Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾĐề tài " Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO” doc (Trang 29 - 31)

IV. Phạm vi nghiên cứu

2. Về phía nhà nước

2.1. Định hướng phát trin ngành thy sn Vit Nam đến năm 2020 :

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đôi với chuyển dịch cơ cấu để đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả. Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở nghề cá, coi trọng phát triển nguồn nhân lực để qua từng kế hoạch 5 năm đạt được các tiến bộ vững chắc, nhằm cơ bản công nghiệp hoá ngành theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Tăng cường quản lý để nghề khai thác thuỷ sản có sự tăng trưởng hợp lý gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, khai thác mạnh các tiềm năng nuôi biển và các khu vực nước ngọt. Khai thác hợp lý tuyến nước lợ, kết hợp nuôi thâm canh hợp lý với phát triển nuôi sinh thái các đối tượng xuất khẩu. Giảm thất thoát sau thu hoạch gắn liền với áp dụng hệ thống thống nhất bảo đảm an toàn vệ

sinh từ khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Gắn xây dựng thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá tập trung, thống nhất với quản lý và phát triển theo vùng, phù hợp với cơ cấu kinh tế được quy hoạch cho các vùng, miền.

Lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập nhưng cũng

Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388 30

Thông qua triển khai các chính sách đổi mới, đặc biệt là các chính sách về thị

trường, về các thành phần kinh tế và về đất đai, mặt nước để phát huy cao nhất tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển ngành. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ, các dự án quốc tế.

Xây dựng cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm ổn định, vừa có tính cạnh tranh cao, vừa chủđộng đối phó với các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập. Nâng dần tiêu thụ trong nước gắn với phát triển thị trường thuỷ sản nội địa. Phát triển mạnh mẽ và đổi mới dịch vụ hậu cần nghề cá.

Bảo đảm an toàn cho ngư dân đi biển. Giảm thiểu rủi ro về người và tài sản do thiên tai, dịch bệnh hoặc do sự bất thường trong mua bán sản phẩm mà thị trường bên ngoài chi phối.

2.2. Định hướng v vn đề cht lượng, qun lý cht lượng và an toàn thc phmđến năm 2020: phmđến năm 2020:

Hình thành các trung tâm nghề cá lớn phải gắn với việc xây dựng các khu công nghiệp chế biến công nghệ cao để thu hút khối lượng thuỷ sản nguyên liệu lớn, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị cho các loại sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.

Nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị các cơ sở chế biến thuỷ sản hiện có và phát triển thêm để nâng cao tổng công suất cấp đông. Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ.

Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cao; bảo quản nguyên liệu thuỷ sản sau thu hoạch; Lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài, tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng thời phù hợp với điều kiện nghề cá nước ta.

Đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản chế biến, nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng và tươi sống, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao.

Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ nâng cấp các nhà máy chế

biến hiện có; Vùng Bắc Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có và phát triển thêm một số nhà máy.

Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388 31

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾĐề tài " Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO” doc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)