V. Đặc điểm của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
6. Sức mạnh bạo lực của nhà nước XHCN không nhằm bảo vệ sự thống trị chính trị của một cá nhân nào,một nhóm người nào mà nhằm bảo vệ quyền
chính trị của một cá nhân nào,một nhóm người nào mà nhằm bảo vệ quyền lực của nhân dân, bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế đã được quy định trong Hiến pháp 1992.
- Để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, nhà nước CHXHCN VN không thể không áp dụng các biện pháp kiến quốc mạnh mẽ nhằm chống lại mọi âm mưu, ý đồ gây mất ổn định chính trị của đất nước, những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia, quyền và lợi ích của công dân.
- Bạo lực không còn là hoạt động cơ bản của nhà nước CHXHCN VN nhưng nó vẫn luôn cần thiết cho sự ổn định và phát triển của xã hội, cho an ninh xã hội và mỗi công dân song việc sử dụng nó phải theo đúng quy định của pháp luật để loại trừ mọi khả năng sử dụng bạo lực tùy tiện.
7. Chính sách đối ngoại của nhà nước CHXHCN VN thể hiện tính cởi mở, hòa bình, hợp tác hữu nghị với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị.
Chính sách và hoạt động đối ngoại của nhà nước ta thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân, thể hiện mong muốn hợp tác trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, cùng có lợi với tất cả các quốc gia. Điều 14 Hiến pháp 1992 khẳng định "Nước CHXHCN VN thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độchính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, tăng cường đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
PHẦN II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
Câu 11: Sự hình thành, bản chất, giá trị xã hội, các thuộc tính cơ bản của pháp luật.
- Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin, trong xã hội Cộng sản nguyên thủy chưa có pháp luật nhưng như mọi xã hội, xã hội cộng sản nguyên thủy cũng cần đến trật tự, ổn định để tồn tại và phát triển, từ đó xuất hiện những quy tắc xử sự chung. Đây chính là những quy tắc xã hội bao gồm tập quán và các tín điều tôn giáo. Tập quán xuất hiện một cách tự phát, dần dần được cộng đồng thị tộc, bộ lạc chấp nhận và trở thành quy tắc xử sự chung mang tính chất đạo đức và xã hội.
Quy phạm xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy có đặc điểm: + Thể hiện ý chí phù hợp với lợi ích của tòan thể thị tộc, bộ lạc.
+ Chúng điều chỉnh cách xử sự của những con người liên kết với nhau theo tinh thần hợp tác, giúp đỡ.
+ Chúng được thực hiện một cách tự nguyện theo thói quen của từng thành viên thị tộc, bộ lạc.
Tuy nhiên, vẫn có sự cưỡng chế trong trường hợp chúng bị vi phạm nhưng sự cưỡng chế không phải do một bộ máy đặc biệt của xã hội nguyên thủy thực hiện mà do toàn thị tộc tự tổ chức.
- Các quy phạm này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nguyên thủy- xã hội chưa có tư hữu và giai cấp. Khi chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia giai cấp có lợi ích đối lập nhau. Các tập quán không còn phù hợp vì tập quán thể hiện ýchí chung và bảo vệ lợi ích của mọi thành viên trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc. Tầng lớp có của luôn hướng hành vi của mọi người phù hợp với lợi ích của riêng họ. Lợi dụng địa vị xã hội, họ giữ các tập quán có lợi, vận dụng, biến đổi nội dung các tập quán sao cho phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị nhằm mục đích củng cố và bảo vệ một trật tự xã hội mà họ mong muốn. Bằng sự thừa nhận của nhà nước, các quy tắc tập quán đã bị biến đổi trở thành những quy tắc xử sự chung. Con đường thứ nhất hình thành pháp luật.
- Mặt khác, những quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp mới phát sinh trong quá trình phát triển của xã hội đặt ra yêu cầu phải có những quy tắc mới để điều chỉnh. Tổ chức quyền lực mới ra đời( nhà nước) đã tiến hành hoạt động xây dựng các quy tắc xử sự mới trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động này lúc đầu còn đơn giản, nhiều quyết định của tòa án và cơ quan hành chính được coi là những quy tắc xử sự chung có tính chất bắt buộc. Hệ thống pháp luật được hình thành dần dần cùng với việc thiết lập và hòan thiện bộ máy nhà nước. Nhà nước ban hành nhiều văn bản nhằm củng cố chế độ tư hữu và quy định đặc quyền của giai cấp thống trị trong xã hội. Con đường thứ 2 hình thành pháp luật.
Xuất phát từ nguồn gốc trên, pháp luật không thể được mọi thành viên trong xã hội có giai cấp thực hiện một cách tự giác. Vì vậy, nhà nước có một bộ máy chuyên cưỡng chế, đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh.
Quy tắc xử sự mới ra đời- quy tắc pháp luật- là quy tắc xử sự chung thểhiện ý chí của giai cấp thống trị do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
2. Bản chất.
- Bản chất của pháp luật thể hiện trước hết ở tính giai cấp của nó. Biểu hiện:
+ Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội, nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Do nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể
hiện ý chí của giai cấpmình một cách tập trung, thống nhất thành ý chí của nhà nước. ý chí của giai cấp thống trị được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Tính giai cấp còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong xã hội có giai cấp, sự điều chỉnh pháp luật trước hết nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ giai cấp. Pháp luật chính là yếu tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Pháp luật là công cụ thể hiện sự thống trị giai cấp.
- Bản chất giai cấp của pháp luật luôn là vấn đề hàng đầu khi nghiên cứu pháp luật của một kiểu nhà nước. Sự biểu hiện tính giai cấp trong các kiểu pháp luật khác nhau không giống nhau.
+ Pháp luật chủ nô là pháp luật của giai cấp chủ nô, do giai cấp này đặt ra trước hết vì lợi ích của nó. Pháp luật chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.
+ Tính giai cấp của pháp luật tư sản thì không dễ nhận thấy. Trong pháp luật tư sản có nhiều quy định về quyền tự do, dân chủ, làm nhiều người lầm tưởng pháp luật tư sản là phápluật chung của xã hội, không mang tính giai cấp, do nhân dân xây dựng và vì lợi ích của nhân dân. Thực chất, pháp luật tư sản trước hết thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và mục đích trước hết phục vụ lợi ích giai cấp tư sản.
+ Trong những điều kiện lịch sử nhất định, rất có thể lợi ích của giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích chung của giai cấp khác, của cả xã hội. Ví dụ: trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lợi ích của giai cấp thống trị địa chủ phong kiến và triều đình pháp luật về cơ bản phù hợp với lợi ích của tòan dân tộc. Pháp luật ở những thời điểm lịch sử nhất định, người ta có thể tìm thấy nhiều quy định phù hợp với lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp trong xã hội.
3. Giá trị xã hội của pháp luật.
-Bên cạnh tính giai cấp không thể coi nhẹ giá trị xã hội to lớn của pháp luật. Có thể nói rằng các quy phạm pháp luật là kết quả của sự" chọn lọc tự nhiên" trong xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày, cá nhân và tổ chức có quan hệ với nhau rất đa dạng và được thể hiện trong hành vi xử sự khác nhau. Xã hội thông qua nhà nước ghi nhận những cách xử sự hợp lý khách quan, được đa số đông chấp nhận, phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hôi. Cách xử sự này được nhà nước thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật.
Nói cách khác, những hành vi, cách xử sự phổ biến, trải qua bao biến cố xã hội, bỏ qua và vượt lên những yếu tố ngẫu nhiên, được khái quát hóa thành những quy phạm pháp luật mang tính ổn định và chuẩn mực. Dưới góc độ này quy phạm pháp luật mang tính quy luật vì nó phản ánh được chân lý khách quan, có thể coi quy phạm pháp luật là quy luật khách quan của xã hội, là chân lý khách quan. Khía cạnh này đồng thời thể hiện tính xã hội của pháp luật.
- Mặt khác, giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, một quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quá trình xã hội.
* Ngày nay người ta còn thường nói đến tính dân tộc, tính mở... của pháp luật bên cạnh tính giai cấp, tính xã hội và giá trị xã hội của pháp luật.
+ Pháp luật mỗi nướcmuốn được người dân chấp nhận là của mình thì nó phải được xây dựng trên nền tảng dân tộc, thấm nhuần tính dân tộc. Nó phản ánh được những phong tục, tập quán, đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lý, trình độ văn minh văn hóa của dân tộc.
+ Nó cũng phải là hệ thống pháp luật mở, sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền văn minh văn hóa pháp lý của nhân loại để làm giàu cho mình.