Đánh giá khả năng cạnh tranh đối với ngành thủy sản ở Việt Nam sau

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾĐề tài " Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO” doc (Trang 25 - 28)

IV. Phạm vi nghiên cứu

2. Đánh giá khả năng cạnh tranh đối với ngành thủy sản ở Việt Nam sau

2.1. Thách thc:

Sau khi gia nhập WTO, ngành thủy sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đã gặp phải một vài trở ngại:

Xuất khẩu thuỷ sản cũng còn nhiều thách thức, trong đó chủ yếu là các hàng rào kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao. Bởi vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản phải không ngừng đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp để siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản. Có làm tốt được điều này, năm 2008 mới có thể đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,25 tỷ USD. Ngành thủy sản cũng phải đẩy mạnh sử

dụng các tiến bộ công nghệ sinh học để phát triển nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn, giảm thuế nhập khẩu thủy sản để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết vấn đề

thiếu nguyên liệu, đa dạng mặt hàng và tăng cường chế biến hàng có giá trị gia tăng cao. Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu, giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững.

Bên cạnh đó, gia nhập WTO, thủy sản mất lợi thế về giá. Do vậy, chính Việt Nam lại đang tạo một thị trường tốt để cho sản phẩm các nước nhảy vào. Thủy sản Việt Nam đang xuất sang các thị trường có điều kiện hơn về công nghệ, về mức sống; và các nhà máy chế biến của nước ta đã đáp ứng được yêu cầu của họ. Song, hạ tầng cơ sở của nhiều nhà máy vẫn là sản xuất nông nghiệp, manh mún. Điều này có thế

mạnh trong việc phát huy nội lực nhưng lại rơi vào thế yếu khi sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn.

Trước đây, vấn đề An Toàn Vệ Sinh sản phẩm thủy sản quyết định ở sản phẩm cuối nhưng nay đã khác, phải "sạch" ngay từ khâu con giống, quá trình nuôi mới đến chế biến, nếu không sản phẩm không sạch. Rõ ràng là quả bóng trong chân mình, mình phải tự quyết định.

Nhược đim chính ca xut khu thy sn Vit Nam là chưa định hình, tập trung sức để tạo một số mặt hàng chủ lực, chưa có các giải pháp đồng bộ (tạo nguồn nguyên liệu lớn, ổn định, đúng tiêu chuẩn kích cỡ, độ tươi và công nghệ chế biến cao). Chưa tập trung giải quyết tốt việc đổi mới công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với

Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388 26

sản phẩm của nghề khai thác nhằm tăng chất lượng nguyên liệu. Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khép kín từ khâu sản xuất ban đầu (từ khâu sản xuất giống và thức ăn cho thuỷ sản) đến các công đoạn nuôi, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch theo nguyên tắc “ từ ao nuôi tới bàn ăn” còn nhiều bất cập chưa đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của các thị trường và của người tiêu dùng hiện đại.

Tuy đã có một số tiến bộ trong việc đa dạng hóa mặt hàng, song hàng thô vẫn chiếm 60%, còn mặt hàng có giá trị gia tăng mới có 40%.

Vấn đề đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu hàng hoá thuỷ sản cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài nước mắm Phú Quốc, chưa có nhãn hiệu hàng hoá nào

được đăng ký chính thức trên thị trường thế giới. Nếu có nhãn hiệu và thương hiệu chắc chắn sẽ tránh được nhiều rắc rối và nâng cao được uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thương trường.

Do chủng loại mặt hàng chế biến còn nghèo nàn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ

của người dân, hơn nữa việc tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị hầu như không có, vì vậy lượng hàng thuỷ sản thông qua chế biến được tiêu thụ rất hạn chế, chủ yếu cho người dân thành phố.Sản phẩm thuỷ sản phục vụ nhu cầu của thị trường vùng trung du miền núi chưa đáp ứng được do giá cả và chi phí vận chuyển còn cao.

2.2. Cơ hi:

Năm 2007, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó, khai thác

đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD. Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngang với trình

độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Việt Nam có 470 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về An toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó 245 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU, 34 doanh nghiệp được xuất vào Mỹ và Canada. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam,

đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội.

Đáng chú ý, dù là năm đầu tiên gia nhập WTO, nhưng xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn về nhiều mặt: số lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị

trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về

Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388 27

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản rất năng động, thể hiện qua các mặt sau:

Thứ nhất, là họ chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Thứ hai, chú ý đổi mới về phương pháp quản lý.

Thứ ba, luôn cải tiến công nghệ.

Thứ tư, thực hiện tốt việc quản lý tài chính.

Thứ năm, do sớm hội nhập nên các doanh nghiệp khá năng động trong việc đáp

ứng các yêu cầu của thị trường, cả về công nghệ chế biến cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm.

Tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Giám đốc cũng như nhân viên kỹ thuật nắm bắt nhanh nhạy công nghệ mới, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản luôn chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và VASEP tổ chức, vì vậy đã chủđộng điều tiết và phát triển thị trường, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng. Họ cũng tích cực nắm bắt các luật lệ quốc tế cũng như các quy

định của các nước thông qua các lớp đào tạo, tập huấn hoặc hội thảo.

(Nguồn: http://www.vietlinh.com.vn/ktcbxnk/vlktcbxnkShowContent.asp?ID=741, Tên bài báo: Thủy sản Việt Nam hội nhập, ngày cập nhật 11/2/2008)

Sinh viên thực hiện: Phạm Lê Đông Hậu - 4054388 28

CHƯƠNG 3

GII PHÁP THÚC ĐẨY HOT ĐỘNG XUT KHU THY SN

VIT NAM

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾĐề tài " Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO” doc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)