trình bày tóm tắt quá trình phát triển đánh giá tài sản vô hình trên thế giới. Tác giả đưa ra một số suy nghĩ về những công việc cần làm để nghiên cứu đánh giá tài sản vô hình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1. Vị trí quan trọng của tài sản vô hình trong nền kinh tế hiện đại, nềnkinh tế tri thứckinh tế tri thức kinh tế tri thức
Tài sản vô hình là sản phẩm tất nhiên của sự phát triển của KH&CN, sức sản xuất xã hội đến một giai đoạn nhất định. Trong mô hình kinh tế truyền thống bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp, mặc dù trong một số ngành công nghiệp nào đó, sáng chế, công nghệ độc quyền,... cũng phát huy vai trò quan trọng đối với việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, nhưng nói chung tăng trưởng kinh tế và phát triển doanh nghiệp chủ yếu dựa vào đầu tư các yếu tố sản xuất truyền thống như vốn, đất đai, còn ở đâu đó tài sản vô hình phát huy được vai trò của mình chỉ là hiện tượng cá biệt, chưa trở thành nguồn lực quan trọng trong các ngành công nghiệp và nói chung, mọi người cũng chưa chú ý đến tài sản vô hình.
Nửa sau thế kỷ 20, đặc biệt là từ thập niên 80, trình độ công nghệ các lĩnh vực thông tin, viễn thông, giao thông, quản lý phát triển nhanh chóng, làm tài sản vô hình trở thành sức kéo quan trọng tăng trưởng kinh tế và phát triển doanh nghiệp các
nước, vai trò quan trọng của tài sản vô hình đã trở thành hiện tượng phổ biến của các ngành công nghiệp.
Trong gần 20 năm qua, tính quan trọng của tài sản vô hình đối với phát triển kinh tế được nâng cao nhanh chóng chủ yếu dựa vào một số điểm nhận thức chung sau đây của các nhà kinh tế, nhà doanh nghiệp và công chúng xã hội:
Một là, KH&CN trở thành sức sản xuất số một trong thời đại nền kinh tế tri thức, tiến bộ của các lĩnh vực công nghệ như viễn thông, điện tử, giao thông, tài chính đã hỗ trợ những doanh nghiệp có tài sản vô hình loại công nghệ chiếm lĩnh được lợi thế trong cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt, thu được lợi nhuận vượt mức và đặt nền móng tốt cho việc tiếp tục phát triển vốn và công nghệ trong tương lai.
Hai là, cùng với thúc đẩy liên kết kinh tế toàn cầu, sự nới lỏng quản lý kinh tế các nước và phổ cập Internet, không gian cạnh tranh của doanh nghiệp các nước đã từ không gian địa lý nhỏ hẹp truyền thống mở rộng ra toàn thế giới, mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt chưa từng có. Trình độ nhận thức của khách hàng toàn cầu đối với sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp trở thành nhân tố quan trọng đối với sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp trong cạnh tranh thị trường, doanh nghiệp có thương hiệu xuất sắc thu được những thành công lớn bởi vì được khách hàng các nước thừa nhận.
Ba là, vị trí của các yếu tố sản xuất truyền thống như vốn, đất đai bị giảm đi, rào cản đầu vào của các ngành công nghiệp như rào cản vốn hình thành dựa vào nguyên lý kinh tế quy mô lớn trong nền kinh tế truyền thống mặc dù vẫn tồn tại, song trong một số ngành công nghiệp mới nổi lên thì tác dụng cản trở người mới gia nhập các ngành công nghiệp cũng dần dần yếu đi, còn các cá nhân và doanh nghiệp có tài sản vô hình quan trọng như công nghệ, sáng chế có thể nổi lên nhanh chóng trong một số ngành công nghiệp nào đó.
Trong điều kiện nền kinh tế truyền thống, câu chuyện những doanh nghiệp truyền thống như GM, Ford phải thông qua phát triển hàng trăm năm mới chiếm được vị trí dẫn đầu thế giới tạo ra sự so sánh rõ ràng; còn những doanh nghiệp mới nổi như America Online, Microsoft, Yahoo có tài sản vô hình tổng hợp như công nghệ, quản lý thương hiệu, trong thời gian tương đối ngắn đã nhanh chóng nổi lên và thậm chí trở thành các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, tạo ra một kỳ tích khiến mọi người phải thán phục.
Bốn là, từ thập niên 80 thế kỷ 20, những doanh nghiệp có tài sản vô hình như công nghệ, thương hiệu quan trọng đều có thu nhập kinh tế vượt xa những doanh
nghiệp bình thường. Thị trường cổ phiếu Phố Wall Mỹ phản ánh mức thu nhập của các doanh nghiệp có thương hiệu quan trọng thường cao hơn mức bình thường.
Thậm chí các ngân hàng bảo thủ cũng bắt đầu chú ý đến giá trị của tài sản vô hình, đồng ý cho doanh nghiệp vay tiền bằng cách lấy tài sản vô hình làm thế chấp. Ví dụ, công ty RJR.Nabcisco sản xuất bánh quy Dell'Olio và thuốc lá Winston năm 1989 đã lấy giá trị tên thương mại công ty làm đảm bảo để vay được 26 triệu USD, trong khi tài sản trên bảng cân đối tài sản của công ty chỉ có 5,8 triệu USD. Năm 1990, công ty Dorden lấy thương hiệu công ty làm thế chấp và vay được 480 triệu USD của ngân hàng Citibank.
Tài sản vô hình trở thành nguồn lực quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức đã được toàn thế giới thừa nhận. Trong bài bình luận đặc biệt “Tài sản vô hình - công việc khó nhưng phải làm” đăng trên "Business Weekly" của Mỹ ngày 6/8/2001 đã chỉ ra: Cùng với phát triển nhanh chóng CNC và nền kinh tế tri thức, giá trị của doanh nghiệp hiện đại “đã chuyển đổi từ tài sản hữu hình như tường gạch sang tài sản vô hình như sáng chế, danh sách khách hàng, thương hiệu,...”.
2. Mâu thuẫn giữa xử lý kế toán tài sản vô hình và tầm quan trọng của tài sản vô hình
Mặc dù vai trò của tài sản vô hình ngày càng được mọi người thừa nhận, nhưng trong thời gian kéo dài tới nửa thế kỷ, việc quản lý, đo lường, đánh giá tài sản vô hình lại lạc hậu hơn nhận thức của mọi người đối với vai trò quan trọng của tài sản vô hình. Việc quản lý của các nước đối với tài sản vô hình, đặc biệt là trình độ nhận thức về công tác đo lường và đánh giá tài sản vô hình còn tương đối thấp, không đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại.
Hệ thống kế toán phát triển từ trong nền kinh tế truyền thống xuất phát từ góc độ cẩn thận chắc ăn, không chú ý phản ánh việc đo lường tài sản vô hình có độ khó tương đối lớn trong bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Quy tắc kế toán các nước thường chỉ thiên về xác nhận tài sản vô hình mua ngoài và tiến hành khấu hao theo tuổi thọ kinh tế hoặc theo thời hạn nhất định, còn đối với tài sản vô hình do doanh nghiệp tự phát triển thì xử lý chi phí phát triển nó thành chi phí trong các kỳ, tức là làm tài sản vô hình do doanh nghiệp tạo ra thành nguồn lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp.
Hậu quả mà cách làm này trực tiếp gây ra là tài sản vô hình rất quý của doanh nghiệp không thể phản ánh trong bảng cân đối tài sản, cụ thể là tài sản tịnh trong báo cáo tài vụ của doanh nghiệp không thể phản ánh chân thực tình hình tài sản của
doanh nghiệp, vì thế tính tương quan và tính chân thực thông tin tài chính doanh nghiệp dễ bị nghi ngờ.
Phương pháp xử lý đối với tài sản vô hình của chế độ kế toán truyền thống bị các nhà kinh tế và nhà doanh nghiệp các nước phê phán kịch liệt. Hiện tượng hợp nhất giữa các doanh nghiệp Mỹ là phổ biến nhất, đặc biệt là quy tắc kế toán thường sử dụng của Mỹ bị phê phán mạnh nhất. Giới kinh tế liên quan Mỹ chỉ ra là cái mà bên mua coi trọng trong hành vi mua của nhiều doanh nghiệp là tài sản vô hình mà doanh nghiệp bị mua có được, nhưng không phản ánh trong bảng cân đối tài sản và không đánh giá cao tài sản hữu hình phản ánh trong bảng cân đối tài sản.
Ngày 19/7/2000, Ủy ban Sự vụ Ngân hàng, Nhà ở và Đô thị Nghị viện Mỹ đã tổ chức buổi họp nghe các nhân chứng trình bày, các chuyên gia đến từ năm đơn vị là: Công ty kế toán KPMG, Công ty kế toán Arthur Andersen, Đại học New York, Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ và Công ty Willkie Farr and Gallagher đã phê phán sự lạm dụng trong khía cạnh phản ánh tài sản vô hình của hệ thống thông tin tài chính công ty và đánh giá “mô hình báo cáo tài chính thập niên 30 thế kỷ 20 được sử dụng cho thế kỷ 21”, phê phán chế độ kế toán truyền thống không chú ý đến tài sản vô hình.
Báo cáo nghiên cứu liên quan nêu ra trong 20 năm gần đây, chỉ số Standard and Poor's của 300 công ty Mỹ về giá trị trên sàn so với giá trị thống kê thực tế liên tục tăng trưởng, đến tháng 3/2001 tăng hơn sáu lần. Giá trị trên sàn so với giá trị thống kê thực tế là giá trị trên sàn của công ty trên thị trường vốn và so với tài sản tịnh được phản ánh trong bảng cân đối tài sản của công ty, ý nghĩa kinh tế của nó phản ánh giá trị của công ty này mà nhà đầu tư đã thừa nhận trên thị trường cổ phiếu (phản ánh bằng giá cổ phiếu) và căn cứ vào sự chênh lệch của tài sản tịnh trong bảng cân đối tài sản của công ty này (giá trị thống kê thực tế) mà chế độ kế toán đã soạn thảo ra.
Theo thống kê liên quan, trong giá trị trên sàn cứ mỗi 6 USD của công ty niêm yết lên thị trường chứng khoán chỉ có 1 USD được phản ánh trong bảng cân đối tài sản, đây liệu có phải là 5 USD đại diện cho tài sản vô hình không được chú ý hay không? Tất nhiên kết luận này là quá đơn giản, bởi vì tài sản cố định và tài sản tiền tệ,... trong bảng cân đối tài sản được đo bằng chi phí lịch sử, trong chênh lệch 5 USD cũng bao hàm chi phí lịch sử của phần tài sản này và phần chênh lệch với chi phí hiện hành.
Song thậm chí xem xét đến nguyên nhân nói trên, tiến hành so sánh đối với giá chi phí thay thế theo giá trị trên sàn thì kết quả của nó cũng vượt quá ba lần, điều này phản ánh giá trị của tài sản vô hình không thể vượt quá ba lần tài sản hữu hình. Cho nên, tạp chí "The Financial World" số tháng 9/1992 của Mỹ đã chỉ ra “sự méo mó
thông tin mà nguyên tắc kế toán chi phí lịch sử mang lại còn lớn hơn so với việc nó cố gắng tránh, đặc biệt trong vấn đề thương hiệu”.
Dựa vào tính quan trọng của tài sản thương hiệu không ngừng nâng cao, ngành kế toán phải chú ý đến vấn đề này. Tạp chí "The Financial World" luôn cho rằng “giá trị của thương hiệu có thể đo được” và nói chung không thể phát triển mà khấu hao theo thời gian như nhà xưởng, thiết bị.
Đối với việc nghi ngờ xử lý kế toán tài sản vô hình trong chế độ kế toán, giới kinh tế và học giả nước ngoài chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh sau đây:
Tại sao tài sản cố định đầu tư truyền thống có thể xử lý vốn hóa, còn đầu tư tài sản vô hình ngày càng trở nên quan trọng lại phải tiến hành xử lý chi phí hóa?
Và tài sản vô hình hao phí không theo sử dụng thì tại sao phải tiến hành giảm giá như khấu hao tài sản cố định? Đặc biệt là có một số tài sản vô hình như thương hiệu,... có thể do tình hình phạm vi sử dụng mở rộng mà có giá trị gia tăng nhiều hơn.
Tài sản vô hình mua ngoài có thể thừa nhận, tại sao tài sản vô hình tự phát triển không thể thừa nhận?
Tất nhiên, cộng đồng khác cũng nhận thức do tính đặc thù của tài sản vô hình, đặc biệt là mức độ khó khăn trong xác nhận và đo lường, đối với kế toán tài sản vô hình, nên phải có thái độ cẩn thận và chắc chắn cần thiết. Vấn đề trung tâm của nó nằm trong đánh giá tài sản vô hình, cụ thể là làm thế nào mới có thể đánh giá hợp lý giá trị đúng của tài sản đặc thù này, tài sản vô hình, để phản ánh trong bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp.
Phải nói là đánh giá tài sản vô hình và xử lý tài chính tài sản vô hình là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau, tiến hành đánh giá hợp lý đối với tài sản vô hình là yêu cầu tất nhiên tiến hành xử lý tài chính tài sản vô hình, đánh giá tài sản vô hình hợp lý là sự bảo đảm tất yếu tiến hành cải cách xử lý tài chính tài sản vô hình. Trong tình hình lý luận và thực tế đánh giá tài sản vô hình còn chưa được phát triển, cũng không thể thực hiện đột phá lớn trong cải cách việc xử lý tài chính đối với tài sản vô hình đã tiến hành. Vì thế các nước đều chú ý đến sự phát triển đánh giá tài sản vô hình.