1. Khi phân tích một đề bài, cần phân tích: - Nội dung vấn đề.
- Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính.
- Phạm vi t liệu cần sử dụng cho bài viết.
2. Phân tích đề bài viết số 5 (ví dụ chọn đề 1- SGK trang 20)
- HS nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích đề bài số 5.
- GV định hớng, gạch dới những từ ngữ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu của đề.
Đề: Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến sau của nhà thơ Xuân Diệu "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa"
- Nội dung vấn đề: ý kiến về thơ của Xuân Diệu (…).
- Thể loại: Nghị luận về một vấn đề văn học. - Thao tác chính: giải thích, chững minh và bình luận.
- Phạm vi t liệu: thơ và những ý kiến về thơ.
Hoạt động 2: Tổ chức xây
dựng đáp án (dàn ý) II. Xây dựng đáp án (dàn ý)
GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 5 (GV nêu câu hỏi để hớng dẫn HS hoàn chỉnh dàn ý (đáp án) làm cơ sở để HS đối chiếu với bài viết của mình).
+ Dàn ý đợc xây dựng theo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài cần xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm cần có các luận cứ, luận chứng.
+ Dàn ý cho đề bài số 5 (ví dụ là đề bài trên) Nội dung: xem lại phần gợi ý đáp án cho đề bài này ở tiết Viết bài làm văn số 5- Nghị luận văn học.
Hoạt động 3: Tổ chức nhận xét, đánh giá bài viết
- GV cho HS tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét những u, khuyết điểm.