Phần mở đầu GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học 2 Phần nội dung chính

Một phần của tài liệu SGV Ngữ văn 12 tập 1 (Trang 61 - 67)

2. Phần nội dung chính

a) Hớng dẫn HS tìm hiểu mục 1 (Mục đích và nhiệm vụ của phần Làm

văn trong Chơng trình Ngữ văn ) bằng một số câu hỏi sau :

– Theo anh (chị) mục đích của học Làm văn trong nhà trờng là gì ? – Suy nghĩ và diễn đạt suy nghĩ khác nhau ở chỗ nào ?

– Nhiệm vụ của phần Làm văn là gì ? Tại sao nói và viết phải phù hợp với đối tợng và hoàn cảnh giao tiếp ?

b) Hớng dẫn HS tìm hiểu mục 2 (Cấu trúc các nội dung cơ bản của phần

Làm văn trong Chơng trình và sách Ngữ văn THPT). Mục này SGK đã nêu

khá rõ, GVchỉ cần nêu yêu cầu : Căn cứ vào SGK anh (chị) hãy nêu lên nội dung trọng tâm của mỗi lớp. Sau đó cho HS trao đổi và GV tổng kết nh phần

Những điểm cần lu ý ở trên.

c) Hớng dẫn HS tìm hiểu mục 3 (Mối quan hệ giữa nội dung Làm văn với

phần Văn học và Tiếng Việt) bằng một số câu hỏi sau :

– Làm văn sử dụng những tri thức nào của phần Văn học và Tiếng Việt ? – Làm văn có tác dụng nh thế nào đối với phần Tiếng Việt và Văn học ? d) Tổ chức và hớng dẫn HS luyện tập (tiết 2)

GV lần lợt nêu từng nội dung, yêu cầu HS chuẩn bị ra giấy nháp, sau đó cho trao đổi và rút ra kết luận của từng vấn đề.

3. Phần củng cố

GV nhấn mạnh vai trò và tác dụng của việc học làm văn : học cách suy

nghĩ và biết diễn đạt suy nghĩ, vì thế cần có màu sắc cá nhân, sáng tạo và độc

đáo, không sao chép văn mẫu. IV – Tài liệu tham khảo

– Chơng trình THPT môn Ngữ văn – Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, 2006.

– Muốn viết đợc bài văn hay – Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2008 (tái bản có bổ sung sửa chữa).

– Làm văn (Giáo trình Cao đẳng s phạm) – Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), NXB Đại học S phạm Hà Nội, 2007.

ôn tập về văn học (Học kỳ II)

(2 tiết)

I - mục tiêu cần đạt

– Củng cố và hệ thống hoá các tri thức cơ bản về văn học Việt Nam trong Chơng trình Ngữ văn 12 Nâng cao, Học kì II về hai phơng diện lịch sử (trớc và sau năm 1975) và thể loại.

– Nắm vững và vận dụng đợc các tri thức về lí luận văn học vào việc tiếp nhận các giá trị văn học phân biệt phong cách một số tác phẩm và phân tích quy luật các quá trình văn học đợc học trong Chơng trình Ngữ văn 12 Nâng

cao, Học kì II.

II - những điểm cần lu ý

1. Về nội dung

Nội dung chơng trình văn học Học kì II gồm một số tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn trớc và sau năm 1975 đến hết thế kỉ XX (giai đoạn văn học đổi mới). Thể loại chủ yếu của các tác phẩm là truyện ngắn hiện đại. Ngoài ra có một trích đoạn tiểu thuyết.

Vì thế có hai điểm cần đặc biệt lu ý : a) Về văn học thời kỳ đổi mới

Sau năm 1975, dân tộc ta giành lại đợc chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ và đất nớc trở lại cuộc sống hoà bình. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi, tất nhiên văn học (cũng nh mọi mặt của đời sống xã hội) cũng thay đổi. Công cuộc đổi mới văn học thật sự bắt đầu từ năm 1986 (Đại hội Đảng lần thứ VI).

Sự đổi mới văn học đợc quyết định trớc hết bởi sự thay đổi trong ý thức của các nhà văn. Công cuộc đổi mới văn học ngày càng sâu sắc và toàn diện từ đề tài (quan tâm đến đề tài thế sự, số phận cá nhân, giá trị nhân bản) đến thi pháp, phong cách, trên cơ sở sự đổi mới của ngời viết trong quan niệm về hiện thực và con ngời, quan niệm về nhà văn và độc giả, trong sự tiếp nhận ngày càng rộng rãi văn học nớc ngoài. Tinh thần đổi mới thực chất là tinh thần dân chủ

hoá trong quan niệm về con ngời. Công cuộc đổi mới ngày càng đạt đợc thành tựu trên nhiều mặt. Nổi trội hơn cả là thành tựu về văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết, kí).

Trong quá trình đổi mới văn học, các cây bút ngày càng thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, mỗi nhà văn đều muốn có những tìm tòi riêng về t tởng, bút pháp, phong cách.

b) Đặc trng truyện ngắn hiện đại

Nghệ thuật truyện ngắn có những khâu cơ bản sau đây :

– Sáng tạo tình huống độc đáo làm bật nổi chủ đề tác phẩm và tính cách các nhân vật truyện.

– Khắc hoạ tính cách, diễn tả tâm lí nhân vật. – Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn.

– Chi tiết chọn lọc, ngôn ngữ tinh luyện.

Có truyện hay ở mọi khâu. Có truyện chỉ trội ở khâu này, khâu khác. Truyện ngắn hiện đại thờng chú ý đến diễn biến nội tâm nhân vật hơn là sự kiện bên ngoài, tạo ra những tác phẩm "phi cốt truyện" ; thờng thay đổi điểm nhìn trần thuật, chú trọng độc thoại nội tâm, tạo nhiều giọng điệu, mở rộng sự xâm nhập của nhiều thể loại khác.

c) Chơng trình Ngữ văn 12 Nâng cao, Học kì I có hai bài về lí luận văn học :

Phong cách văn học và Quá trình văn học. Chơng trình Học kì II có hai bài : Giá trị văn học và Tiếp nhận văn học. Cần lu ý đến khái niệm phong cách

nghệ thuật trong văn học. Phong cách nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật. Mỗi nhà văn tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới nghệ thuật (hay thế giới hình tợng) ấy có thể rất đa dạng nhng bao giờ cũng có tính thống nhất. Cơ sở thống nhất là cảm quan riêng về thế giới và sâu hơn nữa là t tởng nghệ thuật riêng của nhà văn. Phong cách nghệ thuật của nhà văn có sự chuyển biến từ tác phẩm này đến tác phẩm khác, vì văn học là một hoạt động sáng tạo, nhng dù chuyển biến thế nào, bao giờ cũng trên một căn bản thống nhất. Về giá trị văn học, cần lu ý các giá trị (thẩm mĩ, nghệ thuật, nhận thức và giáo dục không đồng nhất nhng thống nhất với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. Về lí luận tiếp nhận văn học, cần lu ý đến hai mặt : chủ quan và khách quan trong tiếp nhận một tác phẩm. Ngời đọc tâm hồn càng phong phú, tri thức càng rộng rãi, trải nghiệm càng nhiều thì tiếp nhận tác phẩm càng sâu

sắc. Nhng tiếp nhận phải trên cơ sở toàn bộ văn bản tác phẩm nh một chỉnh thể, tránh suy diễn từ những điều không có trong văn bản hoặc những chi tiết tách rời chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm.

d) Về việc vận dụng nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê vào việc phân tích tác phẩm Ông già và biển cả, cần chú ý : sự vận dụng ở đây có hai khó khăn cần khắc phục : một là SGK không in toàn bộ tác phẩm mà chỉ cung cấp một đoạn trích ; hai là phải tìm đợc t tởng của tác phẩm không phải trên phần nổi của văn bản mà ở phần chìm của nó. Vậy khi vận dụng nguyên lí "tảng băng trôi" vào việc tìm hiểu tác phẩm, một mặt cần đọc kĩ cả phần Tiểu dẫn để biết đợc toàn bộ văn bản tác phẩm, đặc biệt là những chi tiết ở phần kết thúc của thiên truyện. Mặt khác, cần đặc biệt chú ý đến những lời độc thoại nội tâm của ông lão đánh cá, thể hiện tinh thần quyết không chịu bị đánh bại của ông ta và ý nghĩa biểu tợng của hình tợng nhân vật này trong cuộc vật lộn với con cá dữ.

2. Về phơng pháp

Phát huy tính tích cực của HS trong việc chuẩn bị ôn tập (GV cần kiểm tra việc chuẩn bị của HS) và trao đổi ở lớp dới sự hớng dẫn của GV.

iii – tiến trình tổ chức dạy học 1. Phần mở đầu

Giới thiệu nội dung ôn tập và yêu cầu ôn tập. 2. Phần nội dung chính

Văn học Việt Nam

Câu hỏi a) Yêu cầu HS đọc phần Tri thức đọc - hiểu về Truyện ngắn hiện đại

(SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một) và về tình huống truyện (SGK Ngữ văn

12 Nâng cao, tập một). GV tham khảo thêm điểm 6, mục I, phần II (Những điểm cần lu ý).

Khi vận dụng lí luận vào việc phân tích các truyện ngắn, cần chú ý sự khác nhau về đề tài, t tởng và bút pháp giữa các truyện viết trớc năm 1975 và các truyện ngắn viết sau năm 1975 (giai đoạn đổi mới).

Câu hỏi b) Chú ý nội dung đề tài và cảm hứng đổi mới của cuốn tiểu thuyết

này (từ cảm hứng sử thi đến cảm hứng thế sự, từ t tởng trong quan hệ với cộng đồng dân tộc, giai cấp đến t tởng trong quan hệ cá nhân, đời t, gia đình).

Câu hỏi c) Xem điểm a (Về văn học thời kì đổi mới), mục 1 (về nội dung) của

phần II (Những điểm cần lu ý).

Văn học nớc ngoài

Câu hỏi a) Hai tác phẩm Số phận con ngời (Sô-lô-khốp) và Thuốc (Lỗ Tấn)

chủ yếu khác nhau về nghệ thuật trần thuật. Số phận con ngời thiên về cảm hứng trữ tình, nghĩa là tác giả thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của mình trong việc sáng tạo tình huống truyện, miêu tả nhân vật, chọn lựa chi tiết có tính gợi cảm về nỗi đau và tình thơng của con ngời phải chịu số phận bất hạnh trong chiến tranh. ở tác phẩm Thuốc, tác giả cố tình nén chặt tình cảm, trần thuật một cách khách quan lạnh lùng, cốt làm nổi bật hiện thực xã hội ngột ngạt, đen tối, tàn nhẫn với những ngời dân Trung Quốc dửng dng, vô cảm một cách ngu xuẩn, vừa đáng giận, vừa đáng thơng vì thấm đẫm đầu óc nô lệ. Điều này đặc biệt thể hiện ở sự sáng tạo tình huống truyện và ở những đoạn đối thoại của các nhân vật và những hình ảnh có ý nghĩa biểu tợng.

Câu hỏi b) Đọc phần Tri thức đọc - hiểu (Nguyên lí "tảng băng trôi" trong SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai. GV đọc thêm mục d, điểm 1, phần II (Những điểm cần lu ý).

Câu hỏi c) Cần cho HS chọn lựa tác phẩm (trong SGK Ngữ văn 12 Nâng cao) một cách hoàn toàn tự do, và yêu cầu phát biểu một cách chân thật. GV cần tham khảo mục c, điểm 1, phần II (Những điểm cần lu ý) và nhấn mạnh đối với HS về hai điểm : mọi giá trị của tác phẩm đều phải đợc nhận thức từ toàn bộ văn bản tác phẩm nh một chỉnh thể nghệ thuật ; bốn lớp giá trị của tác phẩm, trong thực tế không tách rời nhau mà gắn bó với nhau và là tiền đề của nhau. 3. Phần củng cố

Dựa theo Yêu cầu cần đạt của bài Ôn tập văn học (trong SGK) để củng cố. IV - tài liệu tham khảo

Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học lớp 12, Nguyễn Đăng Mạnh (chủ

Tổng kết tiếng Việt

(2 tiết) I - MụC TIÊU CầN ĐạT

Giúp HS :

– Củng cố và hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học từ lớp 10 ; – Biết vận dụng những kiến thức nói trên vào việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

II - NHữNG ĐIểM CầN LƯU ý

1. GV cho HS chuẩn bị trớc ở nhà bằng cách đọc lại các bài có liên quan trong SGK Ngữ văn 10, 11, 12 Nâng cao.

2. Cần xâu chuỗi những kiến thức có trong từng nhóm bài (chẳng hạn, nhóm bài về phong cách ngôn ngữ đợc dạy suốt từ lớp 10 đến lớp 12) càng nhiều càng tốt.

III – TIếN TRìNH Tổ CHứC DạY HọC

1. GV lên lớp theo trật tự các đề mục bài trong SGK.

Một phần của tài liệu SGV Ngữ văn 12 tập 1 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w