@ Về lao động
Hoạt động đầu tư phát triển đã làm gia tăng thêm các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Năm 2001 toàn tỉnh có 52464 cơ sở sản xuất năm 2006 tăng lên 55765 cơ sở sản xuất. Việc gia tăng cơ sở sản xuất công nghiệp đã làm tăng thêm lao động được sử dụng trong ngành công nghiệp tỉnh
Bảng 2.10: Số lao động tăng thêm của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2006
Các chỉ tiêu Đ/vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Số LĐ tăng thêm ngành CN Người 5529 5321 3043 365 1662 4830 Vốn đầu tư ngành CN Tỷ đồng 1137 1266 1386 1556 1981 2671 Số LĐ tăng thêm/Vốn đầu tư CN Người/tỷ 4,863 4,203 2,2 0,235 0,839 1,81
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Năm 2001 số lao động tăng thêm ở ngành công nghiệp tỉnh là 5529 người, năm 2002 là 5321 người giảm 3,76% so với năm 2001, năm 2003 là 3043 người giảm 44,96% so với năm 2001, năm 2004 là 365 người giảm93,4% so với năm 2001, năm 2005 là 1662 người giảm 69,94% so với năm 2001 và đến năm 2006 là 4830 người giảm 12,64% so với năm 2001. Đây là một điểm yếu kém trong đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Than Hoá. Là một tỉnh đông dân, nhu cầu làm rất cao tuy nhiên chất lượng lao động kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp.
Đối với chỉ tiêu số lao động tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư cũng thể hiện hạn chế trên. Năm 2001 là 4,863 người/tỷ đồng thì đến năm 2004 là 0,235 người/tỷ đồng, năm 2005 là 0,839 người/tỷ đồng và năm 2006 là 1,81 người/tỷ đồng. Điều này thể hiện hiệu quả của vốn đầu tư đối với số lao động có việc làm không cao. Các cấp chính quyền cần phải có biện pháp cụ thể để hạn chế mặt yếu kém này của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá.
@ Về tác động khác như
Nhìn chung, hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư trong tỉnh; cải thiện được môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động; phát triển giáo dục, y tế của tỉnh ngày càng được chú trọng, nâng cao về cả chất lượng và số lượng…..