Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DNV&N TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI –

2.3.1. Kết quả đạt được

Tín dụng là hoạt động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của Chi nhánh, tạo ra khoảng 80% lợi nhuận cho Chi nhánh. Đến cuối năm 2007, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh là 384 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với DNV&N chiếm khoảng 37,2%. Như vậy ta thấy dư nợ cho vay đối với DNV&N của Chi nhánh ngày càng tăng, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp lớn có xu hướng giảm. có được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã đề ra được phương hướng mở rộng cho vay DNV&N một cách kịp thời và đúng đắn, việc mở rộng cho vay đối tượng DNV&N sẽ giúp cho Chi nhánh phân tán rủi ro. Hơn nữa phải kể tới chất lượng thẩm định tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này cũng được ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNV&N có xu hướng giảm dần, từ 2,6% năm 2006 xuống còn 1,9% năm 2007, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn ngành (5%). Điều này nói lên rằng, cùng với các nội dung khác, thẩm định tài chính DNV&N tại Chi nhánh đã được thực hiện tốt.

Việc thẩm định CBTD đã thực hiện đúng với quy trình của Ngân hàng Quân Đội. Với một quy trình cho vay, quy trình thẩm định chi tiết, cụ thể, khoa học và phù hợp với ngân hàng. Việc phân chia thành từng khâu cụ thể giúp cho quá trình phân tích trở nên đơn giản, dễ dàng hơn, CBTD dễ dàng nhận biết sai sót trong quá trình phân tích là xuất phát từ khâu nào, từ đó sẽ có những biện pháp cụ thể để sửa chữa, khắc phục. Mặc dù vậy, vì vẫn chưa có một chính sách tín dụng và quy trình thẩm định riêng đối với từng đối tượng khách hàng nói chung cũng như đối với loại hình DNV&N nói riêng nên chất lượng công tác thẩm định của Chi nhánh còn chưa cao so với khả năng.

Ngân hàng cũng như Chi nhánh cũng đã xác định phương hướng mở rộng cho vay DNV&N: xác định thị trường mục tiêu, cách thức tiếp cận DNV&N, đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng cũng như phương thức cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Chính vì vậy mà chất lượng thẩm định tín dụng DNV&N lại càng được quan tâm hơn nữa để đảm bảo mở rộng tín dụng đồng thời chất lượng tín dụng vẫn phải được duy trì và nâng cao hơn nữa.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đáng ghi nhận trong công tác thẩm định nói chung và thẩm định tình hình tài chính DNV&N nói riêng, Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w