Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam (Trang 33 - 35)

III. Các giải pháp chủ yếu

1. Giải pháp về thị trường

Trên góc độ quản lý một doanh nghiệp thị trường của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp tức là những khách hàng đang mua hoặc sẽ mua sản phẩm đó. Khách hàng tiềm năng này có tiềm lực thương lượng, quyền lực này nếu xét một cách tổng thể thì đó là một lực lượng cạnh tranh cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiềm tàng của một ngành. Các khách hàng khác nhau thì ẩn trong đó những quyền lực khác nhau. Đôi khi thị trường là phi tập trung. Để giải quyết vấn đề này ngành dệt may lựa chọn một số giải pháp như:

* Giải pháp về mở rộng thị trường

Thứ nhất: hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm thị trường nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thị trường. Thực hiện Marketing thị trường và đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm dệt may do đặc điểm của ngành này là yêu cầu cao về sự phù hợp với nhu cầu của xã hội, truyền thống phong tục tập quán, xu hướng thời trang…có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến yếu tố này, nhưng tài chính vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Do đó các tổ chức xúc tiến thương mại cần phải tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, tổ chức giới thiệu mặt hàng Việt Nam ra nước ngoài thông qua các hội chợ triển lãm…cung cấp thông tin về thị trườngcung, như các đặc điểm về kinh tế xã hội, quy định pháp luật, chính sách thương mại, ưu đãi thuế quan cho các doanh nghiệp dệt may. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả của các đại diện thương vụ tại một số thị trường quan trọng như: EU, Mỹ, Nhật Bản…với sản phẩm dệt may thì cần phải chưng bày giới thiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài.

Thứ hai: học hỏi kinh nghiệm về tìm hiểu và tiếp cận thị trường một số nước đi trước như Trung Quốc, Thái Lan…họ đã cử các nhân viên tiếp thị sang trực tiếp thị trường, mang sản phẩm mẫu mã đi chào hàng với các công ty nhập khẩu hàng dệt may. Để có bước đi này cần phải tìm hiểu đến phân phối nhập khẩu thông qua các phòng thương mại, các đại diện thương mại và có đội ngũ nhân viên tiếp thị nhiều kinh nghiệm. Và cách khác cũng có thể ttỏ chức việc thuê các nhân viên tiếp thị tại nước sở tại.

Thứ ba: thành lạp trung tâm thông tin ngành dệt may. Trong tương lai ngành phải xem xét lại hoạt động của các trung tâm này và đặc biệt là các cơ quan phát hành tạp chí thời trang, đồng thời phải khẩn trương tiến hành các bước cần thiết để tham gia vào hệ thống thông tin ngành dệt may khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo thoả thuận tại hội nghị hàng dệt may của các nước trong khu vực tháng 10 năm 1997.

* Giải pháp lựa chọn thị trường

Thứ nhất: tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng làm giảm quyền lực của các khách hàng. Đối với các thị trường lớn có nhiều nguồn cung cấp hàng thì họ có quyền lực thương mại lớn, để chủ động và giảm quyền lực thương lượng này bước đầu tiên là đánh giá nhu cầu về hàng dệt may của các thị trường thông qua hệ thống xúc tiến thương mại, đối với các thị trường trọng điểm: EU, Mỹ, Nhật bản…và các thị trường tiềm năng như Châu Phi và Trung Đông thì hiệp hội tổng công ty dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp cần tư mình đưa ra các cơ chế nhằm khai thác các nguồn lực thương mại khác nhau hiện có mặt trênthị trường trọng yếu này. Chú trọng thiết lập nhiều đầu mối trên sân nhà và đặc biệt sử dụng các công ty có mặt trên thị trường Việt Nam để làm tư vấn cho các hoạt động xuất khẩu. Việc đánh giá nhu cầu của thị trường nhằm mục đích xác định xem các nhu cầu này có ăn khớp với các khả năng cạnh tranh ngành này không. Từ sự ăn khớp giữa nhu cầu và cung cho phép tiến tới sự khác biệt hoá cao nhất với đối thủ cạnh tranh.

Bước tiếp theo ngành phải quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu ra sao và phải có biện pháp kích cầu trong tương lai. Để đáp ứng nhu cầu tương lai thì: đối với thị trường có hạn ngạch như EU, Việt Nam cần có biện pháp làm cho việc thực hiện hạn ngạch của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có hiệu quả thuận lợi. Đồng thời mở rộng quan hệ giao lưu với các nước này để có thêm hạn ngạch mới. Đối với thị trường không hạn ngạch như EU, Nhật Bản ngành dệt may Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm giao hàng đúng hẹn, đúng số lượng chủng loại. Để kích cầu trong tương lai cần đặc biệt quan tâm đến thị trường Mỹ. Bởi vị trí và tiềm năng của thị trường này được đánh giá là rất lớn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm tới chi phí phục vụ khách hàng bởi chi phí này khá cao ở thị trường này. Để có thể tiếp cận thị trường này dễ dàng, để giảm chi phí phục vụ khách các doanh nghiệp phải chú ý đến:

- Tăng cường hệ thống xúc tiến thương mại khai thác thông tin và đẩy mạnh hiệu quả các văn phòng đại diện.

- Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng dệt may phải coi trọng việc thiết kế mặt hàng có mẫu mốt phù hợp.

- Coi trọng việc thực hiện và đăng kí nhãn mác quảng ba tênnhãn hiệu truyền thống của doanh nghiệp trên thị trường nội địa và thế giới.

Thứ hai: đối phó với tình hình thị trường mà điểm nóng là sự tràn lan của hàng buôn lậu và hàng trốn thuế. Để làm được điều này bên cạnh chính phủ các doanh nghiệp cũng phải dành lại khách hàng từ tay khách hàng nước ngoài nâng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Thứ ba: phân tán rủi ro. Để làm điều này các doanh nghiệp phải có biện pháp mở rộng thị trường đến các nước khu vực khác nhau để tránh tập trung quyền lực lớn vào một số thi trường.

Một phần của tài liệu Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w