Thị trường nhiều sóng gió. Trong hơn 10 năm qua ngành đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu, vươt lên đứng thứ hai trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn, theo các chuyên gia trong ngành thì khối lượng xuất khẩu đạt 1,9 tỉ USD dường như đã là mức giới hạn với khả năng cạnh tranh hiện nay của hàng dệt mau Việt Nam trên các mặt hàng truyền thống. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng dệt may của nước ta hiện nay là EU, Mỹ và Nhật Bản.
Tại thị trường Nhật Bản, chúng ta đang bị hàng trung Quốc cạnh tranh về giá và bị sức ép hạn chế nhập khẩu từ các nhà sản xuất Nhật Bản. Gần đây các nhà sản xuất Nhật Bản đã kiến nghị chính phủ xem xét áp dụng hạn ngạch nhập khẩu một số mặt hàng từ Trung Quốc và Việt Nam do số lượng nhập khẩu từ hai nước quá lớn. Tuy nhiên chính phủ Nhật Bản chưa công bố quyết định của mình. Thêm vào đó nền kinh tế nước Nhật đang thời kì suy thoái mức tăng trưởng thấp chỉ đạt 0,4% năm 2002. Do vậy khả năng tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản trong thời gian tới là hết sức khó khăn.
Tại thị trường Eudo bị khống chế về hạn ngạch nên kimngạch xuất khẩu bị giao động ở mức thấp. Trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu tăng không đáng kể. EU tiến tới bỏ dần hạn ngạch nhập khẩu từ các nước WTO. Giả thiết hàng dệt may Việt Nam cũng sẽ bỏ hạn ngạch thi áp lực cạnh tranh về giá vẫn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với Trung Quốc và các nước khác.
Với thị trường Hoa Kì hiện nay chưa có những quy định rõ ràng về thuế và hạn ngạch, do đó mức thuế cao. Chịu sự ảnh hưởng của sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường này, đặc biệt là vấn đề thương hiệu và bản quyền, do vậy chúng ta gặp nhiều khó khăn khi gia nhập thị trường này. Còn vấn đề cấp hạn ngạch cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng là vấn đề nan giải.
Anh hưởng của những thay đổi thương mại hàng dệt may thế giới, chúng ta phải đối đầu với những khó khăn rất lớn đó là: tình hình hạn ngạch, thuế khoá… Do vậy chúng ta cần có những chính sách hợp lý