Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của TTCK đối với nền kinh tế, UBCKNN đã
đề ra chiến lược phát triển TTCK Việt Nam cho giai đoạn 2003-2010, với quan
điểm chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đi từ qui mô nhỏ đến lớn, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng thị trường hoạt
động ổn định, an toàn, hiệu quả, bảo vệ người đầu tư, và có thể linh hoạt thích ứng thực tế; đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: “Củng cố, ổn định và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường, từng bước mở rộng phạm vi, quy mô thị trường; tăng cường hiệu quả quản lý giám sát thị trường, bảo vệ người đầu tư. Góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam, đảm bảo ổn định và an ninh tài chính, tiền tệ
quốc gia; nâng cao khả năng cạnh tranh và chủđộng hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Tạo ra môi trường nhằm thúc đẩy tiến trình CPH và huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển”.
Mục tiêu giai đoạn 2003-2005 là củng cố TTCK và hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho thị trường, từng bước phát triển quy mô, phạm vi hoạt
động TTCK.
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt
động TTCK, tăng cung hàng hóa, hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng và phát triển các định chế hoạt động trên thị trường.
Một số chỉ tiêu cụ thể của giai đoạn này là: Phấn đấu đưa tổng giá trị thị
trường đạt mức 2-3% GDP. Xây dựng TTGDCK ban đầu cho cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội. Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao dịch tự động tại TTGDCK TP.HCM để thay thế hệ thống giao dịch ban đầu. Phát triển các Công ty niêm yết, CTCK, thành lập một số Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư
chứng khoán.
Mục tiêu giai đoạn 2006-2010 là tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ của TTCK.
Nhiệm vụ chủ yếu là mở rộng và tăng cường năng lực của thị trường, hiện
đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ, khuyến khích tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Chính vì thế các chỉ tiêu cụ thể của giai đoạn này là: Tổng giá trị thị trường
đạt mức 10-15% GDP. Nâng cấp thị trường giao dịch chứng khoán TP.HCM thành Sở giao dịch chứng khoán, hệ thống giám sát thị trường, thông tin thị trường tự động hoá hoàn toàn. Kết nối mạng giao dịch diện rộng giữa Sở giao dịch với các CTCK, đưa giao dịch qua mạng Internet. Cùng với điều đó, sẽ tiến hành nâng cấp thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội trở thành thị trường phi tập trung (OTC).
Đồng thời thành lập trung tâm lưu ký độc lập, cung cấp đồng thời các dịch vụ thanh toán, lưu ký, đăng ký chứng khoán tập trung, phục vụ cho hoạt động giao dịch chứng khoán của SGDCK và TTGDCK; lưu ký chứng khoán chưa niêm yết; tiến tới mở tài khoản lưu ký đến từng nhà đầu tư. Tăng cường số lượng và chất lượng các Công ty niêm yết, CTCK, Công ty quản lý quỹ và quỹđầu tư chứng khoán. Thành lập thí điểm một số Công ty định mức tín nhiệm.
TTCK Việt Nam với những bước đi cụ thể và có sự quản lý sát sao của UBCKNN sẽ từng bước hội nhập thị trường vốn quốc tế. Mở rộng liên kết thị
trường vốn với các nước trong khu vực theo tiêu chuẩn chung. Tham gia quy chế
niêm yết chéo trên các sở giao dịch của các nước trong khu vực ASEAN, tạo tiền
đề cho việc huy động vốn trên thị trường quốc tế.