Thi trường Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn:Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp doc (Trang 28 - 31)

II. THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁC NMẶT HÀNG

1. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

1.3. Thi trường Mỹ

Đây là nước nhập khẩu hàng lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khẩu 1000 tỷ USD hàng hoá, với nhu cầu đa dạng, nắm bắt những đỉnh cao về công nghệ nguồn.

Sau khi quan hệ ngoại giao được bình thường hoá, quan hệ buôn bán giữa Việt Nam vẫn còn gặp những trở ngại lớn do hai nước chưa ký được Hiệp định thương mại song phương và do Hoa Kỳ chưa dành quy chế tối huệ quốc(MFN) hay quy chế quan hệ buôn bán bình thường(NTR) cho Việt Nam. Khi chưa được cấp quy chế, hầu hết hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu mức thuế rất cao, ví dụ như 3 laọi hàng hoá cụ thể sau:

Có tối huệ quốc

Không có tối huệ quốc Một số sản phẩm dày dép

Một số loại đồng hồ đeo tay

Một số loại quần áo bằng vải bông

6% 6,25% 10% 35% 80% 90% Nguồn: Desiderio, tr 26, 27

Tổng mức thuế quan đánh vào hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khi đã được quy chế tối huệ quốc sẽ giảm từ 3,5% xuống 4,9% trong những laọi mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu được nhiều như hàng may mặc có thể giảm mức thuế quan từ 68,9% xuống 13,4%, hay dệt may từ 55,1% xuống 10,3%.

Mặc dù còn phải chịu mức thuế quan cao như vậy, nhưng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng, tăng lên 10 lần trong vòng 5 năm từ 50 triệu USD năm 1994, năm Hoa Kỳ từ bỏ cấm vận thương mại chống Việt Nam, lên 500 triệu USD năm 1998, 3 năm sau khi tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Theo bộ thương mại Việt Nam, mức tiêu dùng của người Mỹ cao gấp hai lần của người Nhật và bằng 1,6 lần của người Châu Âu. Do đó, thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ rộng lớn và có yêu cầu về chất lượng đa dạng hơn thị trường Châu Âu và Nhật.

Các mặt hàng nông sản, hải sản, nguyên vật liệu nhập vào Hoa Kỳ không bị đánh thuế hoặc chịu thuế thấp. Đây cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên trừ cà phê, tiêu, điều, các mặt hàng chưa chế biến như bắp, đậu nành, hoa quả xuất sang Mỹ cũng bị hạn chế vì Mỹ cũng là nước sản xuất nông sản lón của thế giới.

Hoa Kỳ là một thị trường quan trọng đối với hàng hải xuất khẩu, hiện chiếm khoảng 10% tổng giá trị hải sản xuất khẩu của Việt Nam. Dự kiến đến năm 2005, thị trường Hoa Kỳ có thể tiêu thụ tới 20% tổng giá trị hải sản xuất khẩu của Việt Nam.

Hiện nay phần lớn hàng xuất khẩu sang Mỹ là hàng nông-hải sản nhưng chỉ mới đạt được vài trăm triệu/năm, con số đó quả là nhỏ bé so với tổng giá trị nhập khẩu hàng nông-hải sản của Hoa Kỳ khoảng 50 tỷ USD mỗi năm.

Trong quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, Việt Nam là một trong số ít nước mà Hoa Kỳ thường xuyên có số dư thương mại, tuy số lượng không lớn. Chỉ riêng năm 1998 bị thiếu hụt vì số nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ sụt xuống do mức tăng trưởng của Việt Nam giảm so với các năm trước do cuộc khủng hoảng ở khu vực Châu Á, Việt Nam phải hạn chế nhập khẩu.

So với các nước ASEAN khác, mức độ buôn bán của Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn nhỏ bé. Năm 1997 mặc dù Việt Nam đã cố găng nâng được tổng giá trị ngoại thương với Hoa Kỳ lên tới 1,2 tỷ USD, nhưng so với tổng giá trị buôn bán giữa ASEAN và Hoa Kỳ lên trên 119 tỷ USD cũng trong năm đó. So với từng nước ASEAN riêng rẻ cũng vậy, vị trí của Việt Nam trong thị trường Mỹ là tương đối nhỏ bé. Năm 1997, tổng giá trị buôn bán giữa Hoa Kỳ và Indonesia là 13 tỷ USD, so với Malayxia là 29 tỷ USD, với Philippin là 18 tỷ USD, Singapore 38 tỷ USD và Thái Lan 20 tỷ USD, vị trí Việt Nam càng nhỏ bé.

Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã được ký kết và được hạ viện và thượng viện Mỹ thông qua hiện nay đang chờ tổng thống ký. Khi hiệp định này được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Với những mặt hàng chủ yếu như dệt may, dày dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí-điện, sản phẩm gỗ, tủ công mỹ nghệ, hải sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến. Các mặt hàng cần bắt tay ngay vào việc nghiên cứu thị trường Mỹ từ trước khi ký hiệp định nên hâù như đã có thể sẵn sàng xuất phát. Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu của Việt Nam và thị trường Mỹ cần phải đạt tỷ trọng khoảng 15-20% so với 5-6% hiện nay. Hoa Kỳ sẽ là khâu đột phá về thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm tới đây.

Tóm lại, trong thời gian tới, bên cạnh tiếp tục cũng cố và tăng cường chổ đứng tại các thị trường đã có thì khâu đột phá trong thời gian tới là sự gia tăng sự có mặt tại các thị trường Trung Quốc, Nga, mở ra thị trường Mỹ, Châu Phi và trong chừng mực nào đó là thị trường Mỹ La Tinh. Nhìn chung lại, tới năm 2010, tỷ trọng các thị trường xuất khẩu được dự kiến như sau: Thị trường Tỷ trọng 2000 (%) Tỷ trọng 2010 (%) Châu Á 57-60 46-50 Nhật Bản 15-16 17-18 ASEAN 23-25 15-16

Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông 16-18 14-16

Châu Âu 16-18 27-30

EU 26-27 25-27

SNG và Đông Âu 21-22 3-5

Bắc Mỹ(chủ yếu là Mỹ) 1,5-2 15-20

Australia và New Zealand 3-5 5-7

Các khu vực khác 2 2-3

Nguồn chiến lược XNK Việt Nam 2000-2010

Một phần của tài liệu Luận văn:Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp doc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)