn Mặt bằng kết cấu ->

Nhận dạng dầm từ mặt bằng kết cấu), nhận dạng cột từ mặt bằng kết cấu (Vào thực đơn Mặt bằng kết cấu -> Nhận dạng cột từ mặt bằng kết cấu) -> Khi đó chương trình xuất

hiện thêm thực đơn Chuyển kết cấu, đây là thực đơn hết sức quan trọng, nó cho phép người dùng chuyển qua lại giữa việc xem mặt bằng kết cấu và các chi tiết dầm, cột:

49 - Người dung vào thực đơn Chuyển kết cấu -> chọn Dầm:

-> Chương trình sẽ tự động hỏi lại người dùng các thông số thiết kế dầm, nếu giữ nguyên thép đã nhập cho từng dầm thì nhấn nút Hủy bỏ hoặc người dùng có thể chọn

lại các thông số thiết kế tại đây rồi nhấn nút Đồng ý -> Chương trình sẽ hỏi người dùng

có muốn áp dụng các thông số này cho tất cả các dầm hay không, nếu chấn nhập áp

dụng nhấn vào Đồng ý, nếu không người dùng Hủy bỏ -> Chương trình sẽ yêu cầu

đánh lại số hiệu thép cho dầm, người dùng nhập số hiệu thép và số hiệu mặt cắt bắt

- Người dung vào thực đơn Chuyển kết cấu -> chọn Cột:

-> Chương trình sẽ tự động hỏi lại người dùng các Thông số thiết kế cột, người dùng

lựa chọn lại các thông số thiết kế cột -> nhấn nút Đồng ý, chương trình sẽ cho kết quả là

bảng vẽ triển khai thép cột và các mặt cắt cột:

Một phần của tài liệu rdCAD Hướng dẫn sử dụng (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)