Đặc điểm của lao động trong du lịch

Một phần của tài liệu baigiang (Trang 26)

CHƯƠNG 4 CÔNG NGHIỆP DU LỊCH, CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CÔNG NGHIỆP DU LỊCH VÀ LAO ĐỘNG TRONG DU

4.7.1 Đặc điểm của lao động trong du lịch

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội, là hoạt động gắn liền với sự hình thành và phát triển của loài người.

Lao động trong du lịch là một bộ phận của lao động xã hội. Hiện nay lao động du lịch chiếm khoảng 10% tổng lao động trên tòan thế giới.

Đặc điểm của lao động trong ngành du lịch:

- Lao động trong kinh doanh du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất, trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn. Lao động trong du lịch chủ yếu là lao động tạo ra các dịch vụ, lao động sản xuất phi vật chất - Lao động trong du lịch có tính chuyên môn hóa cao. Mỗi bộ phận lao động thực hiện từng khâu, công đoạn trong chu trình phục vụ khách du lịch. Kết quả hoạt động của một bộ phận nào đó đều có ảnh hưởng dây chuyền đến các bộ phận khác trong toàn bộ hệ thống. Vì vậy, các nhóm lao động trong ngành du lịch có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. - Thời gian làm việc của ngành du lịch vào thời gian, đặc điểm tiêu dùng của khác. - Lao động có tính chất phức tạp. Cường độ lao động ở một số bộ phận có thể không cao nhưng thường phải chịu áp lực tâm lý lớn do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng có tuổi tác, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, quốc tích, thói quen tiêu dùng khác nhau, bất đồng về ngôn ngữ. Lao động trong ngành du lịch, kinh doanh du lịch cần nhiều lao động có kĩ năng cao về các nghiệp vụ khác nhau, đồng thời tỷ lệ lao động không có kỹ năng cũng chiểm tỷ lệ đáng kể.

- Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao hơn các ngành công nghiệp, nông nghiệp.

Một phần của tài liệu baigiang (Trang 26)

w