CHƯƠNG 5 TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH

Một phần của tài liệu baigiang (Trang 28 - 31)

5.1 Tính thời vụ du lịch và thời vụ du lịch5.1.1 Khái niệm 5.1.1 Khái niệm

Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định.

Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.

5.1.2 Đặc điểm của thời vụ du lịch

- Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các cùng có hoạt động du lịch.

- Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó.

- Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau.

- Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh.

- Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch.

- Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch.

- Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính.

5.1.3 Những tác động của thời vụ du lịch

5.1.3.1 Nhân tố mang tính tự nhiên:

Trong các nhân tố mang tính tự nhiên, khí hậu là nhân tố chủ yếu quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch thông thường, khí hậu tác động lên cả cung và cầu trong du lịch. Tuy nhiên, ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức độ tác động có khác nhau.

Ở đây cần nhấn mạnh rằng hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nhân tố khí hậu là khác nhau đối với các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau. Cụ thể:

Đối với các thể loại du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao núi thì: + Hướng ảnh hưởng: Khí hậu hoặc tài nguyên du lịch dẫn đến cầu du lịch.

+ Mức độ ảnh hưởng đối với các thể loại du lịch như du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch thể thao núi mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu là rất lớn.

Nhân tố khí hậu đóng vai trò chính, hạn chế sự cân bằng của các cuộc hành trình du lịch và việc sử dụng các tài nguyên du lịch theo thời gian.

5.1.3.2 Nhân tố mang tính kinh tế - xã hội. - Thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư - Phong tục, tập quán

- Điều kiện về tài nguyên du lịch 5.1.3.3 Nhân tố mang tính tổ chức – kĩ thuật

- Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch

- Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ du lịch.

5.1.3.4 Các nhân tố khác.

- Nhân tố mang tính tâm lý ( nhân tố về mốt và sự bắt chước)

- Nhân tố đặc biệt: Một số khách sạn phục vụ chính là đối tượng khách công vụ thì thời vụ của các khách sạn này phụ thuộc lớn vào thời gian họp tổng kết của các doanh nghiệp.

5.1.4 Chỉ số thời vụ

5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời vụ du lịch và phương hướng giảm những tác động tiêu cực của thời vụ du lịch động tiêu cực của thời vụ du lịch

5.2.1 Các tác động bất lợi của thời vụ du lịch - Các tác động bất lợi đến dân cư sở tại.

- Các tác động bất lợi đến chính quyền địa phương - Các tác động bất lợi đến khách du lịch

- Các tác động bất lợi đến nhà kinh doanh du lịch.

5.2.2 Các phương hướng và giải pháp chính làm giảm những tác động bất lợi do tính thời vụ trong du lịch đem lại.

- Tổ chức lao động hợp lý – các doanh nghiệp có quỹ lao động cơ hữu và lao động hợp đồng theo thời vụ.

- Liên kết với các đơn vị kinh doanh bên cạnh để hỗ trợ về nguồn nhân lực lúc quá tải.

- Tạo công ăn việc làm ngòai thời vụ du lịch cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.

- Làm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch.

- Tăng thêm các loại hình ( kinh doanh) dịch vụ bổ sung: giải trí, tiêu khiển, thể thao, câu lạc bộ.

- Dùng chính sách khuyến khích, khen thưởng ngòai thời vụ chính: giảm giá, thêm dịch vụ không mất tiền, tặng quà, tăng tỷ giá hối đoái.

- Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai:

Phải xác định được những thể loại du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế. Việc đánh giá, xác định phải dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn sau:

+ Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch chính vào thời gian ngòai mùa du lịch chính.

+ Khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khai thác. + Nguồn khách triển vọng theo số lượng và cơ cấu

+ Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất đã có (đánh giá theo hướng xem xét cơ sở vật chất kỹ thuật đó có thể thỏa mãn được những nhu cầu của các đối tượng khách du lịch khác.)

+ Lượng vốn cần thiết để đầu tư xây dựng thêm trang thiết bị phục vụ cho mùa du lịch thứ hai.

CHƯƠNG 6 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH3.1 Điều kiện xuất hiện khách du lịch

Một phần của tài liệu baigiang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w