3.2.8.1. Thị trường ASEAN.
Tiến trình hội nhập khu vực ASEAN, cũng như hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là bước đi rất yếu đối với Việt Nam. Tuy nhiên, do ở cùng một vị trí địa lý với các thành viên ASEAN, mặt hàng của Việt Nam vừa mang tính cạnh tranh lẫn nhau vừa mang tính bổ sung cho nhau, đồng thời Việt Nam lại
đang ở xuất phát điểm của một nền kinh tế còn thấp kém so với các nước trong ASEAN. Vì vậy, hội nhập khu vực cũng như trong phát triển kinh tế môi trường, là thách thức lớn đối với Việt Nam. Đứng trước tình hình này đòi hỏi Việt Nam phải có những quyết định táo bạo trong chiến lược lựa chọn mặt hàng có tính cạnh tranh cao và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia xuất khẩu trong vùng là việc làm cấp bách. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh và quản lý nước ta phải bám chắc vào những điều kiện hợp tác thương mại trong ASEAN, đó là:
- Các nước thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận ưu đãi thương mại.
- Các nước thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung đã được ký kết giữa các nước ASEAN năm 1992 để tiến tới thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN vào năm 2003. Như vậy bên cạnh công cụ chính để thực hiện AFTA là cắt giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống trung bình từ 0 - 5%, loại bỏ các rào cản thương mại và hợp tác trong lĩnh vực hải quan đóng vai trò quan trọng không thể tách rời khi xây dựng một khu vực thương mại tự do.
Khi đề ra các chính sách trong kinh tế đối ngoại, Việt Nam luôn phải nắm chắc mục tiêu, kinh tế hình thành tạo nên AFTA.
Tăng cường trao đổi buôn bán trong nội bộ khối thông qua việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong các nước ASEAN. Thực tế cho thấy thương mại giữa Việt Nam và ASEAN chiếm trên dưới 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, trao đổi buôn bán hai chiều trong hai năm gần đây có chiều hướng giảm xuống, đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu. Kết quả này, ngoài nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á vừa qua, còn phản ánh việc hầu hết nguồn sản phẩm chế tạo nằm ngoài ASEAN, nên kim ngạch thương mại chịu ảnh hưởng của AFTA không lớn. Các nước ASEAN hiện đang là các nước đang phát triển, trong một chừng mực nào đó
có phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư, công nghệ, bí quyết quản lý cua các nước phát triển và Việt Nam không nằm ngoài xu thế này.
Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực thông qua việc hình thành một khối thị trường chung thống nhất.
Lợi ích quan trọng nhất của việc tham gia AFTA cũng như việc mở rộng không gian ASEAN là biến ASEAN thành một nền kinh tế lớn, liên kết chặt chẽ và giúp ASEAN khắc phục khủng hoảng và thu hút đầu tư nước ngoài.
Thu hút đầu tư nước ngoài là mục tiêu trọng tâm của AFTA, lịch sử phát triển của Hiệp hội này cho thấy, ASEAN từng là khu vực đầu tư hấp dẫn nhất châu Á đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với Nhật Bản vào cuối những năm 80. Những luồng vốn dồi dào này, đã góp một phần quyết định cho sự thành công của chiến lược hướng về xuất khẩu của các nước ASEAN. Nhưng sang thập kỷ 90, ASEAN không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như trước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm nhanh chóng, mặc dù chính sách mở cửa và ưu đãi các nhà đầu tư được đề ra trong ASEAN. Do vậy việc hình thành khu mậu dịch tự do ASEAN để tạo ra một cơ sở thống nhất cho ASEAN, từ đó cho phép hợp lý hóa sản xuất, chuyên môn hóa trong nội bộ khu vực, khai thác thế mạnh của các nền kinh tế khác nhau. Song song với việc thành lập khu vực thương mại tự do, ASEAN đã không ngừng mở rộng thị trường nội bộ (từ ASEAN 6 nay đã là ASEAN10, quy mô thị trường lên đến hơn 500 triệu dân). Để khu vực ASEAN hấp dẫn hơn, Việt Nam trong tiến trình hội nhập với khu vực cần có bước đi phù hợp với tinh thần của khu vực kinh tế này, tăng cường quy chế giám sát các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn, khuyến khích sử dụng rộng rãi hơn các đồng tiền của các nước ASEAN trên cơ sở thanh toán tay đôi và tự nguyện, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế, đẩy mạnh đầu tư và thương mại, đưa ra các biện pháp ngắn hạn, dài hạn nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và thương mại của Việt Nam.
Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam - EU đang phát triển nhanh và có triển vọng to lớn, nhưng thực trạng thương mại hiện nay gặp nhiều khó khăn, trở ngại và chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của hai bên. Trị giá thương mại Việt Nam - EU mới chiếm 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của EU và chiếm 13,48% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Nhìn chung, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng chưa cao, mẫu mã đơn sơ, còn tập trung vào một số mặt hàng như dệt may, giày dép, cà phê... So với các nước đang phát triển và mới phát triển ở châu Á, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào EU có lợi thế do đang được hưởng GSP, song khả năng cạnh tranh lại kém so với các nước Châu Phi, Thái Bình Dương và Caribê, cũng như một số nước Đông Âu, do các nước này được hưởng các ưu đãi thương mại riêng theo Công ước Lomé hoặc theo các hiệp định liên kết.
Về phía chủ quan, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thương trường, kiến thức hiểu biết về luật lệ, văn hóa kinh doanh của thị trường EU còn hạn hẹp, việc tiếp thị nắm thông tin về kinh tế thị trường EU còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp của ta vẫn làm ăn theo phong cách tùy tiện, manh mún, chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh châu Âu, ngay cả việc khai thác các lợi thế như: chế độ thuế GSP mà EU dành cho Việt Nam cũng chưa biết tận dụng một cách hiệu quả. Nhìn chung các doanh nghiệp của ta còn có ý thủ thế, chưa mạnh dạn khai thác các thế mạnh để tìm thế chủ động, thể hiện tính tiến công trong việc chinh phục, chiếm lĩnh thị trường EU. Mặt khác, Nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ trợ một cách tích cực, hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp về thông tin kinh tế, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tiến hành cải cách hành chính cần thiết để giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp, nghiên cứu giảm thuế các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào để doanh nghiệp hạ giá thành sản xuất, đồng thời với việc hỗ trợ xuất khẩu, chính sách khuyến khích xuất khẩu... Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam đã có chính sách hội nhập kinh tế quốc
tế tầm chiến lược, song chính sách trong ngắn hạn thường xuyên thay đổi, nhiều khi không nhất quán nên chưa tạo cho bạn hàng EU một lòng tin ổn định, yên tâm quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp Việt Nam.
Triển vọng trong thời gian tới, từ nay đến năm 2004, xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn có chiều hướng tốt do đây là khu vực kinh tế ổn định, ít biến động và EU vẫn đang dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan GSP (chỉ có hàng dệt may là quản lý bằng hạn ngạch). Tuy nhiên, căn cứ vào khả năng của Việt Nam thì tốc độ tăng xuất khẩu vào thị trường này vẫn chưa tương xứng (khoảng 15%/năm) và nhập khẩu từ EU cũng chỉ đạt mức 10%/năm. Do vậy trong thời gian tới, để có thể mở rộng khả năng xâm nhập thị trường EU, tranh thủ công nghệ nguồn vật tư, nguyên liệu, thiết bị, máy móc phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Đặc biệt cần nghiên cứu đề xuất chính sách thị trường thích hợp cho khu vực EU, nhằm mở rộng đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam với EU, chủ động tiếp cận, thâm nhập thị trường, kết hợp giữa việc thu hút đầu tư của EU vào Việt Nam với việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU nhằm nâng cao khả năng năng cạnh tranh của nguồn hàng xuất khẩu và của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường này.
Đối với các doanh nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, giới thiệu luật lệ kinh doanh của EU và của từng nước trong khối, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu với thị trường EU (hỗ trợ giá, quỹ khuyến khích xuất khẩu, thưởng xuất khẩu...) nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện xâm nhập đứng vững và phát triển tại thị trường này.
3.2.8.3. Thị trường Trung Quốc.
+ Những khó khăn còn ảnh hưởng tới buôn bán qua biên giới hai nước trong thời gian sắp tới.
Thứ nhất, về các mặt tư tưởng, tâm lý và mức độ tín nhiệm trong buôn bán qua biên giới của cả hai bên chưa cao. Đôi bên còn sự chênh lệch lớn về chính sách buôn bán qua biên giới nên cũng tạo nên những ảnh hưởng bất lợi cho buôn bán qua biên giới cả đôi bên.
Thứ hai, cho tới nay vẫn chưa ký được Hiệp định chính thức mà vẫn còn thi hành "Hiệp định tạm thời về việc xử lý những việc ở biên giới hai nước". Nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển buôn bán qua biên giới giữa hai nước Việt - Trung.
Thứ ba, hiện nay hai bên tuy có "Ghi nhận hội đàm" chống buôn lậu, hay hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng vẫn không ngăn chặn nổi làn sóng: hàng giả, hàng rởm, hàng kém chất lượng vào Việt Nam, hoặc những mặt hàng quý hiếm, hàng cấm của Việt Nam vẫn xuất sang Trung Quốc.
Thứ tư, cả hai bên đều có tình trạng thiếu hợp đồng giữa các xí nghiệp trong nước, gây nên tình trạng tranh mua, tranh bán với đối phương, tạo nên sự thiệt thòi cho phía mình.
Thứ năm, mặc dù ngày 26/5/1993 Ngân hàng Trung ương của Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác thanh toán, theo đó mọi khoản thanh toán phải thông qua ngân hàng thương mại hai nước theo thông lệ quốc tế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Nhưng thực tế từ mười năm nay buôn bán qua biên giới Việt - Trung, mặc dù thanh toán xuất nhập có sự chuyển biến, từ chỗ hoàn toàn tự phát theo phương thức "hàng đổi hàng", buôn bán trao tay, tiến tới ký hợp đồng, thanh toán qua ngân hàng, nhưng cho đến nay lượng thanh toán qua ngân hàng còn rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa của hai bên. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ. Thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới hai nước vẫn hoành hành, hiện tượng lựa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. Điều này đã ảnh hưởng xấu tới quan hệ buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Thứ sáu, quan hệ buôn bán Việt - Trung trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng giảm dần, và cứ đà giảm như vậy khó có thể thực hiện mục tiêu 2 tỷ USD buôn bán hai nước vào năm 2000 như các nhà lãnh đạo hai nước đề ra.
Thứ bảy, trong buôn bán với Trung Quốc, phía Việt Nam luôn bị nhập siêu ở mức lớn, như: năm 1991 (10 triệu đô la), năm 1992 (40 triệu đô la), năm 1993 (160 triệu đô la), năm 1994 (150 triệu đô la), năm 1995 (390 triệu đô la), năm 1996 (530 triệu đô la), năm 1997 (720 triệu đô la).
Thứ tám, trình độ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế của Trung Quốc cao hơn Việt Nam, khiến cho tính bổ sung giữa hai bên tăng lên, nhưng mặt khác cũng gây nên ảnh hưởng bất lợi đối với hàng hóa Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
+ Những điều kiện thuận lợi đối với buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông, có đường biên giới chung trên đất liền dài chừng 1350km chạy qua 6 tỉnh (31 huyện) của Việt Nam và hai tỉnh gồm 6 thành phố, địa khu, châu (14 huyện) của Trung Quốc. Trên biên giới chung của hai nước có 15 cửa khẩu (5 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu cấp tỉnh). Số km biên giới chung của hai nước, cũng như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với các nước Đông Nam Á khác (Myanmar và Lào). Gần đây nhiều cửa khẩu như Đông Hưng - Móng Cái - Tân Thanh, Hà Khẩu - Lào Cai, đã có ý tưởng xây dựng thành những khu vực buôn bán tự do, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho buôn bán qua biên giới hai nước.
Thứ hai, phát triển buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc không thể tách rời bối cảnh chung về quan hệ của hai nước, tháng 2/1999, Tổng bí thư hai nước, đã xác lập khuôn khổ mới cho hai nước Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm 16 chữ: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", phương châm này sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trong tương lai, trong đó có buôn bán qua biên giới hai nước.
Thứ ba, Trung Quốc và Việt Nam đều có trên 50 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó có hơn một chục dân tộc sống ở cả hai bờ biên giới, đáng lưu ý là gần 1 triệu người Hoa đang sinh sống ở Việt Nam, sẽ là chiếc cầu nối tốt cho sự hợp tác kinh tế hai bên và sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong thời gian tới.
Thứ tư, Trung Quốc đất rộng (thứ ba thế giới), người đông (chiếm 1/5 nhân loại) và Việt Nam một nước vào cỡ lớn ở Đông Nam Á, đây là hai thị trường còn tiềm tàng mà chưa khai thác hết, nó sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa vào việc buôn bán qua biên giới hai nước.
Thứ năm, cả hai nước đều chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới của hai bên, chú ý xây dựng môi trường phần cứng (đường, điện nước...), rà phá mìn, xây dựng các thành phố cửa khẩu biên giới. Đồng thời chú ý xây dựng môi trường phần mềm, hai nước đã ký kết 19 Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (trong tổng số 30 hiệp định và thỏa thuận đã được ký kết), đáng lưu ý là Hiệp định kinh tế buôn bán; Hiệp định tạm thời về việc xử lý những sự việc ở biên giới hai nước; Hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hóa xuất nhập khẩu; Ghi nhận hội đàm chống buôn lậu, Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa (năm 1998); Hiệp ước biên giới đất liền giữa nước vừa ký kết (30/12/1999). Những hiệp định trên đây là cơ sở hạ tầng được nâng cấp của hai bên sẽ góp phần tích cực vào việc thúc đẩy buôn bán qua biên giới giữa hai nước.
Thứ sáu, theo dự kiến của một số nhà hoạch định chính sách, buôn bán hai chiều của Việt Nam - Trung Quốc dự kiến từ năm 2000 đến 2010 sẽ đạt mức tăng từ 8 - 15%. Nếu đạt được mức này thì mục tiêu năm 2000 đạt 2 tỷ USD là có khả năng đạt được, và mức buôn bán đôi bên còn tiếp tục phát triển hơn nữa.
Thứ bảy, theo xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát triển,