Thời kỳ vỗ béo và tích luỹ năng lượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier & valenciennes, 1828) trong điều kiện nuôi nhốt (Trang 63 - 64)

a) Cấu tạo tinh sào

4.1. Thời kỳ vỗ béo và tích luỹ năng lượng

Hoạt động sinh sản là một bản năng để duy trì nòi giống. Ở động vật nói chung và các loài cá nói riêng, trong quá trình này, c ơ thể cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho việc hình thành, phát triển các tế bào sinh dục, các hoạt động đẻ trứng và một số hoạt động khác. Vì vậy, trước khi bước vào thời kỳ sinh sản, cơ thể cá phải có một sự tích luỹ năng lượng, chuẩn bị cho quá trình sinh sản diễn ra một cách bình thường. Đây là thời kỳ vỗ béo của các cá thể sắp thành thục.

Mối quan hệ giữa khối lượng cơ thể và chiều dài toàn thân của cá Chẽm mõm nhọn theo phương trình sau: W = 87,464e0,4466L với R2 = 0,9912 (Nguyễn Hữu Hùng, 2001). Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả con cái v à con đực, TL qua các tháng hầu như không có sự khác nhau. Tuy nhiên BW có sự thay đổi. Cụ thể là, ba tháng đầu năm, khi cá đã tích lũy chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho m ùa sinh sản sắp đến nên khối lượng lớn hơn so với các tháng tiếp theo. Khi bắt đầu tham gia sinh sản, những chất dự trữ đ ược tích lũy ở các c ơ quan được huy động để tổng hợp thành protein nuôi dưỡng các tế bào sinh dục phát triển. Những chất dự trữ này chuyển vào tuyến sinh dục làm cho khối lượng nó tăng lên. Đồng thời quá trình đó là hiện tượng cá “gầy” đi. 3 tháng cuối năm, khối l ượng bắt đầu tăng lên. Đây có thể là lúc cá ngừng các hoạt động sinh sản, b ước vào thời kỳ nghỉ ngơi, hồi phục, tích lũy năng lượng, chuẩn bị cho mùa sinh sản năm sau.

Sau một thời kỳ tăng trưởng về chiều dài, thuỷ sinh vật chuyển sang sự tăng trưởng về khối lượng, bao gồm việc tích luỹ vật chất cho sự phát triển tuyến sinh dục, n guồn dự trữ cho cơ thể chỉ dùng vào lúc sinh sản (Vũ Trung Tạng, 2004). Quá trình này thể hiện ở việc tích luỹ năng lượng trong các cơ quan kể cả gan. HSI là một chỉ số có ý nghĩa chỉ ra được quá trình tích luỹ năng lượng ở gan (Roy Dahle et al., 2003). HSI của cá cao trước mùa sinh sản hay trong lúc tuyến sinh dục ở giai đoạn ch ưa phát triển, hoặc ở giai đoạn biến đổi nhân và sinh trưởng sinh chất.

Đối với loài Chẽm mõm nhọnPsammoperca waigiensis, trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, tháng 2 và 3, HSI đạt giá trị cao nhất. Đây chính là thời kỳ cá tích lũy đầy đủ năng lượng và chuẩn bị để bước vào mùa sinh sản.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi quan sát thấy xung quanh nội tạng có nhiều mỡ bao bọc ở cá đực lẫn cá cái vào tháng 1, 2,3 và 10, 11, 12. Trong khi đó, các tháng 5, 6, 7, 8, 9 thì hầu như lượng mỡ bám xung quanh nội tạng ít h ơn. Sang cuối tháng 10, có thể do hoạt động sinh sản dừng lại, cá tái hấp thụ sản phẩm sinh dục v à bắt đầu thời gian nghỉ ngơi nên các mô mỡ xuất hiện và bao xung quanh tuyến sinh dục. Cũng vì thế, HSI ở tháng 12 cao hơn so với tháng 11 (P < 0,05). Tháng 1, HSI thấp hơn so với tháng 12 có thể do quá trình tích lũy năng lượng xảy ra ở gan trước, sau đó mới đến các cơ quan khác trong cơ thể (Minerva Maldonado-García, 2005). So với thời điểm thấp nhất của GSI ở lo ài này tại vùng đảo Okinawa (26o04 - 53’N, 127o37’ - 128o21Đ), Nhật Bản từ tháng 11 đến tháng 2 thì không có sự sai khác mặc dù có sự khác nhau về vĩ tuyến phân bố. Đối với Lates calcarifer, thời điểm cá nghỉ ngơi và chuẩn bị cho mùa sinh sản là từ tháng 3 đến tháng 9 tại vùng đảo Tahiti (17o30’N), French Polynesia (Yann Guiguen et al., 1994). Có s ự sai khác về thời gian nghỉ ngơi ở hai loài có quan hệ gần gũi này có thể lý giải do sự khác biệt về khí hậu ở hai bán cầu Bắc và Nam. Như vậy, với những quan sát trên cho thấy thời điểm cá nghỉ ngơi tích luỹ năng lượng của cơ thể chuẩn bị cho mùa sinh sản có thể từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Đây cũng có thể l à một đặc điểm thích nghi của cá khi thời tiết m ùa mưa với nhiệt độ thấp không phù hợp cho các hoạt động sinh sản th ì cá tích luỹ năng lượng cho mùa sinh sản sau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier & valenciennes, 1828) trong điều kiện nuôi nhốt (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)