Rèn luyện kĩ năng

Một phần của tài liệu Để học tốt ngữ văn 9-2 (Trang 32 - 35)

Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ: "nớc đến chân mới nhảy", "trâu buộc ghét trâu ăn", "liệu cơm gắp mắm", "bóc ngắn cắn dài"... Việc sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian nh vậy khiến cho bài viết thêm phần sinh động, cụ thể, giàu ý nghĩa.

Các thành phần biệt lập (tiếp theo)I. Kiến thức cơ bản I. Kiến thức cơ bản

1. Thành phần gọi - đáp

a) Trong các từ ngữ in đậm ở những trích (từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) sau đây, từ ngữ nào đợc dùng để gọi, từ ngữ nào đợc dùng để đáp?

(1) – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

(2) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?

Ông Hai đặt bát nớc xuống chõng hỏi. Một ngời đàn bà mau miệng trả lời: - Tha ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

Gợi ý: Từ Này dùng để gọi, cụm từ Tha ông dùng để đáp.

b) Những từ ngữ dùng để gọi ngời khác hay đáp lời ngời khác nh trong các câu trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?

Gợi ý: Những từ ngữ dùng để gọi ngời khác hay đáp lời ngời khác không tham

gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Nội dung sự việc của câu (1) nằm ở phần “bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?”; ở câu (2), nằm ở “chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.”.

c) Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào đợc dùng để tạo lập cuộc thoại?

Gợi ý: Từ Này.

d) Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào đợc dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

Gợi ý: Từ Tha ông.

2. Thành phần phụ chú

a) Thử lợc bỏ các từ ngữ in đậm trong những câu sau và cho biết nghĩa sự vật của các câu này có thay đổi hay không. Vì sao?

(1) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh và cũng là đứa con duy nhất của anh, cha đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lợc ngà) (2) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Gợi ý: Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lợc bỏ phần từ ngữ in

đậm. Đây là thành phần phụ chú của câu, một trong những thành phần biệt lập. Nội dung chính của câu không nằm trong thành phần này. Thành phần phụ chú chỉ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính.

b) Các từ ngữ in đậm ở câu (1) bổ sung nghĩa cho cụm từ nào?

Gợi ý: Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” đợc thêm vào để chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”.

c) Cụm chủ – vị làm thành phần phụ chú trong câu (2) bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

Gợi ý: Câu này là lời độc thoại nội tâm của nhân vật ngời kể chuyện xng

“tôi”. Cụm chủ – vị “tôi nghĩ vậy” có tác dụng báo cho độc giả biết rằng nhận định “Lão không hiểu tôi” diễn ra trong suy nghĩ của riêng “tôi”, là suy đoán chủ quan của “tôi”, chứ cha hẳn đã đúng.

d) Thành phần phụ chú thờng đợc đặt giữa hai dấu gạch ngang, dấu gạch ngang và dấu phảy, hai dấu phảy hoặc hai dấu ngoặc đơn.

II. Rèn luyện kĩ năng

1. Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây:

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc su, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Ngời ốm rề rề nh thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ nh cụ. Nhng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Gợi ý: Các từ Này, Vâng

2. ở thành phần gọi - đáp trong đoạn trích trên, từ nào đợc dùng để gọi, từ nào đợc dùng để đáp? Hãy nhận xét về quan hệ giữa ngời gọi và ngời đáp.

Gợi ý:

- Từ Này dùng để gọi, từ Vâng dùng để đáp.

- Quan hệ giữa ngời gọi với ngời đáp là quan hệ giữa ngời trên (nhiều tuổi) với ngời dới (ít tuổi).

3. Xác định thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi đáp đó hớng đến ai.

Bầu ơi thơng lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống, nhng chung một giàn.

Gợi ý:

- Thành phần gọi đáp: Bầu ơi

Một phần của tài liệu Để học tốt ngữ văn 9-2 (Trang 32 - 35)