Thực trạng vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.

Một phần của tài liệu Luận văn:Cơ sở lý luận chung về quản trị nguyên liệu và các giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn pptx (Trang 31 - 35)

III VÙNG NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN.

1. Thực trạng vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.

1.1. Vị trí địa lý:

Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn được quy hoạch ở 5 huyện Thọ

Xuân - Ngọc Lặc - Triệu Sơn - Thường Xuân - Yên Định, gồm 50 xã và 4 nông

trường quốc doanh của tỉnh Thanh Hoá, có tổng diện tích đất tự nhiên là

74.500ha, đất có khả năng trồng mía toàn vùng là 23.300ha, trong đó có

19.500ha nằm trong cự ly cách nhà máy khoảng 23km.

Căn cứ vào khả năng phát triển mía tại các điểm gần nhà máy trong vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy hoạt động ổn định kể cả khi nhà máy được

mở rộng. Tổng diện tích đất mía thời kỳ 1996 - 2010 được quy hoạch 15.000ha, trong đó mía đứng hàng năm 11.250ha, diện tích luân canh 3.750 đảm bảo sản lượng mía 900.000 đến 1.000.000 tấn mía năm.

- Khối nông trường quốc doanh có diện tích đất mía là 2.200ha, mỗi năm

cung cáp cho nhà máy 160.000 tấn mía cây.

- Khối tập thể và hộ gia đình diện tích đất mía là 12.800ha mỗi năm cung

cấp 740.000 tấn mía.

Theo quy hoạch diện tích mía trong vùng khá tập trung nằm trên lưu vực của

sông Chu và sông Mã, giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển mía về nhà máy.

1.2. Điều kiện đất đai:

Là vùng trung du của tỉnh Thanh Hoá có độ dốc dưới 12o, độ dày của tầng đất từ 0,8 - 1 mét và được chia thành 5 loại đất: đất nông nghiệp, đất có khả năng nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khác. Trong đó đất

nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 43,8%.

Đặc điểm của vùng là khe suối, hồ đập tự nhiên nhiều, độ ẩm của đất cao,

cây mía phát triển trên đất đồi vùng này rất phù hợp. Thực tế làm mía của các

nông trường, các họ gia đình trong nhiều năm qua đã chứng minh điều đó, năng

suất mía bình quân toàn vùng hiện nay đạt 58 tấn/ha, nhiều điển hình tiên tiến đã

1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu:

Vùng Lam Sơn có khí hậu ôn hoà, chịu ảnh hưởng không lớn của gió Tây Nam do địa hình đồi núi xen kẽ nếu hạn chế bớt một phần của gió bão. Qua theo dõi về tình hình thời tiết, khí hậu của vùng chúng tôi có nhận xét chung là một vùng mưa thuận gió hoà thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển đặc

biệt đối với cây mía.

Nhiệt độ của vùng biển động không điều hoà qua các tháng từ tháng 3 đến

tháng 10 nhiệt độ trung bình cả vùng lớn hơn 20oC và giảm dần ở vụ thu hoạch

mía. Nhìn chung nhiệt độ ở đây phù hợp với sinh trưởng, phát triển và tích luỹ đường của cây mía.

Về lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 lượng mưa lớn hơn các tháng trong năm trong đó tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất và giảm dần từ tháng 9, lượng mưa trung bình cả năm trên 1.500mm đáp ứng nhu cầu về nước cho cây

mía.

Ẩm độ các tháng trong năm lớn hơn 80%. Đây là ẩm độ rất phù hợp. Như

vậy điều kiện thời tiết khí hậu của vùng rất phù hợp cho cây trồng phát triển đặc

Biểu 1 - TÌNH HÌNH THỜI TIẾT KHÍ HẬU CỦA VÙNG QUA 3 NĂM

1.4. Tình hình kinh tế - xã hội:

1.4.1. Tình hình kinh tế:

Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn có cơ cấu nông, công nghiệp - dịch vụ. Sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất công nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp tập trung ở các thị trấn, thị tứ.

* Các ngành nghề sản xuất chính:

- Sản xuất lương thực trong vùng có bước phát triển khá, tổng diện tích đất nông nghiệp có 26.091ha. Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt xấp xỉ

100.000 tấn lương thực quy thóc, bình quân lương thực đầu người 200kg. Các

cây mẫu lương thực trồng chủ yếu trong vùng là lúa, ngô, khoai, sắn, dong

giềng.v.v.... Nhìn chung năng suất thấp và diện tích không ổn định hiện đang có xu hướng thu hẹp dần để phát triển trồng mía.

- Sản xuất cây công nghiệp như cao su, chè, mía, lạc.v.v... và cây ăn quả

những năm gần đây diện tích ngày một tăng. Riêng đối với cây mía năm 1980 đã quy hoạch bố trí đất mía 6.500ha ứng với công suất nhà máy 1.500 tấn/ngày. Vụ

mía 1996 - 1997 diện tích mía đứng 6.420ha. Sản lượng 360.000 tấn đảm bảo và

vượt công suất hiện tại của nhà máy.

- Sản xuất chăn nuôi phát triển toàn diện nuôi trâu, bò, lợn, dê.v.v....

Nghề rừng đây là vùng giầu tài nguyên nhưng sau nhiều năm khai thác, vốn

rừng đã cạn kiệt. Hiện còn 19.020ha đất rừng, trong đó rừng tự nhiên 12.413ha, rừng trồng 6.604ha chủ yếu là bạch đàn keo lá chàm, luồng.v.v.... Nhiệm vụ chính

của nghề rừng hiện nay là bảo vệ khoanh nuôi, tái sinh, trồng mới.

+ Sản xuất công nghiệp và dịch vụ:

Hoạt động công nghiệp lớn trong vùng là Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn công suất 2000 tấn mía/ngày. Nhà máy giấy Lam Sơn công suất 3000

tấn/năm và một số cơ sở sản xuất cót ép, mộc xẻ, gạch ngói.v.v...

Công nghiệp nhỏ đang phát triển với nhiều ngành nghề khác nhau như

Các ngành dịch vụ phát triển rộng khắp với nhiều hình thức kinh doanh,

từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Đặc biệt là các hình thức tổ

chức cung ứng vật tư nông nghiệp, vận chuyển mía, làm đất.v.v... đã góp phần thúc đẩy vùng nguyên liệu mía phát triển.

1.4.2. Tình hình xã hội:

Tổng số dân số trong vùng 290.360 người bao gồm các dân tộc Mường - Thái - Kinh, mật độ dân số 388 người/km2 (theo số liệu 1995). Tổng nguồn lao động 162.917 người, sự phân công lao động trong vùng, ở các thị trấn thị tứ 80% lao động làm công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, các nơi khác 90% lao động lâm nông nghiệp.

Mức sống dân cư không đều, khu vực Bái Thượng, Mục Sơn khoảng 200 USD/người/năm, khu trồng mía khoảng 180USD/người/năm, các nơi khác bình

quân 150USD/người/năm.

Trong vùng có 2 di tích lịch sử được xếp hạng đó là khu di tích Lam Kinh,

là nơi hội tụ của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi cầm đầu và đền thờ Lê Hoàn. Hiện nay đang được Nhà nước đầu tư tôn tạo tương lai nơi đây sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, là nơi hội tụ lễ hội của đồng bào cả nước.

1.5. Tình hình giao thông thuỷ lợi:

- Giao thông: Hệ thống giao thông bộ rất thuận tiện nhưng chất lượng

còn thấp, trong vùng có 2 tuyến quốc lộ chạy qua dài 66,3km; quốc lộ 15A dài 51km cấp V, quốc lộ 47 dài 15,3km cấp IV.

+ Đường tỉnh lộ có 7 tuyến dài 66,5km (cấp IV - VI)

+ Đường nội bộ vùng có 22 tuyến.

* Huyện Ngọc Lặc 10 tuyến dài 92km * Huyện Thọ Xuân 5 tuyến dài 54km * Huyện Thường Xuân 1 tuyến dài 8km * Huyện Triệu Sơn 3 tuyến dài 26km * Huyện Yên Định 1 tuyến dài 9km

+ Giao thông thuỷ: có 2 tuyến, Sông Chu 32km, sông Nông Giang 13km.

- Thuỷ lợi: Trong những năm qua các công trình thuỷ lợi đã được xây

dựng nhiều, toàn vùng có 25 trạm bơm điện tưới cho 2.857ha và 99 hồ đập tưới

Số diện tích được tưới đại bộ phận là đất lúa và một phần đất mía có vùng thấp, còn đại bộ phận đất mía chưa được tưới. Thực trạng của vùng nguyên liệu

phản ánh đầy đủ điều kiện mở rộng vùng nguyên liệu mía đảm bảo công suất mở

rộng của nhà máy từ 6.500 tấn mía ngày trở lên.

Một phần của tài liệu Luận văn:Cơ sở lý luận chung về quản trị nguyên liệu và các giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn pptx (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)