Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 1939)

Một phần của tài liệu phần 2 (Trang 57 - 59)

Trung Quốc (1919 - 1939)

1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hoạt động 2: Làm việc cả lớp

HS đọc trong SGK để suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:

- Nét chính của phong trào Ngũ tứ (Nguyên nhân, lực lượng tham gia, địa bàn, mục đích).

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý.

+ Nguyên nhân (Yếu tố bên trong là quyết định bất công của các nước đế quốc, bên ngoài là ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười).

-Phong trào Ngũ tứ (04/5/1919) - Học sinh, sinh viên lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội, đặc biệt là giai cấp công nhân.

- Từ Bắc kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước. + Phong trào bắt đầu từ học sinh, sinh viên ở Bắc

Kinh, sau đã thành công lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân lan ra khắp 22 tỉnh và 50 thành phố trong cả nước.

- GV nêu câu hỏi: Nét mới và ý nghĩa trong phong trào này?

- HS trả lời, tranh luận, bổ sung rồi GV chốt lại.

- Kết quả: Thắng lợi.

+ Nét mới là lực lượng giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt (trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập).

+ Mục tiêu đấu tranh: Chống đế quốc và phong kiến. Không chỉ dừng lại chống phong kiến như cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911.

+ Đây chính là bước chuyển từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu mới, là mốc mở ra thời kì cách mạng mới ở Trung Quốc.

Hoạt động 3: Làm việc cá nhân

- GV chuyển tiếp: Từ sau phong trào Ngũ Tứ, cách mạng Trung Quốc đã có những chuyển biến sâu sắc, điều đó được thể hiện qua các sự kiện nào?

- HS trả lời.

- GV nhận xét và chốt lại.

+ Việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng sâu rộng.

+ Nhiều nhóm cộng sản được thành lập. Trên sự chuyển biến mạnh mẽ của giai cấp công nhân sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. Tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc. Đồng thời mở ra thời kì giai cấp vô sản đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

- Tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.

Hoạt động 1: Làm việc nhóm

- GV: Từ sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, tiến trình lịch sử Trung Quốc gắn liền với các cuộc nội chiến (giữa lực lượng của nhưng người cộng sản với Quốc dân đảng). Trong quá trình này, lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã trải qua cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ đầy thăng trầm nhưng đã dần lớn mạnh, trưởng thành và tiến tới giành thắng lợi. Trong những năm 1924 - 1927, cuộc nội chiến lần thứ nhất đã diễn ra mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927) và cuộc nội chiến lần thứ hai (còn gọi là nội chiến Quốc - Cộng) (1927 - 1937).

+ Nhóm 1: Tóm tắt diễn biến chính của chiến tranh Bắc phạt.

+ Nhóm 2: Nêu nét chính của cuộc nội chiến.

- Từng nhóm đọc SGK, tìm ý, thống nhất ý kiến, trình bày trên một trang giấy khổ A1.

- HS bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét và chốt ý:

2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927) và Nội chiến Quốc Cộng (1927 - 1937)

+ Nhóm 1: Chiến tranh Bắc phạt

• 12/4/1927: Quốc dân Đảng tiến hành chính biến ở Thượng Hải.

- Nội chíên Quốc - Cộng (1927 - 1937):

+ Kéo dài. • Tàn sát, khủng bố đẫm máu những người Cộng

sản. Một tuần lễ sau, thành lập chính phủ Nam Kinh, đến tháng 7/1927: Chính quyền rơi hoàn toàn vào tay Tưởng Giới Thạch.

+ Nhóm 2: Sau chiến tranh Bắc phạt, quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng (1927 - 1937) cuộc nội chiến kéo dài 10 năm.

+ Vạn lý trường chinh (10/1934).

• Quân Tưởng đã tổ chức 4 lần vây quét lớn, nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản nhưng đều thất bại. Lần thứ 5 (1933 - 1934) thì lực lượng cách mạng bị thiệt hại nặng nề và bị bao vây.

• Tháng 10/1934: Quân cách mạng phá vây rút khỏi căn cứ tiến lên phía Bắc (Vạn lý trường chinh).

+ Tháng 7/1937: Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, nội chiến kết thúc.

• Tháng 01/1935: Mao Trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng.

• Tháng 7/1937: Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Vì quyền lợi dân tộc và sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân nên Quốc Cộng hợp tác, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật.

+ Cuộc kháng chiến chống Nhật.

+ Kháng chiến chống Nhật.

- GV gợi mở giúp HS nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp 10: Trang sử đầu tiên của người Ấn Độ? Dòng sông Hằng, sông Ấn gợi cho em nhớ hình ảnh nào về Ấn Độ? Tại sao Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn?

- Sau đó, GV nhận xét, nhấn mạnh những nét đặc sắc của Ấn Độ thời Cổ - trung đại rồi vào phần bài học.

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939)

Một phần của tài liệu phần 2 (Trang 57 - 59)