II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
IV/.TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY
Công ty có lực lượng lao động khá đông đảo, có trình độ văn hoá trình độ chuyên môn. Trong tổng số 751 lao động có 419 nam và 332 nữ, có 107 có trình độ chuyên môn tốt nghiệp Đại học, 13 tốt nghiệp cao đẳng, 94 trung cấp, 139 sơ cấp, 200 công nhân kỹ thuật và 198 không qua đào tạo. Với 13 người có trình độ ngoại ngữ tốt nghiệp Đại học, 61 người có trình độ ngoại ngữ bằng C.
Nhìn chung lực lượng kinh doanh của Công ty đảm bảo về số lượng về chất lượng và được sắp xếp tương đối hợp lý. Tuy nhiên có điều, số công nhân lành nghề ít và đặc biệt chưa sử dụng hết thời gian lao động và cương độ lao động của người lao động. Đồng thời Công ty cũng chưa có biện pháp để sử dụng hết chất xám, phát huy mọi khả năng của người lao động. Sản phẩm của Công ty chủ yếu là “sản phẩm dịch vụ” mà trong kinh doanh dịch vụ, nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng là hiện thân của chính Công ty. Khách hàng chỉ biết đến Công ty thông qua các dịch vụ do các nhân viên này trực tiếp cung cấp. Do đó đối với mỗi nhân viên tiếp xúc, từ hình thức đến cử chỉ lời nói, thái độ đối với khách hàng là rất quan trọng. Nhận thức được điều này, Công ty thường xuyên tổ chức cho các nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ, nâng cao kỹ năng ứng xử với khách hàng để họ có những kiến thức cần thiết phục vụ tốt cho công việc. Đồng thời Công ty tiến hành quản lý chặt chẽ ngay từ khâu tuyển dụng lao động để luôn bảo đảm về chất lượng lao động.
-Hình thức và phương pháp trả lương của đơn vị theo doanh thu có khống chế lợi nhuận. Trên cơ sở lao động thực tế, lương cơ bản (Lương kỳ I), tổng hệ số trách nhiệm kỳ II của từng đơn vị, từng xí nghiệp để phân phối cho người lao động.
+Thưởng hàng quý theo kết quả sản xuất kinh doanh: phương pháp trả theo ngày công và chất lượng ngày công lao động.
+Thưởng đột xuất: cho những người có việc làm tốt đột xuất (như sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, có thái độ phục vụ tốt, trả lại của rơi cho khách hàng...)
-Tác dụng: Ưu điểm:
+Khuyến khích các đơn vị tăng doanh thu và tăng năng lực kinh doanh của đơn vị.
+Khai thác triệt để các khả năng dịch vụ tại sân bay.
+Luôn đảm bảo được lợi nhuận kế hoạch, từ đó chủ động được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Không khuyến khích các đơn vị giảm chi phí để hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận.
Công ty cũng đảm bảo chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Hàng năm đều mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên với tổng số tiền: 677.538.689 đ
Đảm bảo tiền lương cho người lao động, tiền lương bình quân đã tăng từ 1.420.000 đ / người /tháng năm 1997, lên 1.514.000 đ/người năm 1998 và lên 1.561.000 đ/ người/ tháng năm 1999. Công ty cũng có chế độ khen thưởng cho những người có thành tích lao động tốt, hàng quý, hàng năm đều có thưởng cho người lao động trong công ty với tổng số tiền là: 100.000.000 đồng. Nhờ vậy đã làm cho cán bộ công nhân viên yên tâm hơn trong công
tác, phát huy tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh của doanh nghiệp.
V\.PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 1997- 1999.
1/.So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
NASCO qua 3 năm 1997- 1999.
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
a.Doanh thu:
+Doanh thu thực hiện của toàn công ty năm 1998 tăng 27,08% so với năm 1997; năm 1999 tăng 10,25% so với năm 1998.
Trong đó:
-Xí nghiệp vận tải ôtô Hàng không Nộ Bài có tốc độ lớn nhất:
Năm 1998 tăng 81,08% so với năm 1997; năm 1999 tăng 43,94% so với năm 1998, lớn hơn mức tăng bình quân của công ty.
-Tiếp theo đó là xí nghiệp thương mại Hàng Không Nội Bài năm 1998 tăng 25,01% so với năm 1997; năm 1999 tăng 5,26% so với năm 1998
-Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp Hàng Không Nội Bài năm 1998 tăng 14,72% so với năm 1997; năm 1999 tăn 1,39% so với năm 1998
-Khối miến thuế năm 1998 tăng 15,31% so với năm 1997; năm 1999 chỉ bằng 97% so với năm 1998
-Xí nghiệp dịch vụ- khách sạn năm 1998 tăng 7,05% so với năm 1997 và năm 1999 tăng 95,79% so với năm 1998.
Sở dĩ có kết quả kinh doanh đó là do:
-Trong 2 năm 1998- 1999 công ty đã tổ chức tốt khâu sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng kịp thời, giá trị sản lượng hàng hoá dịch vụ tăng 8- 10%. Phát huy và tận dụng những nguồn thu từ thị trường hiện tại và mở ra lĩnh vực kinh doanh mới, đổi mới một số trang thiết bị phục vụ kinh doanh.
-Một số dịch vụ mà công ty cung cấp được tăng giá ( do tổng công ty duyệt giá) như hoạt động dịch vụ phục vụ vận chuyển hành khách trong sân đỗ máy bay của xí nghiệp vận tải ô tô Hàng Không Nội Bài.
-Hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh của các xí nghiệp thành viên của công ty có những nỗ lực phấn đấu đáng kể của toàn bộ tập thể, cán bộ công nhân viên trong công ty.
-Tuy vậy năm 1999 một số lĩnh vực kinh doanh của công ty có doanh thu thấp so với năm 1998. Việc kinh doanh bán hàng miễn thuế gặp nhiều khó khăn do khách qua cảng giảm (Năm 1999 cửa hàng NASCO- SDC thực hiện được doanh thu bằng 75,33% so với năm 1998; cửa hàng NASCO- IPP có doanh thu năm 1999 bằng 52,20% so với năm 1998).
b.Chi phí
-Tổng chi phí 3 năm: 201.222.112.877 đ. Có tỷ suất chi phí: 1997: 90,14%; 1998: 94,98%; 1999: 99,55%
Tốc độ tăng chi phí trong hai năm 1998, 1999 lớn hơn so với tốc độ tăng doanh thu (năm 1998 tăng 34,67% so với năm 1997; năm 1999 tăng 15,55% so với năm 1998) cụ thể:
+Tiền lương: 1998 tăng 12,99% so với năm 1997; năm 1999 tăng 11,75% so với năm 1998.
+Bảo hiểm y tế (năm 1998 tăng 28,98% so với năm 1997; năm 1999 tăng 11,23% so với năm 1998); kinh phí công đoàn, bảo hiển xã hội tính theo chế độ chính sách Nhà nước.
+Nguyên nhiên liệu: năm 1999 tăng 43,97% so với năm 1998 +Vốn hàng: năm 1999 tăng 0,54% so với năm 1998
+Khấu hao cơ bản TSCĐ: năm 1998 tăng đột biến so với năm 1997 (gấp 4 lần) là do công ty áp dụng chế độ khấu hao nhanh tài sản cố định (chủ yếu là xe ô tô); năm 1999 tăng 58,07% so với năm 1998.
+Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 1999 tăng đột biến (gấp 2 lần so với năm 1998)
+Chi phí bằng tiền khác: Năm 1999 giảm xuống còn 85,63% so với năm 1998.
+Thuế: Năm 1998 tăng 36,63% so với năm 1997; năm 1999 tăng 7,3% so với năm 1998 điều này chứng tỏ cty ngày càng đóng góp cho Nhà nước nhiều hơn, nhất là thuế doanh thu.
+Lợi nhuận thực hiện (trước thuế lợi tức); năm 1998 chỉ bằng 65% so với năm 1997; năm 1999 bằng 9,84% năm 1998 trong khi doanh thu tăng 10,25%
Theo bảng phụ lục và như trên phân tích ta thấy: Tốc độ tăng doanh thu tăng cao hơn tốc độ tăng chi phí. Song tất cả lợi nhuận thực hiện của các xí nghiệp thành viên năm 1999 đều giảm so với năm 1998. Xí nghiệp có tỷ lệ
lợi nhuận thấp nhất là xí nghiệp vận tải ô tô Hàng Không Nội Bài giảm 154% so với năm 1998 trong khi doanh thu tăng 44% sở dĩ như vậy là do:
-Công ty áp dụng chế độ khấu hao nhanh và tăng chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh.
-Tăng số lao động toàn cty do vậy chi phí về trả lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng.
-Chi phí cho việc sử dụng nguyên, nhiên liệu tăng do giá xăng dầu của Nhà nước tăng.
-Việc quản lý chi phí mua ngoài của công ty còn lỏng lẻo dẫn tới việc tăng chi phí này.
c.Lợi nhuận
Nguồn hình thành lợi nhuận:
-Hoạt động dịch vụ vận tải mặt đất Hàng Không.
-Hoạt động dịch vụ thương mại: bán buôn, fastfood, nhà hàng bách hoá, souvernir.
-Hoạt động liên doanh với nước ngoài: bán hàng miễn thuế
-Hoạt động dịch vụ phục vụ mặt đất: dịch vụ phục vụ làm sạch, vận hành hệ thống điện lạnh, điện nước, dịch vụ phục vụ khách F & C cho khách Việt Nam và khách quốc tế, dịch vụ cho thuê văn phòng cho các hãng Hàng Không nước ngoài.
Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp: trong 3 năm 1997- 1999=9.668.450.063đ
-Năm 1997 công ty kinh doanh có hiệu quả về lợi nhuận đã đặt ra vượt chỉ tiêu cấp trên giao.
-Năm 1998-1999 lợi nhuận có giảm do công ty tổ chức thực hiện đầu tư mua phương tiện vận tải để đáp ứng nhu cầu thị trường bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Vì vậy, phải thực hiện cơ chế khấu hao nhanh để trả vốn lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, sẽ có lợi khi hoàn trả song vốn cho ngân hàng.
d.Các khoản nộp ngân sách và nghĩa vụ:
Trong 3 năm doanh nghiệp đã nộp ngân sách Nhà nước: -Thuế các loại: 7.097.798.598 đ
-Bảo hiểm + phí công đoàn: 1.673.556.139 đ
Tình hình thu nộp ngân sách của công ty đều đạt và vượt chỉ tiêu cấp trên giao. Hàng năm có mức tăng trưởng đạt trên 15%.
2.So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị
thành viên vật chất công ty qua các năm 1997-1999 (số liệu ở bảng là 3
năm 1997-1999 ở mục này chỉ so sánh bằng lời 2 năm 1998-1999)
a.Về doanh thu.
Trong năm 1999, tỷ trọng doanh thu của xí nghiệp vận tải ô tô Hàng Không Nội Bài lớn nhất trong toàn công ty (29%) sở dĩ có tình hình như vậy vì trong năm 1999 hoạt động kinh doanh phục vụ trong sân đỗ máy bay của xí nghiệp đối với Hàng Không Việt Nam được tăng giá dịch vụ, ngoài ra thị phần vận chuyển hành khách của xí nghiệp từ Hà Nội tới Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và ngược lại, đi các tỉnh đã chiếm được tỉ lệ cao hơn so với năm 1998 (trong năm 1998 thị phần đó trung bình tính cả hai đầu là 28% và tính đến năm 1999 thị phần đó đã tăng lên 42%).
Tỷ trọng về doanh thu cao thứ hai trong công ty là xí nghiệp Thương mại Hàng Không (26%), trong khi đó năm 1998 xí nghiệp Thương mại Hàng
Không chiếm tỷ trọng đứng đầu về doanh thu trong toàn công ty, điều đó là do các hoạt động dịch vụ trong cách ly vẫn đáp ứng tiến độ tăng trưởng dịch vụ trung bình từ 8-10% nhưng những hoạt động ngoài cách ly hoạt động kinh doanh giảm 4% năm, do xu hướng hiện tại khách qua cảng thường có thời gian đến sát giờ bay, thời gian chờ rất ít, vì vậy muốn xí nghiệp dịch vụ thương mại Hàng Không phát triển thì cần có cơ chế quản lý năng động, phù hợp hơn, được đầu tư về vốn sao cho có sự thay đổi về vật chất để có thể mở rộng kinh doanh và phát triển kinh doanh theo chiều sâu ở các lĩnh vực: buôn bán, Fastfood, nhà hàng bách hóa, Souvenir với các hình thức tự đầu tư, tự kinh doanh hoặc liên kết, hợp tác kinh tế liên doanh...
Khối hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước bán hàng miễn thuế trong cách ly quốc tế đi và đến chiếm tỷ trọng 23% trong hoạt động doanh thu của công ty trong năm 1999 (trong năm 1998 tỷ trọng này là 26%). Lý do: trong năm 1999, lượng khách xuất và nhập cảnh qua cảng Hàng Không Nội Bài thấp hơn so với năm 1998 (năm 1999 so với năm 1998 lượng khách giảm 5,62%), ngoài ra tình hình cung cấp hàng trong năm 1999 tuy đã đáp ứng được nhu cầu nhưng vẫn còn chậm hơn so với đơn đặt hàng, từ đó gây giảm sút về doanh thu, những mặt hàng điểm thường không có vào thời điểm bán, chính sách xuất nhập cảnh hàng hoá miễn thuế của Nhà nước cũng thay đổi, gây khó khăn trong việc kinh doanh hàng hoá trong các cửa hàng miễn thuế này. Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp Hàng Không Nội Bài chiếm tỷ trọng doanh thu năm 1999 trong toàn cty là 16% (tỷ trọng trong năm 1998 là 17%) hoạt động kinh doanh của xí nghiệp có tính ổn định vì các hoạt động kinh doanh chính của xí nghiệp ít phụ thuộc nhiều vào tình hình biến động của thị trường đó là các hoạt động dịch vụ làm sạch, vận hành hệ thống điện- điện lạnh, nước, dịch vụ khách F & C cho Hàng Không Việt Nam và các
hãng Hàng không quốc tế khác, dịch vụ cho thuê văn phòng cho các hãng Hàng Không nước ngoài.
Xí nghiệp du lịch khách sạn Hàng Không có tỷ trọng doanh thu thấp nhất (6%) trên tổng doanh thu của toàn công ty, điều đó xuất phát từ thực tế là nhiệm vụ của khách sạn là kinh doanh phục vụ khách hoãn chuyến, khách quá cảnh tổ bay và khách có nhu cầu qua lại Cảng Hàng Không Nội Bài, nhưng thực tế hiện nay lượng khách hoãn chuyến và khách quá cảnh nghỉ lại khách sạn rất thấp chiếm tỷ lệ 7- 8% số khách, trong đó tỷ lệ đó tại những năm 1995- 1997 là 42- 45% (tỷ lệ này tính cả khách quá cảnh nghỉ lại tại khách sạn trong một số thời gian nhất định), bởi vì hiện nay các hãng Hàng Không đều có xu hướng đổi mới và tăng chất lượng phục vụ của mình giảm đáng kể thời gian chờ của khách quá cảnh và khách hoãn chuyến, điều đó làm giảm đáng kể doanh thu của khách sạn.
b\.Về chi phí và lợi nhuận.
Do chức năng của từng đơn vị thành viên khác nhau với những lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên chi phí của các thành viên có sự khác nhau về tỷ lệ chi phí doanh thu cũng như cơ cấu chi phí. Đứng trên quan điểm tổng thể nhìn nhận một cách khách quan thì mọi khoản chi phí đều phải tiết kiệm nhưng phải phù hợp, đảm bảo và kích thích sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.
Xí nghiệp thương mại Hàng Không Nội Bài:
Năm 1998 Xí nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu cao thứ ba trong toàn công ty, đến năm 1999 đã đứng thứ hai trong toàn công ty. Lĩnh vực kinh doanh thương mại là lĩnh vực cạnh tranh quyết liệt nên việc giữ vững tỉ
lệ lợi nhuận như năm 1999 là thành công đáng kể. Trong lĩnh vực này rất khó có bước đột phá lớn trừ khi lượng khách qua sân bay tăng đột biến.
Xí nghiệp vận tải ô tô Hàng Không Nội Bài:
Là xí nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận thuế thấp nhất giảm 154% so với năm 1999, trong khi doanh thu tăng 44% chủ yếu là do áp dụng chế độ khấu hao nhanh và tăng chi phí đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói chung hoạt động của xí nghiệp vận tải ô tô Hàng Không có hiệu quả và thị trường tiềm năng còn rất lớn.
Xí nghiệp Du lịch- Khách sạn Hàng Không:
Đây là lĩnh vực kinh doanh khó khăn nhất trong toàn công ty. Chỉ có phương hướng là tăng cường đầu tư cả về cơ sở vật chất, con người, mở rộng lĩnh vực hoạt động đặc biệt chức năng về kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước và quốc tế tăng doanh thu hàng năm thì mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong tương lai.
Xí nghiệp khai thác dịch vụ tổng hợp:
Được coi là đơn vị làm ăn có hiệu quả nhất, có tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu hàng năm lớn nhất.
Nếu trong tương lai mà xí nghiệp vẫn còn những chức năng kinh doanh