PHẦN 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẼ MÓNG CỌC

Một phần của tài liệu rdCAD Hướng dẫn sử dụng (Trang 30 - 37)

- Để bắt đầu với cấu kiện móng cọc, người dùng có thể thực hiện theo 2 cách.

Cách 1: Mở RDCAD -> Chọn Tạo cấu kiện mới -> Chọn Móng cọc -> Nhấn nút Đồng ý.

Cách 2: Vào thực đơn Tệp tin -> Chọn Tạo

mới -> Chọn Móng cọc -> Nhấn nút Đồng ý.

- Khi đó, thực đơn Móng cọc được kích hoạt.

Toàn bộ những chức năng liên quan đến vẽ móng đơn sẽ nằm trong thực đơn này.

RDCAD đã tổ chức giao diện theo cách

thuận tiện và dễ sử dụng. Nếu là người mới

sử dụng RDCAD nên sử dụng thực đơn

này theo đúng trình tự từ trên xuống dưới.

2. Giới thiệu về các menu trong phần móng cọc

Khai báo cọc đóng/cọc ép: Khai báo số lượng cọc, kích

thước cọc, chiều dài các đoạn cọc, các chi tiết cấu tạo thép cọc.

Khai báo và vẽ cọc nhồi: Khai báo thông số về kích

thước, chiều dài cọc, các thông số đài.

Khai báo đài cọc: Bố trí cọc trên đài, khai báo các kích

thước đài cọc.

Nhập thép đài cọc: Khai báo các lưới thép trên đài cọc,

các thanh thép gia cường…

Tiết diện cột: Khai báo các tiết diện cột nằm trên từng đài

cọc.

Vẽ lại toàn bộ đài và cọc: Vẽ lại toàn bộ các đài cọc và chi

tiết cọc, thống kê cốt thép đài và cọc.

3. Ví dụ áp dụng

Bước 1:Khai báo dữ liệu cọc

Khai báo dữ liệu cọc đóng hoặc cọc ép

- Vào thực đơn Móng cọc -> Khai báo cọc đóng/cọc ép hoặc vào biểu tượng trên

31

-> Trên hộp thoại Khai báo cọc, người dùng khai báo các thông số sau:

- Số lượng cọc.

- Kích thước cọc: Chiều dài cọc (chương trình sẽ tự tính toán dựa trên số đoạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cọc), kích thước cọc theo phương X (B), theo phương Y (H).

- Bê tông cấu cạo cọc: Mác bê tông cọc, nhóm cốt thép cọc, chiều dày lớp bảo vệ.

- Thông số nối cọc: Chiều dài nối cọc, chiều dài mũi cọc, chiều dài bít thép, chiều

dài đầu thừa.

- Thông số thép: Số thanh thép và đường kích thép dọc chịu lực, đường kích cốt

đai.

- Bản thép nối cọc: Chiều dày, chiều rộng, chiều cao bản thép.

- Móc cẩu: Đường kính thép móc cẩu.

- Thép mũ cọc: Đường kính chiều dài thép mũ cọc.

- Lưới thép đầu cọc: Đường kính lưới thép đầu cọc.

-> Sau khi đã nhập xong các thông số cho cọc, người dùng nhấn nút Thêm đoạn để

thêm vào danh sách các đoạn cọc mới vào bảng. Các đoạn cọc mới thêm vào mặc định sẽ có chiều dài là 5m, người dùng có thể sửa lại chiều dài các đoạn cọc này trực tiếp

trọng bảng, qua đó chương trình sẽ tính chiều dài của toàn bộ cọc, bấm Xóa đoạn để

xóa các đoạn cọc đã nhập.

-> Nhập xong các đoạn cọc bấm nút Đồng ý để kết thúc việc khai báo dữ liệu cọc,

Khai báo dữ liệu cọc nhồi

- Vào thực đơn Móng cọc -> Khai báo và vẽ cọc nhồi. Hộp thoại Số liệu cọc khoan

nhồi sẽ hiện ra như hình sau:

- Lớp địa chất: Nhập thông số về đại chất gồm cốt san nền, các lớp đại chất của

móng cọc (chiều dày lớp đất, tên lớp đất lựa chọn trong bảng), người dùng thêm lớp

đất bằng cách nhấn vào Thêm lớp đất và nhấn vào Xóa lớp đất để xóa các lớp đã

nhập.

- Thông số cọc: Đường kính cọc, lớp bảo vệ cọc.

- Đài cọc: Chiều sâu đáy móng, chiều cao đài cọc, chiều cao cọc đập, chiều sâu cọc

ngàm.

-> Người dùng nhấn vào Thêm đoạn để thêm các đoạn cọc, từ đó chương trình sẽ

tính tổng chiều dài cọc, nhấn vào Xóa đoạn để xóa các đoạn cọc đã nhập.

33

Bước 2: Khai báo các đài cọc

- Vào thực đơn Móng cọc -> Khai báo đài cọc hoặc vào biểu tượng trên thanh công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cụ. Hộp thoại Đài cọc sẽ hiện ra như hình sau:

-> Trên cửa sổ Đài cọc, người dùng khai báo các thông số sau:

- Tên đài: Người dùng đặt tên cho đài hoặc có thể để mặc định của chương trình.

- Số lượng: Số lượng đài có cùng tên (đài giống nhau).

- Cốt đáy móng: Là cốt đáy đài tính từ cốt 0,00 ( Dưới cốt 0,00 mang giá trị âm).

- Mác BT: Mác bê tông đài.

- Thép: Loại thép chịu lực cho đài.

- H chôn cọc: Chiều cao cọc ngập trong đài.

- Chiều dài râu cọc: Chiều dài neo thép vào đài.

- Đường kính thép: Đường kính thép theo hai phương X và Y.

- Khoảng cách thép: Khoảng cách thép theo hai phương X và Y.

- Khoảng cách cọc (d): Khoảng cách các cọc là bao nhiêu d (3d, ,4d, 5d…).

- Khoảng cách đến mép (d): Khoảng cách từ tâm cọc ngoài cùng đến mép đài là bao

nhiêu d.

- Số cọc trong đài: Đay là thông số hết sức quan trọng, từ số lượng cọc chương trình

sẽ tự động tính toán chiều cao đài, kích thước đài theo hai phương X và Y, độ lệch trục Ex và Ey. Các thông số này do chương trình tự tính toán nhưng người dùng vẫn có thể thay đổi các thông số này theo ý muốn.

- Hướng bố trí: Hướng bố trí cọc theo phương X hoặc phương Y.

-> Sau khi khai báo đầy đủ các thông số đài, người dùng bấm nút Thêm đài để thêm đài vào bảng, bấm nút Sửa đài để sửa thông số các đài đã nhập và bấm Xóa đài để xóa

đài đã nhập.

Ví dụ: Trong ví dụ trên đã nhập đài DC-1: số cọc 5, cốt đáy móng -2.45m, cốt san nền -0.45m,

chiều cao đài 1.5m, chiều sâu chôn cọc vào đài 100mm.

Bước 3: Khai báo thép đài cọc

- Vào thực đơn Móng cọc -> Nhập thép. Hộp thoại Đài cọc sẽ hiện ra như hình sau:

-> Trên cửa sổ Thép đài cọc, người dùng nhập thông số thép đài cọc, muốn nhập thép

cho đài nào thì lựa chọn đài đó trong bảng:

- Thép dưới: Thép dưới của đài đã khai báo ở bước trước, nhưng ở đây người dùng

35 - Thép trên: Nếu đài có sử dụng thép trên, người dùng tích vào , nhaaph đường kính thép và khoảng cách thép theo hai phương X, Y.

- Thép gia cường sườn: Nhập đường kính và khoảng cách thép.

- Thép chống: nhập đường kính và khoảng cách thép.

-> Sau khi đã chọn xong thép cho đài người dùng nhấn vào nút Sửa thép đài -> Nhấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nút Đồng ý. Các thông số bạn nhập sẽ theo như hình dưới đây.

Bước 4: Khai báo cột trên đài cọc

- Vào thực đơn Móng cọc -> Tiết diện cột ->

Chương trình sẽ xuất hiện một thực đơn con chứa danh sách các đài cọc đã tạo ở bước trước (Ví dụ này là đài cọc DC-2) -> Trong danh sách con người dùng lựa chọn đài muốn nhập tiết diên cột ->

Chương trình sẽ hiện ra hộp thoại Nhập số

liệu chân cột cho đài cọc [Tên đài], người

dùng nhập tiết diện chân cột cho đài tượng

tự như Phần cột hoặc Phần nhập tiết diện chân cột của Móng đơn:

Bước 5: Vẽ và thống kê cốt thép cho các cọc và đài cọc

- Vào thực đơn Móng cọc -> Vẽ lại toàn bộ đài và cọc hoặc vào biểu tượng trên thanh công cụ. Chương trình sẽ hiện ra hộp thoại yêu cầu người dùng lựa chọn thông số hiển

-> Sau khi lựa chọn xong các thông số người dùng nhấn nút Đồng ý, chương trình sẽ

cho kết quả bản vẽ như sau:

Chú ý: Trong quá trình vẽ nếu người dùng muốn lựa chọn lại cách bố trí cọc khác thì vào thực đơn Móng cọc -> Bố trí cọc -> Lựa chọn móng muốn bố trí lại trong danh sách con -> Chương trình sẽ hiện ra hộp thoại Tọa độ cọc trong đài, người dùng lựa chọn lại số lượng cọc,

khoảng cách các cọc và hướng bố trí hoặc thay đổi trực tiếp tọa độ cọc trong bảng tọa độ (với gốc tọa độ là tâm đài):

Bước 6: Kết xuất bản vẽ ra tệp tin *.DWG

- Chọn thực đơn Tệp tin -> Xuất kết quả ra tệp tin AutoCAD -> Sau đó chọn thư mục

37

PHẦN 6: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẼ MẶT BẰNG KẾT CẤU - SÀN

Một phần của tài liệu rdCAD Hướng dẫn sử dụng (Trang 30 - 37)