-Khi thiếu Zn kéo dài, triệu chứng hoại tử gian mạch nghiêm trọng xuất hiện nhưng mạch chính vẫn giữ được

Một phần của tài liệu Sinh lí thực vật ( SV khoa cử nhân tài năng ĐH SP Hà nội I) (Trang 28 - 29)

nghiêm trọng xuất hiện nhưng mạch chính vẫn giữ được màu xanh, giống như triệu chứng ở cây đang hồi phục sau thiếu Fe. Ở rất nhiều loài cây, đặc biệt là cây thân gỗ, lá trở nên rất nhỏ và lóng cây ngắn lại, tạo ra kiểu hình “hoa thị”

Canxi (Ca) (Ca)

-Lá cây thiếu Ca có các vệt hoại tử gần gốc lá

-Triệu chứng thường thấy: thối đầu quả ở cà chua, cháy đầu lá ở xà lách, đốm đen ở cần tây và chết các phần đang sinh trưởng ở rất nhiều loại cây

-Các cây sinh trưởng chậm do thiếu Ca thường di chuyển Ca từ lá già để duy trì sinh trưởng và hiện tượng héo úa chỉ xuất hiện ở mép lá do đó mép lá tăng trưởng chậm hơn so với các phần khác của lá, làm cho lá bị cong xuống. Triệu chứng này thường tiếp diễn cho đến khi cuống lá vẫn phát triển nhưng lá thì không, để lại một vết đen của mô chết ở phần đầu mỗi cuống

-Cây thiếu Ca kéo dài thường có xu hướng héo rũ nhiều hơn so với cây bình thường

Boron (B) (B)

-Lá cây thường bị úa nhẹ

-B đc vận chuyển rất kém trong phloem của hầu hết các cây, trừ một số loại cây sử dụng đường phức (vd: sorbitol) để vận chuyển

-Ở các cây với B kém linh động, thiếu B gây ra hoại tử mô phân sinh, dẫn đến mất trội đỉnh và phát triển kiểu hình hoa thị( giống với triệu chứng thiếu Ca)

-Ở các cây mà B được vận chuyển trong phloem, các triệu chứng thường tập trung ở các mô trưởng thành, giống với trường hợp thiếu N và K. Cả ruột và biểu bì thân đều có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến thân rỗng và ráp cùng với các vết hoại tử trên quả. Phiến lá bị nhăn, cuống lá trở nên sẫm màu và giòn, lá bị rỉ nhựa. Lá giòn một cách bất thường và dễ gãy. Lá non thường bị héo rũ dù đc tưới nc đầy đủ, cho thấy sự gián đoạn trong vận chuyển nước do thiếu B

Sắt (Fe)

Một phần của tài liệu Sinh lí thực vật ( SV khoa cử nhân tài năng ĐH SP Hà nội I) (Trang 28 - 29)