Quanhệ ý thứcpháp luật pháp luật.

Một phần của tài liệu Decuongmoi 123 (Trang 45 - 49)

YTPL là 1 hình thái ý thức xã hội cùng với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác cấu thành kiến trúc thượng tầng pháplý xã hội. YTPLvà pháp luật là 2 hiện tượng pháp lý khác nhu nhưng có quan hệ biện chứng với nhau.

1.YTPL và hoạt động xây dựng pháp luật.

- YTPL là tiền đề trực tiếp cho hoạt động xây dựng pháp luật. YTPL cao cho phép đánh giá đúng đắn tầm quan trọng pháp lý của các quan hệ xã hội, xây dựng pháp luật điều chỉnh chúng. YTPL cao đảm bảo cho hoạt động soạn thảo , xây dựng dự án pháp luật được tiếnhành tốt.

- YTPL là nhân tố chủ quan, có ý nghĩa quyết định đối với nội dung của các VBQPPL. ở Việt Nam hiện nay, nhìn tòan cục, pháp luật hiện hành phù hợp với những tư tưởng cơ bản của ý thức pháp luật tiến bộ, ghi nhận và phản ánh trung thành các tư tưởng dân chủ, nhân đạo, công cụ bằng sự thống nhất quyền và nghĩa vụ...

- Xuất phát từ vai trò trên của YTPL đối với hoạt động xây dựng pháp luật, cần thiết phải hoàn thiện hệ tư tưởng pháp luật. Với tính cách là bộ phận lýluận khoa học của YTPL mà ở đó phản ánh các lợi ích và nhu cầu xã hội và chuyển hóa chúng thành các chế định và quy phạm pháp luật.

+ Liên quan tới sự nâng cao trình độ pháp luật nghề nghiệp của các cán bộ, cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật.

+ Đòi hỏi nâng cao YTPLcho các tầng lớp nhân dân lao động vì trong quá trình phát triển và mở rộng dân chủ, nhân dân lao động ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào quá trình xây dựng pháp luật.

2. YTPL và thực hiện pháp luật.

- Sự thực hiện pháp luật cũng tùy thuộc vào trình độ nhận thức và trạng thái tâm lý pháp luật của con người.

+ Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua sự tác động vào ý thức của họ.

+ Đối với các cá nhân, hành động nhận thức các yêu cầu của quy phạm pháp luật từ đó xác lập động cơ, mục đích,lựa chọn phản ánh xử sự xảy ra trước khi họ thực hiện hành vi pháp luật.

+ YTPL của các chủ thể càng cao thì sự tuân thủ pháp luật , sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật của họ càng đúng đắn.

- YTPL có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật. + Để giải quyết tốt vụ việc cá biệt, cụ thể, đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách phải thu thập nhanh chóng, phân tích chính xác các tình tiết của vụ việc, xác định rõ đặc trưng pháp lý của nó. Lựa chọn quy phạm pháp luật thích ứng để giải quyết vụ việc, làm sáng tỏ nội dung tư tưởng quy phạm pháp luật được lựa chọn, ra quyết định áp dụng pháp luật hợp pháp và hợp lý, tổ chức thi hành.

+ YTPL nghề nghiệp cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách giải quyết tốt các vụ việc pháp lý...

+ Trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, YTPL cao cho phép áp dụng pháp luật tương tự được đúng đắn.

YTPL của các cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật càng cao thì hoạt động áp dụng pháp luật càng đúng và có hiệu quả.

3. Tác động của pháp luật đối với ý thức pháp luật:

- Pháp luật chịu sự tác động của YTPL nhưng ngược lại nó cũng tác động tích cực đến việc hình thành, củng cố, phát triển YTPL.

- Bản thân sự tồn tại của hệ thống pháp luật cũng tác động bằng cách này hay cách khác tới ý thức của từng thành viên trong xã hội, phát triển và nâng cao YTPL của họ. Hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh thì càng tạo điều kiện cho việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.

- Trong pháp luật phản ánh những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc pháp lý tiên tiến của YTPL xã hội. Khi đó pháp luật đóng vai trò như là phương tiện truyền bá YTPL xã hội tới YTPL cá nhân, nâng cao YTPL của các cá nhân lên ngang tầm với YTPL tiên tiến trong xã hội.

- Không có pháp luật với tính cách là tổng thể các phạm trù, mà tất cả các yếu tố hợp thành của kiến trúc thượng tầng pháp lý đều tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển YTPL trong toàn bộ hoạt động này, vai trò của cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là Tòa án trong hoạt động áp dụng pháp luật là rất quan trọng. Dựa trên cơ sở pháp chế, các nguyên tắc công bằng, nhân đạo, cơ quan bảo vệ pháp luật nhân danh nhà nước thực hiện công lý. Họat động của chúng tác động trực tiếp, tích cực đến việc hình thành, phát triển các quan niệm, tình cảm pháp luật đúng đắn, khẳng định trong ý thức công dân tính tất yếu, bất di bất dịch của những quyền và nghĩa vụ và tự do.

Câu 16. Quy phạm pháp luật: Câu 17. Pháp chế xã hội chủ nghĩa:

Câu 18: Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật. I. Thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.

- Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý chia thành những hình thức thực hiện pháp luật sau:

1. Tuân thủ pháp luật:

Là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Ví dụ: 1 công dân kiềm chế không thực hiện những hành vi mà Bộ luật hình sự ngăn cấm- tuân thủ các quy định của bộ luật đó.

2. Thi hành pháp luật:

Là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực. Ví dụ: pháp luật quy định công dân nam từ 18- 27 phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, 1 thanh niên trong độ tuổi trên nhập ngũ, phục vụ trong quân đội- thi hành pháp luật.

Là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện bằng những hành vi mà pháp luật cho phép). Ví dụ: pháp luật quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, 1 công dân có quyền gửi đơn khiếu nại tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình bị vi phạm- sử dụng pháp luật.

Chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật trao cho theo ý chí của mình.

4. áp dụng pháp luật:

Là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này các chủ thể thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật, tổ chức xã hội cũng có thể thực hiện hoạt động này.

* Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật là hình thức mà mọi chủ thể đều có thể thực hiện. áp dụng pháp luật là hình thức luôn có sự tham gia của nhà nước.

II. áp dụng pháp luật:

1. Khái niệm áp dụng pháp luật.

Sự áp dụng pháp luật xảy ra trong các trường hợp sau:

- Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế do các chế tài pháp luật quy định với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

Ví dụ: 1 chủ thể pháp luật thực hiện hành vi phạm tội thì không phải ngay sau đó trách nhiệm hình sự tự động phát sinh và người vi phạm tự giác chấp hành hình phạt. Cần phải có hoạt động của cơ quan Tòa án, cơ quan bảo vệ pháp luật có liên quan điều tra, xét xử... ra bản án và buộc chấp hành.

- Khi quan hệ pháp luật với những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cụ thể không thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.

Ví dụ: Hiến pháp 1992 quy định mọi công dân có quyền và nghĩa vụ lao động. Nhưng quan hệ pháp luật lao động với những quyền và nghĩa vụ lao động cụ thể giữa công dân với cơ quan, tổ chức nhà nước chỉ phát sinh khi có quyết định tuyển dụng.

- Khi xảy ra tranh chấp, quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

Ví dụ: tranh chấp giữa những bên tham gia hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự. - Trong 1 số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hoặc không tồn tại của 1 số sự việc, sự kiện thực tế.

Ví dụ: việc xác nhận di chúc, chứng thực thế chấp.

áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước. Nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật,vừa là cách thức cơ quan nhà nước tổ chức cho các bên chủ thể thực hiện pháp luật.

2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật.

+ Chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành: pháp luật quy định mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện 1 số hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Trong quá trình áp dụng pháp luật, pháp luật được coi là phương tiện, công cụ cần thiết để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình.

+ Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành áp dụng pháp luật không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng.

+ Sự áp dụng này có tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và chủ thể liên quan.

+ Trong trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước.

- áp dụng pháp luật là hoạt động có hình thức, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ.

+ Pháp luật quy định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ áp dụng pháp luật.

+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó.

- áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt , cụ thể đối với các quan hệ xã hội.

+Đối tượng củahoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội yêu cầu sự điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những mệnh lệnh quy phạm chung.

+ Bằng hoạt động áp dụng pháp luật, những quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt hóa, cụ thể hóa vào đời sống xã hội.

- áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo.

+ Khi áp dụng pháp luật cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sácg tỏ cấu thành pháp lý, lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng và tổ chức thihành.

+ Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ cần vận dụng 1 cách sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự.

* Định nghĩa: áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổchức cụ thể.

3. Hình thức thể hiện của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. luật.

Đặc điểm:

- VBADPL là 1 yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp.

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành và được đảm bảo băng biện pháp cưỡng chế nhà nước.

- Có tính chất cá biệt, nó luôn hướng các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trương hợp cụ thể.

- Phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Phải phù hợp với luật và quy phạm pháp luật cụ thể nếu không sẽ bị đình chỉ, hủy bỏ. Không phù hợp với thực tế thì sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả.

- Có những hình thức pháp lý nhất định: như bản án, quyết định...

4. Căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ của VBADPL: chia thành 2 loại:

- Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích cực: là loại văn bản trong đó xác định cụ thể ai mang quyền chủ thể, ai mang nghĩa vụ pháp lý bằng con đường cá biệt hóa phần quy định của quy phạm pháp luật.

- Văn bản bảo vệ pháp luật: là văn bản chứa đựng những biện pháp trừng phạt, cưỡng chế nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.

* VBADPL là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sở quy phạm pháp luật nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể mang tính tích cực của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Decuongmoi 123 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w