Thâm nhập, tìm kiếm thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

Một phần của tài liệu Luận văn:Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp doc (Trang 58 - 60)

III. ĐIỀU KIÊN TIỀN ĐỀ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN

1. thâm nhập, tìm kiếm thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

lực của Việt Nam cần làm rõ trách nhiệm của Nhà nước, Hiệp hội và các doanh nghiệp

1.1. Về phía nhà nước

Đàm phán thương mại song phương và đa phương để duy trì và mở rộng thị trường mới, tiến tới thương mại cân bằng với những thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu, thống nhất hoá các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và nới lỏng các hàng rào phi thuế quan.

Bộ thương mại và các thường vụ tích cụ hoạt động để gia tăng thị phần xuất khẩu của Việt Nam vào các nước; các ngành và các địa phương cần chủ động phối hợp, nêu yêu cầu cụ thể với Bộ thương mại và các thường vụ về ngành hàng cụ thể. Đề nghị chính phủ nghiên cứu có quy định chính thức về cơ chế “hoa hồng” giữa thường vụ với doanh nghiệp.

Bộ thương mại tăng cường công tác phổ cập thông tin về các thị trường từ tình hình chung tới các ccơ chế chính sách của các nước, dự báo các chiều hướng cung cầu hàng hoá và dịch vụ… Các ngành, các địa phương cần “đặt hàng” cụ thể về các thông tin còn thiếu.

Nhà nước tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu, tránh gây phiền hà, sách nhiễu.

Để hổ trợ các daonh nghiệp hoạt động ở thị trường nước ngoài, nhà nước xoá bỏ thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài và đơn giản hoá thủ tục mở tài khoản để phục vụ giao dịch trên thị trường nước ngoài.

Nhà nước sớm hoàn chỉnh cơ chế vận hành các Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ bảo hiểm xuất khẩu, Quỹ bảo lãnh tín dụng,…hình thành quỹ xúc tiến thương mại có sự đóng góp của các doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động hội chợ, trưng bày, triễn lãm…Có chế độ khuyến khích thoả đáng (như miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, cho phép tính vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp…) đối với các tổ chức và cá nhân, bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, ngoại thương của ta với nước ngoài tham gia các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận và tâm nhập thị trườn quốc tế.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách thưởng xuất khẩu theo hướng mở rộng hơn nữa diện, tiêu chuẩn và mức độ xét thưởng đối với các doanh nghiệp tìm kiếm được thị trường xuất khẩu mới, xuất khẩu được các mặt hàng mới hoặc xuất khẩu hàng hoá với chất lượng cao ra thị trường nước ngoài.

Đối với những mătỵ hàng mà Việt Nam giữ thị phần lớn trên thị trường quốc tế (như gạo, cà phê, hạt tiêu…), tăng cường áp dụng các biện pháp thư thông tin chiến lược, chiến tuật, kiềm chế tốc độ bán ra, tham gia các kế hoạch quốc tế về điều tiết nguồn cung trong điều kiện có thể… để tác động vào thị trường và giá cả theo hướng có lợi.

1.2. Về các hiệp hội ngành hàng

Nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội trong việc phối hợp và thống nhất hành động trong tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm (kể cả việc thống nhất giá bán, hạn chế tranh mua, tranh bán) một cách có hiệu quả nhất, bảo đảm lợi ích của toàn ngành, mở rộng hợp tác quốc tế vì lợi ích của ngành hàng. Các ngành liên quan chỉ đạo việc hình thành các hiệp hội ngành hàng mới.

1.3. Về phía doanh nghiệp

Ở tầm vi mô các doanh nghiệp có trách nhiệm dựa vào khung pháp lý và các chính sách của nhà nước để chủ động, tích cực tổ chức tiếp cận, khai thác thông tin, lo tìm bạn hàng, thị trường, tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triễn lãm; kịp thời nắm bắt xu thế thị trường. Tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý nhà nước hoặc trông chờ trợ cấp, trợ giá, đặc biệt chú trọng “chử tín” trong kinh doanh để duy trì chổ đứng trên thị trường, phối hợp với nhau trong việc đi tìm và quan hệ bạn hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn:Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp doc (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)