- Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận khác
1. Về mặt khách quan
Những năm qua, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty đã có những
thuận lợi nhất định. Với thực tại nền kinh tế nước ta trong xu thế mở cửa, hội
nhạp với khu vực và quốc tế đã tạo đã phát triển cho Tổng Công ty. Với một
loạt các sự kiện như việc Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ đối với
Việt Nam, việc ký kết với liên minh Châu Âu, gia nhập ASEAN, AFTA... đã góp phần tích cực trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty đối với các nước Châu á. Bên cạnh đó, việc Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam
và xu thế trong một vài năm tới Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ
quốc. Hơn nữa, theo hiệp định hàng dệt (ATC) ký tại vòng đàm phán thương
mại đa biên tháng 4/1997 ở Maraket ghi nhận rằng ATC sẽ thay cho hiệp định đa sợi (MFA) đến ngày 1-1-2005, tất cả hàng dệt may phải được hoà nhập trở
lại theo những nguyên tắc thương mại thông thường của WTO và như vậy hàng rào hạn ngạch hàng may mặc vào Mỹ sẽ được loại bỏ và thuế trung bình sẽ
giảm 9%. Đây là một thời cơ để có thể đi vào thị trường đầy tiềm năng này. Nhờ những cơ hội trên mà trong suốt thời kỳ 1998-2001 hàng may mặc xuất
khẩu không ngừng tăng lên, đặc biệt là hạn ngạch xuất khẩu vào EU luôn tăng
tạo ra một thị trường vững chắc cho Tổng Công ty. Do biết vận dụng những cơ
hội về chính sách mở cửa của Chính Phủ vì vậy cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực vừa qua không làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng xuất
khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty so với năm 2000, 2001 sản lượng xuất
khẩu hàng may mặc vẫn tăng khoảng 8% nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn không đạt được mức kế hoạch do nguyên nhân chính là do tác động của khủng
hoảng tài chính khu vực làm sức mua của các bạn hàng lớn như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc... giảm mạnh.
Ngoài ra, nguồn hàng may mặc chủ yếu phải thu mua, gia công ở các cơ sở
sản xuất dẫn tới giá thành cao, không chủ động, hạh chế hiệu quả sản xuất kinh
doanh, việc thu gom khối lượng hàng xuất khẩu thường gặp nhiều khó khăn.
Ngành may chủ yếu là may gia công cho nước ngoài nên kim ngạch xuất
khẩu lơn nhưng thực thu ngoại tệ thấp, chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch.
Thị trường xuất khẩu không ổn định, bị động, bị ép giá... Có tới 85% sản phẩm
may là làm gia công, chỉ còn 10-15% sử dụng vải trong nước. Thị trường nội địa còn để cho sản phẩm ngoại chiếm phần lớn.
Đặc biệt, đối với thị trường phi hạn ngạch, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc vẫn chưa ổn định chủ yếu là do:
+ Hàng hoá của ta sản xuất chưa phù hợp với nhu cầu thị hiếu của
+ Phương thức hoạt động chủ yếu là gia công xuất khẩu.
+ Việc tổ chức mạng lưới thông tin, tiếp thị ở nước ngoài chưa được
triển khai thống nhất.
+ Một số thị trường chưa được hưởng các quy chế ưu đãi.
+ Còn thiếu hiểu biết về thủ tục, tập quán và luật lệ của các nước và khu vực trên toàn thế giới.
Do xu hướng tự do hoá thương mại, nên hàng may mặc bên ngoài tràn vào
nước ta từ nhiều nguồn: Hàng nhập lậu, trồn thuế, hàng SIDA... giá rất rẻ, tràn ngập thị trường trong nước làm cho sản xuất hàng may mặc trong nước bị thu
hẹp. Hơn nữa, ngành may còn gặp nhiều khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra. ở đầu vào, nguyên kiệu trong nước ( ngành Dệt) chưa đáp ứng được do chất lượng vải thấp nên phải nhập khẩu, vì vậy rất bị động thường không đồng bộ
và bị hạn chế nhiều mặt về thời gian (nếu xuất sản phẩm quá 90 ngày thì phải
chịu thuế nhập khẩu). Giá gia công những năm gần đây không tăng, thậm chí
còn giảm. Chẳng hạn như giá gia công một áo sơ mi năm 1995 là 10 nghìn
đồng thì giảm xuống còn 5 nghìn đồng năm 1997; áo Jaket từ 80 nghìn đồng
xuống còn 30 nghìn đồng, thậm chí gia công lại chỉ còn 20 nghìn ...Năng suất
ngành may còn thấp (một công lao động ở ta chỉ làm được 10 áo sơ mi thấp hơn 27 áo ở nước ngoài). ở đầu ra, đối với EU có đến một nửa thị trường tiêu thụ bị khống chế bằng hạn ngajch. Hạn ngạch 2001-2003 với sơ loại sản phẩm
lên tới 54 nhóm so với 20 nhóm của các nước ASEAN khác. Thị trường không
hạn ngạch gần đây giảm như Nhật, thị trường Mỹ chưa sử dụng quy chế tối
huệ quốc nên vẫn chịu thuế suất cao. Đối với thị trường trong nước cũng đang
bị hàng nhập lậu trốn thuế cạnh tranh gay gắt.
Về mặt quản lý vĩ mô, một số chính sách hiện hành vẫn chưa thực sự tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, như hiện tượng thuế trùng thuế, không cạnh tranh được với giá thành, giá bán trên thị trường. Chính phủ chưa có ưu đãi về vốn vay hoặc miễn giảm thuế cho đầu tư phát triển ngành Dệt-May nên các dự án đầu tư mới, vốn lớn không dám triển khai vì không tính toán trả được lãi vay và vốn.
Vấn đề tỷ lệ xuất khẩu quy định tại giấy phép cũng cần có sự nhất trí chỉ đạo trong các cơ quản lý Nhà nước sao cho công bằng và hợp lý.
Bên cạnh những khó khăn tồn tại, Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam cũng
phải đương đầu với không ít những thách thức mới.
Cùng với tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thực hiện viẹc cắt
giảm thuế quan CEPT của khối mậu dịch ASEAN (AFTA), đàm phán để gia
nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đặt ra những thời cơ và thách thức
lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó những cố gắng nỗ lực trong
việc điều hành hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, xuất khẩu may nói riêng. Hiện nay, hiệp định mới được ký kết với EU cho giai đoạn 2001-2003 có
tăng lên nhưng thực tế ngành may Việt Nam vẫn dư thừa từ 20-25% năng lực.
Trong khi tình hình kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc đang có những diễn biến
phức tạp với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, do vậy sức mua trong nước sẽ trì trệ, thậm chí giảm. Theo nguồn tin thương mại
Nhật Bản, nhập khẩu quần áo năm 2000 đã giảm 13% về sản lượng và 5% về
giá trị so với năm 1999. Năm 2001, nhập khẩu quần áo tiếp tục giảm xuống
còn 20% về số lượng. Trong số các thị trường xuất khẩu lớn nhất phi hạn
ngạch của Tổng Công ty thì Nhật bản là thị trường lớn nhất. Hiện tượng thị trường xuất khẩu của Tổng Công ty bị trì trệ, cơ cấu cung cầu không cân đối
này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty, đòi hỏi Tổng Công ty phải có biện pháp kịp thời để ổn định và thức đẩy sự
phát triển hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của mình.
Mặt khác, do cơn bão tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam á đã làm một
số nước phải phá gái hoặc thả nổi đồng tiền nước họ, do vậy cạnh tranh xuất
khẩu hàng may mặc vào EU, Mỹ sẽ rất ác liệt. Khi đầu tư, mở rộng sản xuất
Tổng Công ty cần thấy rõ để tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro nhằm đạt hiệu
quả cao nhất.
Hơn nữa, nước ta đã là thành viên đầy đủ của ASEAN và thực hiện các điều khoản của hiệp định AFTA, tiến trình giảm thuế nhập khẩu là không thể
đảo ngược. Xu thế hội nhập thế giới ngày càng cao nên việc lựa chọn và định hướng đầu tư đúng, có hiệu quả đang đặt ra rất bức thiết. Đón nhạn thời cơ đồng thời dám chấp nhận thử thách, Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam cần
phải có những bước đi và giải pháp phù hợp trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc. Cạnh tranh gay gắt song không có nghĩa là không dám cạnh tranh, đây là một bài toán khó đối với Tổng Công ty. Đặc biệt Tổng Công ty đang
phải đương đầu với những đối thủ trên sức mình trong lĩnh vực hàng may mặc
cả về thị trường trong và ngoài nước. Chẳng hạn như Trung Quốc, một nước
láng giềng của ta có hoạt động xuất khẩu hàng may mặc rất phát triển. Hàng may mặc Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Việt Nam với những ưu thế hơn
hẳn cả về chất lượng và giá cả. Năm 2000, hàng may mặc xuất khẩu chiếm hơn
1/4 tổng xuất khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc đã mở rộng xuất khẩu sang
các thị trường Liên Xô cũ và các nước Châu Phi-đây vốn là những thị trường
dễ tính đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam. Liệu Tổng Công ty sẽ đối phó ra sao để cạnh tranh với một đối thủ tầm cỡ như vạy để có thể duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của mình.
Với những thách thức đó, Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam cần phải cân
nhắc và chuẩn bị thị trường xuất khẩu thật chu đáo mới có thể có cơ hội thắng