Những phương thuốc bí truyền chữa bệnh tăng huyết áp

Một phần của tài liệu cac bai thuoc đong y chua benh (Trang 36 - 37)

Theo quan niệm của y học cổ truyền (Đông y), tăng huyết áp là hội chứng thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt, hoa mắt), đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ)...

Tăng huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân như: xơ mỡ động mạch, bệnh thận, tiền mãn kinh,...

Những thể tăng huyết áp theo Đông y

Theo lương y Nguyễn Công Đức (khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM), Đông y quan niệm bệnh tăng huyết áp có những thể sau: thể can thận hư; thể âm hư hỏa vượng; thể tâm tỳ hư, thể đàm thấp.

Thể âm hư hỏa vượng thường gặp ở người trẻ và phụ nữ lúc "giao thời" - thời điểm tiền mãn kinh. Triệu chứng biểu hiện thường là: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, ít ngủ, mạch huyền sác (mạch nhanh, cứng) và hay cáu gắt...

Nếu trường hợp bệnh thiên về âm hư, thì những triệu chứng sẽ là: chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, lòng bàn tay bàn chân nóng, mạch huyền tế sác (mạch cứng, nhỏ, nhanh).

Còn nếu thiên về hỏa vượng, thì sẽ bị đau đầu dữ dội, mắt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền sác hữu lực (mạch nhanh, mạnh). Còn tăng huyết áp thể can thận hư hay gặp ở người lớn tuổi, bị xơ cứng động mạch, triệu chứng biểu hiện thường là: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, ít ngủ, hay mê, lưng đau, gối mỏi, miệng khô, mặt đỏ, mạch huyền tế sác (nếu bệnh thiên về âm hư).

Nếu bệnh thiên về dương hư, sẽ có những triệu chứng: sắc mặt trắng, lưng, chân, gối yếu mềm, đi tiểu nhiều, liệt dương, di mộng tinh, mạch trầm tế (mạch chìm, nhỏ). Tăng huyết áp thể tâm tỳ hư hay gặp ở người già có kèm theo bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính. Triệu chứng biểu hiện thường thấy: sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ít ngủ, ăn uống kém, thường đi tiêu phân lỏng, đầu choáng, mắt hoa, rêu lưỡi nhợt... Nếu mắc bệnh ở thể đàm thấp (thể này thường gặp ở những người béo phệ, nghiện thuốc lá, uống rượu nhiều, cholesterol máu cao...), triệu chứng biểu hiện: ngực tức, tim đập mạnh, khó thở, hồi hộp, chân, tay tê, đầu nhức căng, chóng mặt, hoa mắt, ăn ngủ kém...

Cổ phương và bí phương chữa trị

Theo lương y Nguyễn Công Đức, để chữa các thể bệnh tăng huyết áp, Đông y có những phương thuốc cổ phương, bí truyền (bí phương), hay thuốc nam, hoặc kết hợp châm cứu... Nếu bệnh ở thể âm hư hỏa vượng, thì phép chữa sẽ là tư âm tiềm dương. Bài thuốc cổ phương cho trường hợp này có tên Thiên ma câu đằng ẩm, gồm các vị thuốc: thiên ma, chi tử (mỗi vị 8gr), bạch linh, đỗ trọng, ngưu tất, hoàng cầm (mỗi loại 12gr), câu đằng, tang ký sinh, dạ giao đằng, ích mẫu (mỗi thứ 16gr) và 20gr thạch thuyết minh (vỏ bào ngư). Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang. Tùy trường hợp, nếu nhức đầu nhiều thì thêm vào vị thuốc cúc hoa 12gr. Nếu khó ngủ thì thêm táo nhân 20gr và bá tử nhân 12gr. Nếu bệnh thể âm hư hỏa vượng mà thiên về âm hư, thì bài thuốc dùng thích hợp gồm những vị: trạch tả, bạch linh, đơn bì (mỗi vị 12gr), sơn thù, hoài sơn (mỗi vị 16gr), kỷ tử, cúc hoa (20gr mỗi vị) và 32gr thục địa. Đem sắc uống mỗi ngày một thang. Đặc biệt ở bệnh tăng huyết áp thể âm hư hỏa vượng, Đông y còn có bí phương hiệu nghiệm đó là bài Kỷ cúc địa hoàng gia giảm, gồm các vị thuốc: kỷ tử, cúc hoa, sơn thù, đơn bì (mỗi loại 10gr), hoài sơn, quy bản (mỗi loại 16gr), thục địa, đơn sâm (mỗi loại 20gr) và 30gr mẫu lệ. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang.

Nếu tăng huyết áp thể can thận hư, phép chữa bổ can thận âm (nếu âm hư) và ôn dưỡng can thận (nếu dương hư). Phương thuốc cổ phương chữa trị trong trường hợp can thận âm hư là dùng bài thuốc: thục địa 32gr, hoài sơn, sơn thù (16gr mỗi loại), bạch linh, trạch tả, đơn bì (mỗi loại 12gr), đương quy, bạch thược (mỗi loại 8gr). Nếu là can thận dương hư, thì cũng với bài thuốc như trên, nhưng gia thêm các vị, ba kích, ích trí nhân, thỏ ty tử (mỗi thứ 12gr) và 16gr đỗ trọng. Và bí phương ở thể này gồm có bài Nhất quán tiên gia giảm, với những vị thuốc: sa sâm, huyền sâm, sinh địa, câu đằng, hạ khô thảo, hạn liên thảo, thạch thuyết minh, táo nhân (mỗi vị 16gr), đương quy, mạch môn, kỷ tử, cúc hoa, trần bì, nữ trinh tử (mỗi vị 10gr) và 6gr xuyên luyện tử. Sắc uống ngày một thang (nếu can thận âm hư). Nếu âm dương lưỡng hư thì dùng bí phương Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm, với các vị: 32gr thục địa, 20gr câu đằng, cùng sơn thù, hoài sơn, hải tảo, cúc hoa, tiên liên bì, đan sâm, xuyên khung (mỗi vị 16gr), bạch linh, đơn bì, trạch tả (mỗi vị 12gr) và 4gr nhục quế. Sắc uống ngày một thang.

Trường hợp tăng huyết áp thể tâm tỳ hư, thì cổ phương có bài Quy tỳ thang gia giảm, gồm: đảng sâm, bạch truật, hoa hòe, tang ký sinh, táo nhân, long nhãn, ngưu tất (mỗi loại 12gr), hoàng cầm, viễn chí, mộc hương, đương quy (mỗi loại 8gr). Sắc uống ngày một thang. Và bí phương trong trường hợp này là bài Ôn dương giáng áp, gồm: thái tử sâm,

đan sâm, bạch linh (mỗi vị 20gr), hoàng kỳ, phụ tử chế, tiên linh bì, bá tử nhân, trạch tả, táo nhân (mỗi vị 16gr), đào nhân, sinh khương (mỗi vị 10gr) và 6gr quế chi. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Còn tăng huyết áp thể đàm thấp, thì bài cổ phương, gồm: thiên ma, câu đằng, ngưu tất, hoa hòe, ý dĩ (mỗi vị 16gr), bán hạ, bạch truật (mỗi vị 12gr), trần bì, bạch linh (mỗi vị 8gr) và 6gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang. Bí phương trong trường hợp này là bài Giả quyết thất vị thang, với các vị: hoàng kỳ, đại giả thạch (mỗi vị 30gr), đảng sâm, bạch linh (mỗi vị 16gr), bạch truật, cam thảo (mỗi vị 10gr), 24gr thảo thuyết minh, 12gr bán hạ, 8gr trần bì. Sắc uống mỗi ngày một thang. Với những cổ phương và bí phương trên, mỗi đợt trị liệu thường là khoảng 2 tuần.

T.T (Theo Thanh niên)

55. Ngài tằm có trị "yếu sinh lý"?

Con tằm, ngoài việc cung cấp sợi tơ dệt vải, còn cho nhiều sản phẩm chữa bệnh như: tằm chín, tằm vôi, nhộng tằm, kén tằm, phân tằm, đặc biệt là ngài tằm.

Ngài tằm được hình thành như sau: Khi chín, con tằm sẽ nhả tơ kết thành kén theo bọc thân mình và chuyển dần thành nhộng. Đến độ phát triển chín muồi, nhộng mọc cánh và chân rồi cắn kén chui ra thàng ngài.

Ngài tằm, tên thuốc trong y học cổ truyền là tàm nga, có vị mặn, bùi béo, mùi thơm, tính ấm.

Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng ngài tằm chế biến tán thành bột, cho uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói để chữa đái buốt do chứng lậu.

Hoặc lấy bột ngài tằm trộn với mật ong, bôi trong miệng chữa chứng "phong chúm miệng" ở trẻ em gây cứng lưỡi, khóc không ra tiếng. Dùng ngoài: ngài tằm giã nát, đắp chữa những vết cắn do sau hoặc côn trùng độc.

Để làm thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh đặc trị liệt dương, di tinh, hoạt động sinh lý yếu, người ta thường chỉ dùng ngài tằm đực, nhất là loại chưa giao phối.

Nhưng làm thế nào để phân biệt và thu bắt được toàn ngài tằm đực. Qua nghiên cứu theo dõi, một hiện tượng sinh học lý thú đã được phát hiện là đúng 5 giờ sáng mỗi ngày thì ngài tằm đực đồng loạt cắn kén chui ra và từ 6 giờ sáng trở đi, ngài tằm cái mới cắn kén chui ra.

Tuy lác đác trong ngày, vẫn có trường hợp cả con đực và con cái cắn kén chui ra, nhưng hầu như chắc chắn từ 5 giờ đến 6 giờ sáng là có thể thu được toàn ngài tằm đực. Về hình dáng, ngài tằm đực nhỏ, toàn thân có màu nâu sẫm, bụng thon, còn con cái to hơn, màu nâu nhạt, bụng phình ra vì mang nhiều trứng.

Ngài tằm đực đã được xác định chứa chất methyltestosteron (một nội tiết tố nam) có hoạt tính sinh học cao và tác dụng làm tăng lượng của túi tinh trên động vật thí nghiệm.

Ngài tằm đực thu được đem vặt cánh, bỏ đầu và chân, rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đem dược liệu sao vàng. Có thể dùng tươi.

Dược liệu được dùng theo những công thức sau:

- Ngài tằm đực 7 con, sao giòn, tán nhỏ mịn; tôm he bóc vỏ 20g, giã nhuyễn, hai thứ trộn đều với 2 quả trứng gà. Đem rán hoặc hấp chín. Ăn một lần trong ngày.

- Ngài tằm đực 100g, dâm dương hoắc 60g, kim anh 50g, ba kích 50g, thục địa 40g, sơn thù 30g, ngưu tất 30g, kỷ tử 20g, lá hẹ 20g, đường kính 40g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít cồn 40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ.

Ngài tằm đực còn được bào chế với cá ngựa, nhung hươu và nhiều vị thuốc bổ khác có nguồn gốc thực vật như nhân sâm, hà thủ ô, ba kích... thành dạng cao (chiết xuất bằng cồn 70 độ) và viên bao với tên gọi là bipharton có tác dụng tăng trọng và kích thích sinh dục theo Chương trình nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại cảu Nhà nước.

Theo DS. Hữu Bảo SK&ĐS

Một phần của tài liệu cac bai thuoc đong y chua benh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w