Phát triển đánh giá tài sản vô hìn hở nước ngoài

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XU THẾ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU (Trang 48 - 51)

Lịch sử phát triển đánh giá tài sản vô hình nước ngoài ra đời khá sớm, song đánh giá bất động sản lại có lịch sử phát triển sớm hơn, còn đánh giá tài sản vô hình trên thế giới là thuộc lĩnh vực chuyên nghiệp mới nổi lên, chưa phát triển thành thục,

thậm chí so với đánh giá bất động sản, đánh giá thiết bị cơ khí thì đánh giá tài sản vô hình cũng thuộc bộ môn non trẻ.

Ngành đánh giá tài sản ở nước ngoài có lịch sử phát triển lâu đời. Nửa sau thế kỷ 19, cùng với sự phát triển thành thục lý luận đánh giá và sự phát triển của thực tiễn đánh giá của các nước như Anh, Mỹ, ngành đánh giá hiện đại mới chính thức phát triển. Song, trong giai đoạn tương đối dài, do bị ảnh hưởng của mô hình phát triển kinh tế truyền thống và lý luận đánh giá truyền thống, nên ngành đánh giá của các nước phát triển chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là ở các quốc gia thiếu đất đai như Anh, Nhật Bản, bất động sản chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên đánh giá bất động sản phát triển tương đối đầy đủ.

Cùng với việc phát triển kinh tế truyền thống hướng sang kinh tế kỹ thuật và kinh tế quản lý và nhu cầu thu thuế (xác định hợp lý cơ sở thu thuế) và bộ phận giá trị kế toán quốc gia (chi phí lịch sử thay thế theo giá trị đầy đủ), việc đánh giá phi bất động sản cũng phát triển ở những quốc gia này. Nước Mỹ trở thành quốc gia có đầy đủ các ngành công nghiệp và thực lực tổng hợp mạnh, trong khi chú ý phát triển đánh giá bất động sản thì từ giữa thế kỷ 20 đã bắt đầu phát triển đánh giá đối với các lĩnh vực như thiết bị cơ khí, giá trị doanh nghiệp, bất động sản, tài sản vô hình.

Do những nguyên nhân lịch sử, việc phát triển công tác nghiên cứu đánh giá tài sản vô hình và ban hành văn bản mang tính tiêu chuẩn chưa được cân đối. Mô hình phát triển của ngành đánh giá các nước hiện nay chủ yếu chia thành thể chế duy nhất đánh giá bất động sản đại diện là nước Anhhệ thống đánh giá tổng hợp đại diện là nước Mỹ, thể chế thứ nhất bao gồm Anh, các quốc gia Liên bang Anh khác và thuộc địa Anh trước đây, thể chế thứ hai bao gồm Mỹ và một số tương đối lớn các quốc gia chịu ảnh hưởng của ngành đánh giá Mỹ.

Ngành đánh giá Anh về mặt truyền thống chú trọng đánh giá bất động sản, còn đánh giá tài sản vô hình cho dù về mặt lý luận hay là thực tế cũng chưa được đưa vào hệ thống đánh giá, cho nên về mặt ban hành văn bản mang tính tiêu chuẩn đánh giá tài sản vô hình thì nước Anh còn để trắng. Song, trên thực tiễn đánh giá tài sản vô hình, nước Anh không phải là chưa có gì, từ cuối thập niên 70 thế kỷ 20 nước Anh đã tương đối phát triển về phương diện chính sách tài chính liên quan đến tài sản vô hình, trong tình hình nhất định đã đòi hỏi hoặc cho phép các doanh nghiệp công bố giá trị tài sản vô hình như thương hiệu trong bảng cân đối tài sản, vì thế xuất hiện công ty như InterBrand tiến hành đi sâu vào nghiên cứu và thực tiễn đối với đánh giá tài sản vô hình.

Ngành đánh giá của Mỹ là hệ thống tương đối tổng hợp, không chỉ bao gồm đánh giá bất động sản còn bao gồm đánh giá thiết bị cơ khí, động sản, sản phẩm nghệ

thuật kim hoàn, giá trị doanh nghiệp và đánh giá tài sản vô hình,... Cho nên ngành đánh giá của Mỹ tương đối chú ý nghiên cứu và phát triển đánh giá tài sản vô hình, Hiệp hội đánh giá lớn nhất nước Mỹ là Hiệp hội Thẩm định Mỹ (ASA) ngay từ đầu thập niên 60 thế kỷ 20 đã thành lập Ủy ban Đánh giá Tài sản Vô hình và trở thành Ủy ban chuyên nghiệp của Hiệp hội tiến hành chỉ đạo công tác đánh giá tài sản vô hình.

Do đánh giá tài sản vô hình và đánh giá giá trị doanh nghiệp có tính tương tự với nhau rất lớn về mặt phương pháp, trình tự và lý luận đánh giá, nên Hiệp hội thẩm định viên Mỹ căn cứ vào nhu cầu phát triển của ngành đánh giá, còn đổi Ủy ban Đánh giá Tài sản Vô hình thành Ủy ban Giá trị Doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo đánh giá giá trị doanh nghiệp và đánh giá tài sản vô hình.

Mô hình này có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của ngành đánh giá của Mỹ, trong “Tiêu chuẩn thống nhất tiến hành đánh giá chuyên nghiệp” mặc dù về mặt cơ cấu không có tiêu chuẩn đánh giá tài sản vô hình, nhưng trong tiêu chuẩn đánh giá và báo cáo về giá trị doanh nghiệp của tiêu chuẩn số 9 và tiêu chuẩn số 10, trong điều khoản cụ thể đều có nội dung quy phạm hóa đánh giá giá trị doanh nghiệp và đánh giá tài sản vô hình.

Thực tiễn và lý luận đánh giá tài sản vô hình của Mỹ có ảnh hưởng thúc đẩy mạnh mẽ phát triển ngành đánh giá tài sản vô hình các nước trên thế giới. Mặc dù giới kinh tế Mỹ vẫn tiến hành phê phán cách làm bảo thủ về vấn đề xử lý kế toán tài sản vô hình, nhưng theo Tiêu chuẩn kế toán chung của Mỹ (GAAP), tài sản vô hình thường không được phản ánh trong bảng cân đối tài sản trừ phi nhận được bằng cách mua từ bên ngoài.

Do đó, thực tiễn đánh giá tài sản vô hình phong phú của Mỹ không liên quan đến giá trị kế toán, chủ yếu vì mục đích tư vấn giao dịch quyền tài sản và phân tích giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, thực tiễn đánh giá tài sản vô hình của nước Anh lại rất phụ thuộc vào nhu cầu giá trị kế toán.

Bởi vì trong tiêu chuẩn kế toán của mình, nước Anh sử dụng lý luận giá trị đầy đủ, nên sau khi xác nhận sơ bộ đối với tài sản cố định, cũng có thể tiến hành đo lường theo phương thức trích khấu hao để tính chi phí lịch sử truyền thống, cũng có thể trong điều kiện nhất định tiến hành đo lường theo giá trị đầy đủ hiện hành, vì thế đa số thực tiễn đánh giá nước Anh đều liên quan đến giá trị kế toán, cụ thể cái gọi là “Đánh giá để báo cáo tài chính” (Evaluation for Financial Report).

Sau thập niên 80 thế kỷ 20, về phương diện liên quan, nước Anh đề xuất phải tiến hành đánh giá đối với tài sản vô hình như thương hiệu của doanh nghiệp, phản

ánh vào bảng cân đối tài sản, tài sản vô hình như thương hiệu không phải là lộ trình như tính trích khấu hao và tiến hành đánh giá thực tiễn trong điều kiện nhất định.

Vì thế, để phản ánh tài sản vô hình mà doanh nghiệp có trong bảng cân đối tài sản, ngành đánh giá tài sản vô hình nước Anh đã phát triển mạnh, xuất hiện công ty như InterBrand là cơ quan đánh giá chuyên nghiệp lấy đánh giá tài sản vô hình làm chủ nghiệp và về cơ bản đã hình thành phương pháp đánh giá thương hiệu có ảnh hưởng lớn trên thế giới ngày nay.

Về phương diện nghiên cứu lý luận đánh giá tài sản vô hình, giới đánh giá Mỹ, Anh đều đạt được tiến triển tương đối tốt, đặc biệt là ngành đánh giá của Mỹ, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận đánh giá, đã thúc đẩy mạnh mẽ phát triển bộ môn đánh giá tài sản vô hình. Nhiều học viện kinh doanh của trường đại học đã mở khóa đào tạo đánh giá tài sản vô hình và đánh giá giá trị doanh nghiệp, hoàn thành nhiều cuốn sách chuyên khảo và bài báo.

Về phương diện ban hành tiêu chuẩn đánh giá tài sản vô hình, hiện nay chỉ có Mỹ ban hành văn kiện mang tính tiêu chuẩn quy phạm hóa đánh giá tài sản vô hình. Trong “Tiêu chuẩn đánh giá giá trị doanh nghiệp” do Hiệp hội thẩm định viên ban hành có tiến hành quy phạm hóa đối với đánh giá tài sản vô hình, trong “Tiêu chuẩn thống nhất chấp nhận đánh giá chuyên nghiệp” do Hội xúc tiến đánh giá của Mỹ ban hành đã tiến hành quy phạm hóa hai tiêu chuẩn đối với đánh giá và báo cáo đánh giá tài sản vô hình và giá trị doanh nghiệp.

Ủy ban tiêu chuẩn đánh giá quốc tế được thành lập năm 1981 đã trải qua gần 20 năm phát triển, để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành đánh giá quốc tế, thay đổi tình hình nặng về đánh giá bất động sản trước đây của “Tiêu chuẩn đánh giá quốc tế”, cố gắng thực hiện phát triển tổng hợp hóa “Tiêu chuẩn đánh giá quốc tế”. Năm 2000 đã ban hành “Hướng dẫn đánh giá thứ 4 - tài sản vô hình”, lần đầu tiên đánh giá tài sản vô hình được đưa vào hệ thống quy phạm hóa của “Tiêu chuẩn đánh giá quốc tế”.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ XU THẾ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU (Trang 48 - 51)