II. Sự nghiệp văn học:
2, Phong cách nghệ thuật:
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ Nguyễn Tuân
---Nguyễn Tuân--- I. Tìm hiểu chung: 1, Xuất xứ: - Rút từ tập tuỳ bút “ Sông Đà”(60) - Về tuỳ bút Sông Đà
+ Đây là kết quả của nhiều dịp NT đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt là chuyến đi thực tế( 1958)
+ Sông Đà có 15 tuỳ bút và một bài thơ phác thảo
+ hai ND “ Sông Đà”: * Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của đất nước * Vẻ đẹp của con người Tây Bắc
- Về tuỳ bút: “ Người lái đò Sông Đà”
+ Trong tập Sông Đà, bài này được in ở cuối sách và lúc đầu có tên là “Sông Đà” + “Tuyển tập NT” (1982), tác giả đã đổi tên thành “người lái đò Sông Đà”
2, Chủ đề:
- Ca ngợi Sông Đà , núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm rất tài tử, tài hoa
II. Phân tích:
1, Nhân vật Sông Đà: a, Tính cách hung bạo:
- Hung bạo: những đoạn sông không bằng phẳng, nguy hiểm - Sự thể hiện tính cách hung bạo:
+ Đó là hàng loạt con thác 73 con thác có tên
trong đó có những con thác độc dữ và nguy hiểm giống như kẻ thù số một
+ Có những đoạn rất huyền bí , hoang sơ DC: “ Hùng vĩ của sông đà....”
ở quãng này, lòng sông đà hẹp đến mức đứng bên này bờ có thể nhẹ tay ném hòn đá sang bờ bên kia
Ngồi trong khoang đò đang mùa hè mà vẫn thấy lạnh... + Có những quãng sông có những cái hút nước
ghềnh tiếng át loang dài hàng cây số
+có những cái hút nước giống như giếng bê tông
+ Tiếng thác nước: lúc nào cũng gầm réo như oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo
có lúc nó lại giống như 1000 con trâu mộng
+ Đá trên sông: Hòn chìm, hòn nổi, cả một chân trời đá. đá mai phục, đá “ bày thạch trận” trên sông
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả những nét hung bạo của Sông Đà, nhà văn dùng nghệ thuật trạm khắc, vừa so sánh, liên tưởng tới những cảnh thiên nhiên lớn lao đến những cảnh gần gũi, từ nét tĩnh sang nét động , từ vật vô tri biến thành vóc dángcủa con người có tâm địa
+ Mục đích: muốn nhấn mạnh những thử thách ghê gớm của thiên nhiên đối với con người. Qua đó, khẳng định vừa là sức mạnh, vừa là tài hoacủa con người b, Tính cách trữ tình:
- Trữ tình: là ở những quãng sông yên tĩnh, thơ mộng
- NT đã thay đổi bút pháp: ông không tả mà kể theo lời kể của người khác hoặc theo tưởng tượng của chính mình mà ông viết theo cảm xúc tức thời trong tư thế
NT phát hiện ra màu sắc rất tinh tế của dòng sông: mùa xuân, Sông Đà có màu xanh ngọc bích
mùa thu là màu đỏ => Bút pháp so sánh
* chưa bao giờ có màu đen
-> Nét đẹp thứ nhất của Sông Đà: mĩ nhân
- Lần khác, nhà văn bám gót anh liên lạc xuống một cái dốc núi
+ Nhìn mặt nước loang loáng trên sông đà, nhà văn phát hiện ra màu nắng tháng 3 đang thì “ Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
+ Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn trên sông -> nhà văn thấy Sông Đà: cố nhân
- Lần khác nữa, NT “ đi thuyền trên sông đà”
+ Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp “lặng tờ ” của Sông Đà + NT có ước mơ: “ Thèm được giật mình...”
-> Vẻ đẹp của Sông Đà: tình nhân c, Kết luận:
- Bằng nhiều góc độ nhiều điểm nhìn khác nhau, NT đã khám phá ra gần như trọn vẹn tất cả những nét hùng vĩ, vừa hung bạo, vừa trữ tình của Sông Đà
Chính trên cái nền sinh động đó, tác giả nhằm khắc hoạ hình ảnh con người, người nghệ sĩ lái đò trên Sông Đà
2, Hình ảnh người lái đò Sông Đà: a, vài nét về chân dung nhân vật:
- Tuổi gần 70, có những nét ngoại hình và một số nét tố chất rất đặc biệt: + Tay: lêu ngêu như cây sào
+ Chân: khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy cuống lái + giọng: ào ào như tiếng nước mặt ghềnh
+ mắt( nhãn giới): vòi vọi
+ ngực và vai có những vết chai to như củ nâu-> NT gọi đó là huân chương lao động siêu hạng
-> Những đặc điểm trêncủa người lái đò được tạo nên bởi nét đặc thù của môi trường lao động sông nước
- Người lái đò sông đà là người tài trí, có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ: + hiểu tường tận tính nết của dòng sông
+ nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở
-> Ông chỉ huy những cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan. Biết nhìn những thử thách đã quabằng cái nhìn khiêm tốn, ông rất mực dũng cảm trong chuyến vượt thác nguy hiểm
b, Cuộc chiến đấu của người lái đò: * Trải qua 3 chặng:
- Trùng vi 1:
+ Sóng nước, đá sông hò la vang dậy và bẻ gẫy cán chèo
+ Ông đò nén đau, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái vẫn chỉ huy con thuyền vượt thác
- Trùng vi thứ 2:
+ Tăng thêm cửa tử, cửa sinh, bố chí lệch sang bờ hữu ngạn
+ Ông đò: ông như chỉ huy dày dạn nắm chắc binh pháp thần sông, thần đá. Nên ông “ cưỡi lên thác sông Đà, cưỡi đến cùng như cưỡi Hổ, ghì lái phóng nhanh vào cửa sinh....”
- Trùng vi thứ 3:
+ ít cửa hơn, trái phải đều là luồng chết, cửa sóng giữa con thác
+ Ông phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa “ vút, vút...thế là hết thác” - NT chơi động từ
+ động từ diễn tả cơn cuồng phong của Sông Đà + động từ hợp sức tạo thế cưỡi hổ của ông đò -> 300 động từ
c, Sơ kết:
- Dưới ngòi bút tài hoa của NT “ người lái đò Sông Đà” trong trận chiến đấu leo ghềnh vượt thác hiện lên hiên ngang đẹp đẽ như một thiên tài vừa phi thường vừa bình thường, khiêm tốn. Đấy là con người lao động, làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên trong lòng cháy bỏng một khát vọng chinh phục chế ngự thiên nhiên - miêu tả cực tả cuộc vượt thác, NT đã tung ra một đội quân ngôn ngữ vô cùng
phong phú cùng đội quân kiến thức vô cùng uyên bác trong nhiều lĩnh vực: thể thao, lịch sử...Từ ngữ câu văn biến ảo, tài hoa, phù hợp với sự biến ảo của Sông Đà
III. Tổng kết:
1.Tùy bút xây dựng hình ảnh sông Đà, người lái đò một cách toàn diện, sinh động, thể hiện tài năng, tình cảm của Nguyễn Tuân với đất nước, con người Việt Nam.
Rừng xà nu
- Nguyễn Trung Thành I. Tìm hiểu chung:
1, Tác giả:
- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Báu; bút danh: Nguyên Ngọc - Sinh 5/ 9/ 1932: quê Thăng Bình- Quảng Nam
- 1950: Ông ra nhập quân đội; 1954: tập kết ra Bắc; 1962 : trở vào Nam
- Ông là nhà văn quân đội, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ chủ yếu ở Tây Nguyên và liên khu 5
Ông gắn bó với con người và mảnh đất nơi này
- Các TP chính: “ Đất nước đứng lên”(1955); “Mạch nước ngầm”(1960); “ Rừng xà nu”(1965); “ Trên quê hương anh hùng Điện Ngọc”(1969)
2, Xuất xứ:
- Viết vào mùa hè năm 1965: Đế quốc Mĩ ồ ạt đổ quân vào Miền Nam nước ta - TP được in lần đầu trong cuốn tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng”( số 2- 1965) - Năm 1965: được in lại trong tập truyện kí “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” của Nguyễn Trung Thành
3, Tóm tắt cốt truyện:
Có hai câu chuyện đan cài vào nhau. - Cuộc chiến đấu của dân làng XôMan - Chuyện đời riêng của Tnú
4, Chủ đề:
- Thông qua câu chuyện về cuộc đời Tnú, TP ca ngợi sức sống, tinh thần đấu tranh quật cường của dân làng XôMan nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung trong đấu tranh chống Mĩ xâm Lược.
II. Phân tích:
1, Truyện xây dựng hệ thống nhân vật thể hiện sự tiếp nối của các thế hệ
CM làng XôMan cũng là của đồng bào Tây Nguyên: Cụ Mết, Tnú, Dít, Mai, Heng... Heng...
a, Nhân vật cụ Mết:
- Là một giag làng, cao niên, quắc thước khoẻ mạnh
Chi tiết: + 60 tuổi, tiếng nói vang trong lồng ngực, giọng ồ ồ
+ Ngực căng như một cây xà nu lớn, mắt sáng xếch ngược, râu dài; hai bàn tay chắc nịch
- Là người trầm tính, kín đáo, uy nghi đĩnh đạc
Chi tiết: + các nhận xét của cụ được bày tỏ một cách thận trọng có mức độ. Trước khi đánh giá bao giờ cụ cũngquan sát kĩ đối tượng, nhìn từ đầu đến chẩnồi mới nhận xét. Những khi vừa ý nhất cụ cũng chỉ nói “Được
+ Phong thái uy nghi, tiếng nói trầm trầm. Mỗi khi cụ nói thì tất cả im lặng lắng nghe, trẻ con nhìn chăm chú như nuốt lấy từng lời.
- Là người giàu lòng yêu thương với dân làng, quê hương: Chi tiết:+ Nhường muối cho người đau
+ Giữ Tnú ở nhà mình và đãi Tnú những món ăn ngon của làng quê. + Cụ tự hào về làng quê “ Gạo strá....”
+ Cụ có ý thức truyền lại cho con cháu nhớ câu chuyện của Tnú hay truyền thống đấu tranh của dân làng XôMan
- Cụ tin tưởng ở CM:
+ Tổ chức nuôi dấu cán bộ trong 5 năm không có một người cán bộ nào bị bắt + Cụ dạy cho dân làng XôMan “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn” => KL: cụ Mết là tập hợp tiêu biểu cho truyền thống lịch sử cha ông, là gạch nối giữa Đảng, CM và dân XôMan. Cụ chính là cây Xànu lớn nhất của rừng Xànu.
b, Nhân vật Tnú:
* Là nhân vật tiêu biểu cho: số phận; con đường đến với CM > của dân làng XôMan trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Là người gan góc, táo bạo, trung thực
Chi tiết:+ Lúc nhỏ Tnú vào rừng cùng Mai để tiếp tế cho cán bộ + Đi đưa thư
+ học chữ chậm-> lấy đá đập đầu...
+ Bị bắt, bị tra tấn-> nhưng Tnú cắn răng chịu đựng
+ Sau khi thoát khỏi tù ngục-> Tnú vẫn tiếp tục con đường CM
+ Bi kịch: * Mồ côi
Vợ con bị kẻ thù giết dã man
Bản thân chịu nhiều đau thương: bắt, đánh đập, tra tấn, bị đốt 10 ngón tay + Tnú vượt lên bi kịch;
Từ nhỏ anh đã chọn cho mình con đường sống đúng đắn: Theo cụ Mết, theo dân làng đi nuôi cán bộ.
Mất vợ, con, người thân nhưng Tnú không gục ngã mà ngược lại anh đứng vững rồi bản thân vượt lên nỗi đau cá nhân-> anh gia nhập quân đội, anh giết chết tên chỉ huy trong hầm cố thủ của hắn
-> Thổi bùng lên ngọn lửa căm hờncủa dân làng XôMan, của đồng bào Tây Nguyên - là người giàu tình, nặng nghĩa
+ hết lòng yêu thương vợ con
Khi Mai sinh con,Tnú không đi chợ mua vải cho Mai may địu thì Tnú lấy ngay taams chăn của mình để Mai làm địu
Lúc chứng kiến vợ con bị kẻ thù đánh đập: đau thương, căm giận-> anh lao vào bọn giặc
* Câu chuyện tình yêu của Tnú Và Mai đã góp phần làm đẹp thêm phẩm chất tốt đẹp của nhân vật
- Lúc đầu là tình bạn khi còn là thơ ấu: tình bạn thơ mộng: cùng học cùng chịu đựng, cùng nuôi dấu cán bộ, họ lớn lên cùng với sự lớn lên của dân làng XôMan.
- Tình yêu ở tuổi trưởng thành: thắm thiết người tình, sự cảm thụ lẫn nhau
Dẫn chứng: Khi Tnú vượt ngục, Mai gặp Tnú và cầm hai bàn tay anh rưng rưng nước mắt
- Mối tình của họ hết sức bi thương bởi quân thù tàn bạo. Tuy nhiên, nó trở thành động lực để Tnú hoàn thành nhiệm vụ mà CM giao
* Ở nhân vật Tnú, hình ảnh bàn tay gây ấn tượng sâu đậm: - Lúc bàn tay còn lành lặn thì đây là bàn tay nghĩa tình:
+ Bàn tay đã dắt Mai lên rẫy trồng tỉa
+ Bàn tay cầm phấn để viết lên bảng, viết những con chữ đầu tiên + Bàn tay cầm công văn để làm liên lạc
+ Hai bàn tay ấy, Mai đã cầm để biện hộ tình yêu của mình
- 10 ngón tay Tnú bị kẻ thù tẩm nhựa Xà nu để đốt cháy-> trở thành 10 ngọn đuốc-> 10 ngón tay ấy đã trở thành chứng tích của lòng căm hận kẻ thù.
- Bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt nhưng Tnú vẫn cầm súng và chính bằng bàn tay ấy anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn địch ngay trong hầm cố thủ của nó.
c.Dít và bé Heng.
- Dít “đôi mắt to bình thản trong suốt” khi thi hành nhiệm vụ của người bí thư …Dít hỏi Tnú = giọng lạnh lùng “đồng chí về có giấy không?” … Khi bị bắt và bị tra tấn thì “… đến viên thứ 10 nó chùi nước mắt im bặt, đôi mắt mở to bỡnh thản lạ lựng” =>Dớt là cụ gỏi gan dạ, yêu cách mạng, nghiêm nghị và giàu tình cảm, luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
-Heng còn nhỏ nhưng đã tham gia đánh giặc. Hình ảnh “súng đeo…..một người lính thực sự” đẹp và có ý nghĩa: Sự chiến đấu của dân làng XM sẽ được tiếp bước & trưởng thành hơn lớp măng non nối tiếp cha anh đánh giặc .
d.Dân làng Xô Man :
Người già trẻ em , trai gái có tên & không tên mừng khi TN về làng ,chăm chú nghe Mết kể chuyện Tnú, đồng lòng căm thù giặc& cùng ý chí chiến đấu bảo vệ làng
bản ,bảo vệ cách mạng Họ yêu nước yêu cách mạng
** Sự xuất hiện của Heng, Dút ,Tnú & cụ Mết là sự nối tiếp hết lớp này đến lớp khác nhiều người con Tây Nguyên anh hùng chiến đấu cho đến thắng lợi hoàn toàn của quê hương đất nước
Họ là những “cây xà nu” mà nếu ngã xuống sẽ có cây con mọc liên tiếp để tạo rừng xà nu n/tiếp tới chân trời .