Hội thảo diễn đàn

Một phần của tài liệu GD huong nghiep (Trang 29 - 51)

2.1 Chuẩn bị

Bước1: Giao cho một số học sinh khá, nói năng hoạt bát, mỗi em chuẩn bị một trong số những đề tài sau:

a. "Kế hoạch cuộc đời em"

ở đây có thể hiểu kế hoạch cuộc đời là quan niệm, là sự suy ngẫm là kế hoạch học tập và rèn luyện để đạt được những ước mơ của bản thân vì cuộc sống sau này.

- Vai trò của lao động trong việc đạt tới mục đích cuộc đời

- Lao động giúp con người phương tiện mưu sinh, nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình.

- Suy ngẫm của em về tương lai cuộc đời mình cũng như những dự định để tiến tới tương lai đó v.v..

b. "Kế hoạch nghề nghiệp của em"

Thể hiện kế hoạch nghề nghiệp là những dự kiến có cơ sở về lĩnh vực hoạt động lao động định chọn, về con đường đi tới nghề nghiệp tương lai cũng như niềm vui, triển vọng và vinh hạnh do lao động nghề nghiệp mang lại.

ở đây giáo viên có thể đề ra cho học sinh chuẩn bị và trình bày về những vấn đề sau:

- Lí tưởng nghề nghiệp của em (cụ thể là mẫu người lao động mà em định chọn và trong quá trình hoạt động nghề nghiệp em luôn luôn tu dưỡng, hoàn thiện bản thân và nâng cao tay nghề theo mẫu người đó).

- Mục tiêu nghề nghiệp gần của em (các giai đoạn và con đường đi tới lí tưởng nghề nghiệp).

- Khả năng nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, thực hiện nghĩa vụ của mình trước xã hội nhờ quá trình hành nghề?

- Những nhận thức của em về nghề định chọn và các trường đào tạo tương ứng?

- Nhận thức của em về khả năng đi tới mục đích của mình tức là đánh giá cụ thể nhân tố chủ quan và khách quan của việc chọn nghề.

- Nhờ quá trình hành nghề, con người tiếp thu được kinh nghiệm, tri thức của người xưa và thể hiện được năng lực, tài năng của bản thân, thoả mãn được nhu

cầu sáng tạo, nhận thức giao tiếp của nhân cách và nhận được sự đánh giá xứng đáng của mọi người, của xã hội.

c. "Cách thức chọn nghề của em"

Muốn chọn nghề một cách có căn cứ chắc chắn, nghĩa là có sự phù hợp nghề, người chọn nghề cần lưu ý một số điểm nhất định. Vì vậy, khi chuẩn bị đề tài này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh được phân công chuẩn bị những điểm mấu chốt sau đây :

- Tìm hiểu sự phát triển của các nghề trong xã hội: các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là các nghề dịch vụ, nghề thủ công truyền thống của địa phương.

- Tìm hiểu tính chất, nội dung, điều kiện, phương pháp lao động cũng như thu nhập của nghề định chọn qua việc trao đổi với những người đang làm nghề mà mình định chọn, qua sách báo cũng như qua sự quan sát thị trường lao động, tình hình phát triển kinh tế ở địa phương.

- Cố gắng tạo điều kiện hoặc tìm cơ hội được tiếp xúc, "ướm thử", "đọ sức" với nghề để xem lại, kiểm tra lại hứng thú, năng lực và sức khoẻ của bản thân đối với nghề.

- Tự xác lập sự phù hợp nghề của bản thân bằng cách đối chiếu những đặc điểm tâm sinh lí của bản thân với bốn dấu hiệu cơ bản đã học của nghề

(đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động), đồng thời chú ý một số điểm mấu chốt sau đây: phải thật yêu thích nghề định chọn, phải có năng lực làm việc với nghề, đặc điểm thể lực sức khoẻ, bệnh lí của bản thân phù hợp với tính chất, đặc điểm, nội dung của lao động nghề nghiệp.

Bước 2: Tất cả những học sinh còn lại được giao suy nghĩ và trả lời các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về dự định nghề nghiệp, động cơ chọn nghề cũng như nguyên nhân chưa có kế hoạch nghề nghiệp của các em:

a. Học xong phổ thông trung học, em dự định sẽ đi đâu (gạch dưới câu trả lời phù hợp)

- Vào các trường trung cấp và dạy nghề - Thi vào các trường đại học

- Đi làm ngay

b. Em dự định sẽ chọn nghề gì? Vì sao?

c. Cái gì đã thúc đẩy em lựa chọn nghề đó (gạch dư ới câu trả lời phù hợp)

- Lời khuyên của bố mẹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo nghề của bố hoặc mẹ - Theo bạn bè

- Theo báo đài

- Qua gặp gỡ những người làm nghề các nghề đó,

qua tham quan nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất v.v...

- Các nguyên nhân khác...

d. Tại sao em chưa dự định chọn nghề gì (gạch dưới câu trả lời phù hợp).

- Khó quá, em chưa biết chọn nghề gì

- Em không chọn, vì chả thấy thích nghề gì cả - Học ở đâu cũng được

- Em ít hiểu biết về các nghề

- Em chẳng biết rõ những khả năng và sở trường của mình

- Em chẳng biết rõ có những trường lớp đào tạo nào. - Em chẳng biết

- Khó thi được vào trường đào tạo nghề mà em định chọn, còn các nghề khác thì em không thích.

- Các nguyên nhân khác...

e. Em thích nhất nghề gì? Vì sao? g. Em thích làm việc ở đâu? Vì sao?

h. Em có thích các nghề thợ không? Vì sao?

i. Em có thích theo nghề của bố mẹ không? Vì sao?

2.2. Tiến hành hội thảo

a. Công tác tổ chức

Giáo viên bố trí địa điểm và tổ chức hội thảo cho chu đáo và thiết thực. Có thể tổ chức tại lớp hay hội trường. Nếu cần, có thể mời lãnh đạo nhà trường, đại diện chính quyền địa phương, một học sinh cũ, làm kinh tế giỏi của trường tham gia.

b. Nội dung hội thảo

- Thủ tục: giáo viên tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần, nêu rõ mục đích yêu cầu của hội thảo.

- Những học sinh đã được phân công chuẩn bị các đề tài "Kế hoạch cuộc đời của em", "Kế hoạch nghề nghiệp của em", "Cách thức chọn nghề của em lần

lượt trình bày chuẩn bị của mình. Dĩ nhiên, trước khi

trình bày, phần chuẩn bị của em đã được giáo viên xem trước và góp ý. Lúc này, giáo viên cần động viên các em trình bày và nói lên những băn khoăn, thắc mắc và những suy nghĩ thực của mình.

- Tự do diễn đàn. Sau khi nghe ba bạn trình bày những suy nghĩ của mình về các đề tài đã nêu, tất cả các học sinh khác đều có thể lần lượt tham gia phát biểu ý kiến của mình hoặc bổ sung cho bài phát biểu của những bạn đã được phân công, hoặc trình bày "Kế hoạch cuộc đời", "Kế hoạch nghề nghiệp" và "Cách thức chọn nghề" của chính bản thân. ở đây không loại trừ khả năng các em trình bày những băn khoăn, thắc mắc của bản thân mình để cả tập thể cùng tham gia bàn bạc và tìm cách giải quyết.

- Các đại biểu phát biểu ý kiến

+ Đại biểu chính quyền địa phương có thể phát biểu với các em một vài nét về phương hướng phát triển kinh tế và nhu cầu nhân lực của địa phương.

+ Học sinh cũ, làm kinh tế giỏi có thể phát biểu với các em những kinh nghiệm vào đời và cách thức làm ăn trong cuộc sống hiện nay.

+ Lãnh đạo nhà trường, thông qua hội thảo, nắm được tình hình tư tưởng cũng như những băn khoăn, lo lắng của các em, có thể phát biểu động viên, khích lệ các em, đồng thời vạch ra con đường cũng như những biện pháp khắc phục những băn khoăn lo lắng đó của các em, giúp các em chuẩn bị tốt để bước vào đời.

c. Tổng kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua các bài chuẩn bị, qua hệ thống các câu trả lời của học sinh, đặc biệt là qua hội thảo, giáo viên nắm được những suy nghĩ, những băn khoăn, lo lắng của học sinh. Trong phần tổng kết, giáo viên nhấn mạnh:

- Tầm quan trọng và những khó khăn của việc chọn nghề

- Những sai lầm cơ bản của học sinh khi chọn nghề - Những điều kiện để chọn nghề đúng

- Chọn nghề đúng chính là điều kiện tối quan trọng để con người vươn lên về nghề nghiệp và xã hội.

***

iv. Một số lưu ý khi tổ chức Hội thảo TVHN - Chọn nghề

Đối thoại, hội thảo và diễn đàn là những hình thức hoạt động tập thể rất phù hợp với giới trẻ, trong đó có đối tượng học sinh lớp 12. Tuy khác nhau về hình thức tổ chức, nhưng chúng có những điểm giống nhau cơ bản:

So sánh sự giống và khác nhau giữa Đối thoại, Hội thảo và Diễn

đàn.

1. Đối thoại, hội thảo và diễn đàn đều xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của cả giáo viên và học sinh. Thông qua các hoạt động này mà giáo viên hiểu rõ hơn về tâm tư , tình cảm sở thích, nguyện vọng, thậm chí những mơ ước thầm kín của từng học sinh. Thông qua các hoạt động này, học sinh có cơ hội để bộc lộ và tự khẳng định mình trước thầy cô, bạn bè. Qua đối thoại, hội thảo, diễn đàn mỗi học sinh có thể biểu hiện thế giới nội tâm của mình trước công chúng, từ cá tính đến phương pháp tư tưởng.

2.Tính chất bình đẳng của các thành viên tham dự. ở cả ba hình thức này, mục tiêu chung cần đạt được là những chân lý cụ thể, tìm câu trả lời hợp lý hoặc giải pháp tối ưu cho một vấn đề. Do đó, nó bớt đi những

ngăn cách về tuổi tác, cấp bậc, chức vụ, địa vị xã hội của những người tham gia. Chừng nào những ngăn

cách đó còn rõ rệt thì hiệu quả của đối thoại, tranh luận sẽ còn hạn chế. Cần phải quan niệm các thành phần tham gia đều đóng vai trò của người nói và ngư ời nghe. Tất cả các thành viên đều bình đẳng trong việc trình bày những quan điểm sáng tạo của tạo của riêng mình, bảo vệ những quan điểm đó đến cùng khi chưa có những quan điểm khác thuyết phục hơn. Tất cả đều tự do trong việc thừa nhận, ủng hộ quan điểm này hay quan điểm khác.Tất cả đều tự do trong việc thừa nhận, ủng hộ quan điểm này hay quan điểm khác.

3. Sự thống nhất của chủ đề: Dù là đối thoại, hội thảo hay diễn đàn cũng phải tập trung vào một hay một số vấn đề cụ thể nhất định. Nói cách khác chúng là những hoạt động có định hướng, không giống như những cuộc tụ tập, trò truyện ngẫu nhiên của một

đám đông . Những hoạt động này đều có sự thống

nhất trong mục đích: đạt tới một chân lý cụ thể nào đó, đưa ra một giải pháp hiện thực nào đó để giải quyết những vấn đề đặt ra.

Tóm lại, đối thoại, hội thảo và diễn đàn giống nhau ở ba phương diện: nhu cầu, sự bình đẳng và mục đích.

Tóm tắt 5 giai đoạn

thúc đẩy các buổi hội thảo

Thống nhất các chủ đề liên quan.

Lập quỹ thời gian.

Thiết lập cơ cấu.

Chia sẻ trách nhiệm.

1.Chọn chủ đề:

Mục đích:

Hoạt động: Nêu chương trình làm việc, tóm tắt chủ đề, ước lượng thời gian, xếp thứ tự các chủ đề (mức độ cấp thiết, quan trọng)

3.Khởi động:

Đưa kết quả thảo luận vào hành động

Xác định thủ tục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định thời hạn.

Giao trách nhiệm và nguồn lực

Mục đích:

2.Kế hoạch hoạt động:

Mục đích:

Tạo cảm giác an toàn.

Hướng các nhóm vào chủ đề.

Sẵn sàng làm việc.

Khai mạc chính thức

Xác định rõ mục tiêu

Các thành viên giới thiệu

Bắt đầu bằng các hoạt động đơn giản.

Xác định các nguyên tắc cơ bản

Mong đợi và lo ngại

Người tổ chức, người tiên phong

Hoạt động:

4.Phân tích chủ đề

Mô tả tình huống

Tìm lý do, nguyên nhân và ảnh hư ởng

Đưa ra các ý kiến

Đánh giá ý kiến

Quyết định

Mục đích:

5.Kết thúc:

Đánh giá quá trình và kết quả

Đưa ra quan điểm

Thiết lập cam kết

Mục đích:

Nội dung hoạt động nhóm

2. Thầy (cô) là trưởng ban tổ chức. Thầy (cô) hãy cùng nhóm tiến hành các bước tổ chức một buổi hội thảo TVHN- CN (trong điều kiện cho phép) cho HS khối 12. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Trong buổi Hội thảo trên, thầy (cô) sẽ làm gì nếu xảy ra các tình huống sau:

Hội thảo TVHN-CN – Trung Tâm LĐ-HN

Một phần của tài liệu GD huong nghiep (Trang 29 - 51)