1999
2.4/ Đáng giá chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân Hàng Công Thương Hoàn
Hoàn Kiếm.
2.4.1/Kết quả đạt được.
Qua việc phân tích thực trạng tín dụng trung dài hạn tại NHCT Hoàn Kiếm ta
thấy nhìn chung công tác tín dụng ngày càng được củng cố và hoàn thiện.
-Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung dài hạn tại
Bảng VIII: Cơ cấu nợ quá hạn trên tổng dư nợ ( trung dài hạn)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Tổng dư nợ Dư nợ quá hạn Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 1999 502.264 5.230,96 1,041% 2000 547.351 4.395,3 0,8% 2001 620.111 2.440,2 0,394%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1999,2000,2001)
Qua bảng VIII cho thấy rằng tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ giảm dần qua từng năm và đạt ở mức rất thấp từ 1,041% năm 1999 xuống còn 0,394% năm 2001 song
song với nó là sự giảm xuống về số tuyệt đối từ 5.230,96 triệu đồng năm 1999 xuống
còn 2.440,2 năm 2001,đây là một điều rất đáng ghi nhận của Chi nhánh trong việc
nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn cùng với việc mở rộng của nguồn vốn huy động trung dài hạn.Điều này cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong
việc thẩm định dự án cũng như thu hồi nợ.
-Tỷ lệ Dư nợ tín dụng trung dài hạn / Tổng vốn trung dài hạn.
Bảng IX: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng dư nợ 502.264 547.351 620.111
Dư nợ trung dài hạn 149.943 152.043 210.463 Tổng nguồn vốn huy động 1.524.967 2.082.533 3.502.015 Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn 32,94% 26,28% 17,7%
Dư nợ trung dài hạn/Nguồn vốn huy động trung dài hạn
33,9% 30,36% 21,5%
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh1999, 2000, 2001)
Thực tế hoạt động tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm cho thấy khả năng cho vay
của Ngân hàng so với khả nang huy động vốn của Ngân hàng là chưa cao.Tỷ lệ Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động chỉ đạt 17,7% trong đó Dư nợ tín dụng trung dài hạn /
Nguồn vốn huy động trung dài hạn là 21,5%.Các số liệu trên cho thấy Ngân hàng chưa
sử dụng hết được số tiền huy động được để cho vay mà sử dụng một phần trong vốn huy động để kinh doanh trên lĩnh vực khác.Hoạt động tín dụng trung dài hạn cũng nằm
trong tình trạng chung đó,dư nợ tín dụng trung dài hạn chỉ đạt 21,5% nguồn vốn huy động cùng kỳ hạn.Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng chưa thực sự cao,nguồn vốn huy động không cho vay hết có sự tác động của một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.Tình trạng giảm phát của nền kinh tế,các doanh nghiệp,cá nhân,tổ chức
thay vì vay vốn để đầu tư sản xuất họ lại đem tiền gửi vào Ngân hàng để lấy lãi vì có
độ an toàn cao hơn nếu bỏ vốn đầu tư.Bên cạnh lý do khách quan của nền kinh tế còn phải kể đến lý do từ chính chiến lược tín dụng của Ngân hàng và tác động tâm lý đối
với cán bộ Ngân hàng.Sau một loạt vụ đổ bể tín dụng trong hệ thống Ngân Hàng Việt Nam,Ngân hàng đã chú trọng hơn tới yếu tố an toàn,hiệu quả của các khoản vay cũng như quy định chặt chẽ về trách nhiệm của cán bộ tín dụng.Mặt khác Ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài,ngân hàng liên doanh,ngân hàng cổ phần.Ngày càng có nhiều Ngân hàng thương mại lớn của thế giới hoạt động
tại Việt Nam,các Ngân hàng này có ưu thế về năng lực tài chính,cơ sở vật chất kỹ
thuật cũng như các điều kiện dễ dãi hơn trong việc cho vay.Từ năm 1999 đã xuất hiện
hiện tượng đồng vốn chạy lòng vòng từ khu vực Ngân hàng nội địa sang các Ngân hàng nước ngoài.Nguyên nhân chính là việc trong khi các Ngân hàng trong nước coi
ngoài luôn sẵn sàng tài trợ cho các dự án khả thi mà không quan tâm đến tài sản thế
chấp ngay cả khi Ngân hàng của họ thiếu nguồn vốn huy động.Kết quả là nguồn vốn
VND chuyển từ Ngân hàng nội địa sang phía Ngân hàng nước ngoài để tài trợ cho các
dự án trong nước.Ngoài ra việc Ngân hàng tham gia vào thị trường liên Ngân hàng để hưởng lãi suất,nhằm mục tiêu an toàn cũng là nguyên nhân làm cho khả năng cho vay ra ngoài đối với nguồn huy động được giảm sút.
-Thu nhập từ hoạt động cho vay trung dài hạn.
Thu nhập hàng năm của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm bao gồm: thu
lãi cho vay,kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý,thu phí dịch vụ Ngân hàng và các khoản thu khác…Tuy nhiên lãi từ hoạt động cho vay vẫn là nguồn thu lớn nhất và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng.Lợi nhuận của Ngân hàng
năm 2001 là 17.430 triệu đồng,giảm so với năm 2000 là 4.300 triệu.Tuy nhiên đây
không phải là một tín hiệu xấu mà như đã nói ởtrước ,trong năm 2001 Ngân hàng thực
hiện phương pháp hạch toán “dự thu dự trả” và phân bổ quỹ dự phòng rủi ro làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Từ việc phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra một số kết quả đạt được cũng như hạn chế của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm về công tác tín dụng trung dài hạn trong những năm qua.
2.4.2/Các thế mạnh trong cho vay trung dài hạn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chính đem lại nguồn thu nhập chủ
yếu cho Ngân hàng.Cùng với sự phát triển toàn diện của Ngân hàng,tín dụng trung dài hạn đã đạt được những bước tiến mới đáng khích lệ.
-Hoạt động tín dụng trung dài hạn ngày càng được mở rộng và đa dạng hoá,dư
nợ vay trung dài hạn tăng cả về khối lượng và tỷ trọng.
Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động,Ngân hàng Công Thương
Hoàn Kiếm đã chú trọng đến đầu tư trung dài hạn.Kết quả là dư nợ trung dài hạn so
với tổng dư nợ từng bước tăng nhanh cả về nội tệ và ngoại tệ,đáp ứng nhu cầu đa dạng
Trong năm 2002,NHCT Hoàn Kiếm phấn đấu tăng dư nợ cho vay trung dài hạn là 380 tỷ trong 1000 tỷ dư nợ.Như vậy mở rộng tín dụng trung dài hạn đã đi đôi
với đa dạng hoá hình thức tín dụng,mở rộng đối tượng cho vay đã tạo điều kiện cho sự
tiếp cận vốn trung dài hạn với doanh nghiệp thuận lợi hơn.
-Hoạt động tín dụng trung dài hạn đã góp phần tích cực vào sự nghiệp Công
nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước nói chung và phát triển kinh doanh NHCT Hoàn Kiếm nói chung.
Vốn tín dụng trung dài hạn đã tập trung vào các dự án mua sắm máy móc
thiết bị,kỹ thuật công nghệ hiện đại,nâng cao năng suất lao động,hạ giá thành sản
phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.Bằng đồng vốn vay
trung dài hạn tại Chi nhánh để trang bị máy móc công nghệ mới,nhiều doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm có mẫu mã đẹp,có chất lượng cao,góp phần cải thiện vị trí sản
xuất nội địa,phát triển kinh tế địa phương,tăng khả năng tiêu thụ,kích thích sản
xuất,tạo việc làm cho người lao động.Trong đó phải kể đến sản tphẩm của ngành bao bì,chiếu sáng,hoá chất,xây dựng,khách sạn,than….
-Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo.
Nếu như từ trước năm 1997,NHCT Hoàn Kiếm gần như chỉ cho vay kinh tế
ngoài quốc doanh,đến nay đã có sự chuyển đổi phần lớn dư nợ ngân hàng là các khách hàng quốc doanh.Khối lượng đầu tư tín dụng trung dài hạn cho Doanh nghiệp nhà
nước vẫn là chủ đạo,nhưng đối tượng đầu tư mở rộng hơn bao gồm các doanh nghiệp
liên doanh,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
-Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế thay đổi đúng hướng góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá-hiện đại hoá,tập trung vào các khách hàng sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Qua một thời gian tìm hiểu từ khi thiết lập với khách hàng,NHCT Hoàn Kiếm đã có đủ thời gian sang lọc ,lựa chọn khách hàng.Mục tiêu lâu dài là sát cánh với
những Tổng công ty 90-91,cùng các đơn vị thành viên,các doanh nghiệp thuộc bộ,địa phương,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,doanh nghiệp liên doanh có tình hình tài chính lành mạnh,hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả,có đặc thù sản xuất hoặc sản
tranh phù hợp với đường lối CNH-HĐH lâu dài.Khối lượng tín dụng trung dài hạn đã tập trung phần lớn để đầu tư cho các TCT 90-91 và các đơn vị thành viên như TCT
Than,Công ty hoá chất mỏ,Công ty Xây dựng Sông Đà,Công ty điện lực….
-Công tác thẩm định,tổ chức quản lý tín dụng trung dài hạn ngày càng hoàn thiện và có chất lượng.
Việc thẩm định dự án từ chỗ không có kinh nghiệm,dần tiến đến áp dụng
những phương pháp hoàn chỉnh cả về phương pháp lẫn thực hành.Các dự án được
NHCT Hoàn Kiếm thẩm định trên đủ phương diện thị trường,kinh tế,xã hội,kỹ
thuật,tài chính.
2.4.3/Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân chủ yếu.
2.4.3.1/Những hạn chế tồn tại.
Quy mô cho vay trung dài hạn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng cũng như việc gợi mở và khai thác nhu cầu đó còn hạn chế.Nhiều dự án trung
dài hạn mới dừng lại ở hợp đồng nguyên tắc chứ chưa thực sự giải ngân được.
Chất lượng tín dụng còn hạn chế.
Xuất phát từ một Ngân hàng chuyên cho vay ngoài quốc doanh,dư nợ trung dài hạn tới năm 1995 mới xuất hiện,với mức dư nợ nhỏ bột phát do nhu cầu khách
hàng.Đội ngũ các bộ tín dụng tuy được đào tạo về thẩm định dự án nhưng chưa thực
sự có nhiều kinh nghiệm và cọ xát thực tế.Điều đó dẫn đến kết quả thẩm định dự án
mang nặng về tính toán thông số mà chưa sâu về phán đoán quá khứ-hiện tại-tương
lai,sẽ không tránh khỏi bộc lộ những dự án mà khả năng thu hồi vốn không đảm bảo như kết quả đề ra,có thể phải giãn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn nợ.
Trình độ thẩm định phương diện phi tài chính còn hạn hẹp.
Đối với những dự án lớn với yêu cầu kỹ thuật cao vượt quá tầm nhìn của
cán bộ tín dụng đòi hỏi có sự tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật.Thực tế cho thấy
nhiều khi bề nổi của một dự án mang tính thử nghiệm, xử lý kỹ thuật các quy mô lớn
dễ dẫn đến tâm lý ngại duyệt cho vay bởi không thể đủ năng lực thẩm định hay đo lường rủi ro.Điều đó không phục vụ cho phát triển những ngành nghề mới,đòi hỏi trình
Mức dư nợ tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa
cao,số lượng dự án cho vay bị nợ quá hạn thu hẹp.Đây là lượng khách hàng có tiềm
lực lớn,nhu cầu vay trung dài hạn cao.Mặc dù các khách hàng này có đủ tài sản thế
chấp nhưng cũng chưa thực sự hấp dẫn khách hàng.Nhà nước khuyến khích phát
triển kinh tế nhiều thành phần song những bài học do kinh tế ngoài quốc doanh trước đây để lại cho NHCT Hoàn Kiếm là lý do chính cản trở việc mở rộng phát
triển trung dài hạn đối với khu vực kinh tế này.
2.4.3.2/Nguyên nhân.
*Nguyên nhân khách quan.
-Khách hàng không đủ điều kiện vay vốn.
Một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ chưa được cải thiện theo ý muốn phần nhiều do các doanh nghiệp đến với Ngân
hàng không hội đủ điều kiện cần thiết khiến Ngân hàng không thể cho vay được.Phần
lớn các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lại thiếu năng lực vay vốn và sử dụng vốn không đáp ứng được năng lực sản xuất kinh doanh,tài chính và tính khả thi của dự án.Theo quy định của Nhà nước,các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi vay vốn cần
phải có tài sản thế chấp và đây chính là rào cản ngăn vốn trung dài hạn đến với doanh
nghiệp,bởi lẽ phần lớn tài sản của thể nhân,pháp nhân chưa được cấp chứng nhận sở
hữu.Nhiều doanh nghiệp có dự án khả thi song không đủ điều kiện vay vốn,thiếu vốn
tự có,thua lỗ,nợ quá hạn,thiếu tín nhiệm trong vay trả…..Một số doanh nghiệp khi
thẩm định thì đủ vốn tự có tham gia đầu tư cho dự án nhưng khi dự án đi vào hoạt động,phần vốn tự có này lại được sử dụng cho mục đích khác,nên dự án khi được cấp
tín dụng trung dài hạn không đủ điều kiện phát huy hiệu quả.
Mặt khác việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê trong các doanh nghiệp
còn buông lỏng.Tình trạng chấp hành không đúng chế độ kế toán thống kê còn phổ
biến xảy ra đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Sổ sách chứng từ kế toán sơ
sài,không cập nhật đầy đủ,chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộcđối với báo cáo
tài chính của doanh nghiệp.Vì vậy số liệu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh,tài chính của khách hàng thiếu chính xác và làm sai lệch kết quả thẩm định và khả năng đầu tư vốn sẽ thiếu tính hiệu quả
Định hướng quy hoạch,kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế tổng thể từng
vùng,từng ngành,các cấp,địa phương chưa đồng bộ,thiếu ổn định.Trong khi đó nền
kinh tế đã biểu hiện sự chững lại,sức mua giảm cũng làm cho tín dụng chững lại.Nhiều
doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn.Mặt khác,bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực chưa hoàn toàn hồi phục sau khủng hoảng khiến cho các nhà đầu tư chưa thực sự yên tâm.Nền kinh tế phát triển chưa ổn định,thiếu cân đối vững chắc,sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp giảm sút không kích thích nhu cầu đầu tư vốn trung dài hạn.
Việc thẩm định dự án,nhất là phương diện kỹ thuật công nghệ và thị trường
hầu như chưa có công ty tư vấn nào đủ khả năng để các NHTM,doanh nghiệp tin
cậy.Do vậy dẫn đến nhiều trường hợp đã thuê chuyên gia đánh giá thẩm định mà vẫn
mua phải máy móc thiết bị lạc hậu hay không phù hợp yêu cầu dự án.Hệ thống bảo
hiểm cho hoạt động đầu tư hạn chế,đơn điệu chưa đủ phong phú để các doanh nghiệp
phòng ngừa rủi ro.
Môi trường thông tin hạn chế, không có cơ quan chuyên ngành đánh giá
doanh nghiệp,hoạt động của kiểm toán độc lập còn hạn chế.Việc tổng hợp thông tin đánh giá và xết hạng doanh nghiệp chưa có cơ quan nào đảm bảo để làm cơ sỏ đánh
giá,phân loại doanh nghiệp.
Chính sách và cơ chế vĩ mô của Nhà nước chưa phù hợp,đang trong quá trình
điều chỉnh,hoàn thiện ,đổi mới.Nhiều doanh nghiệp Nhà nước chuyển hướng và điều
chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với thay đổi của chính sách nên gặp khó khăn,thua lỗ,không đủ điều kiện vay vốn.
Lãi suất cho vay trung dài hạn bất hợp lý làm hạn chế đầu tư trung dài
hạn.Đầu tư trung dài hạn rủi ro cao nhưng lãi suất cho vay trung dài hạn thấp hơn hay
chỉ ngang bằng lãi suất cho vay ngắn hạn.
Nguồn vốn huy động trung dài hạn và vốn tự có của Ngân hàng còn thấp.Phương thức huy động đơn điệu,chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.Việc dùng vốn
ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn chỉ ở mức độ nhất định.
-Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng Ngân hàng chưa đầy đủ,còn nhiều vướng mắc chưa tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở rộng cho vay.
Các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý Nhà
hữu.Do đó,việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng khó khăn,phức
tạp,nhiều khi bị ách tắc.
Thời gian đầu tư dài nên chủ đầu tư và Ngân hàng không dự đoán được biến động kinh tế xã hội như tỷ giá,thị trường,giá cả…
*Nguyên nhân chủ quan.