Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn
3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Nam Hà Nội
- Cùng với mục tiêu chung của toàn ngành , Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát: “Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã được phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính mạnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng đủ năng lực, cạnh tranh. Tập trung đầu tư vào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị Thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp thực hiện Văn hoá doanh nghiệp”.
- Mục tiêu cụ thể của Chi nhánh là “Phấn đấu được nâng hạng Chi nhánh”. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong các năm, cố gắng đưa Chi nhánh vươn lên ngang tầm với những đơn vị “mạnh” trên địa bàn Hà Nội. Thực hiện
tốt các chỉ tiêu đã đăng ký với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
3.1.2.Định hướng nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
Căn cứ vào kết quả đạt được những năm qua và tình hình thực tiễn, những xu hướng triển vọng trong thời gian tới, kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánh dự kiến năm 2008 có những mục tiêu sau :
- Tổng nguồn vốn tăng 18% : đạt 9.450 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ địa phương tăng 23% : đạt 2400 tỷ, trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 960 tỷ đồng, chiếm 40% tổng dư nợ.
- Nợ xấu ( nhóm 3 – nhóm 5) : dưới 3% dư nợ.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng : Coi trọng công tác kiểm tra sau, quản lý chặt dư nợ, kiên quyết giảm thấp nợ xấu và thu hồi các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu đã được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro.
- Mở rộng tín dụngtrên cơ sở an toàn và hiệu quả. Kế hoạch tín dụng vẫn dc giao trên cơ sở đăng ký và tuỳ thuộc vào khả năng quản lý nợ của từng đơn vị.
- Mở rộng thêm khách hàng , nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình. Định kỳ phân loại nợ, tổ chức đánh giá, phân tích các khoản nợ, xếp hạng khách hàng tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thông tin khách hàng , thông tin phòng ngừa rủi ro.
- Có chính sách khách hàng phù hợp : phân loại khách hàng , ưu đãi về lãi suất cho vay , phí dịch vụ... đối với khách hàng truyền thống, khách hàng đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
3.2.Giải pháp