3.4.1. Về hoạt động nghiên cứu triển khai KH&CN
Đổi mới cơ chế thực hiện nhiệm vụ KH&CN, cơ chế thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp đảm bảo dân chủ, khách quan, công khai và bình đẳng trong việc tuyển chọn các tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ KH&CN, triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.
3.4.2. Về chính sách khuyến khích hoạt động KH&CN ở các doanhnghiệp nghiệp
Triển khai các chính sách khuyến khích của Nhà nước đã ban hành trong các văn bản pháp quy như: Luật KH&CN, Nghị định 119/ NĐ-CP của chính phủ và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khác của tỉnh
Ngân sách sự nghiệp khoa học hàng năm dành riêng tối thiểu 35% cho việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường phối hợp hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các công tác hướng dẫn hoạt động đăng ký triển khai, dịch vụ KH&CN, đổi mới công nghệ và thẩm định công nghệ
3.4.3. Về đầu tư và đổi mới công nghệ
Đối với những công nghệ không đòi hỏi kỹ thuật cao, phức tạp khi các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư thì Tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp tổ chức thực hiện đề tài khoa học và phối hợp với các cơ quan khoa học nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ vào sản xuất của doanh nghiệp
Đối với những công nghệ phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao thì tuỳ theo mức độ tỉnh sẻ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các khâu lựa chọn tiếp nhận và làm chủ công nghệ đầu tư
3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ngành công nghiệp thường có nhu cầu sử dụng nhiều lao động có trình độ cao. Tuy vậy, nguồn lao động ở trên địa bàn Thanh Hoá thường là những lao động chưa thạo nghề. Vì thế để sử dụng lao động có hiệu quả cần phải có những giải pháp về đầu tư nguồn nhân lực này.
Các cấp chính quyền cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo nguồn nhân lực. Công việc này phải được diễn ra thường xuyên. Cần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp
Hiện nay các khu công nghiệp ở Thanh Hoá có rất nhiều dự án công nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động, đặc biệt là KCN Nghi Sơn và trong thời gian tới sẽ có thêm rất nhiều dự án trong các lĩnh vực khác nhau đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, công việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của các KCN, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cần phải mở thêm các trường đào tạo công nhân kỹ thuật trên các lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, vận hành máy công nghiệp, tự động hoá để có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp lao động lành nghề cho các KCN
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn để đào tạo cho nguồn lao động hiểu rõ những công việc mà mình phải làm để tránh những sai sót trong công việc.
Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá. Đào tạo nghề phải tăng cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý cho các thời kỳ phát triển công nghiệp.
Thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tào nghề như trường công lập, bán công, dân lập, các loại hình trường lớp như cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm.
3.6. Giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
Xây dựng được các quy tắc đánh giá tính bền vững, hệ thống tiêu chí quan điểm thống nhất trong bảo vệ môi trường gắn với phát triển sản xuất công nghiệp tạo cơ sở cho hình thành những chính sách và chiến lược phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh dựa trên cơ sở chính sách và chiến lược của đất nước
Cần có những biện pháp giám sát sự phát triển công nghiệp gắn với bền vững của môi trường. Thực hiện nhiệm vụ giám sát đòi hỏi phải tạo dựng
được một hệ thống thông tin: thu nhập xử lý, phân tích, báo cáo thường xuyên. Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá trạng thái môi trường, thu nhập các dữ liệu cần thiết cho việc tính toán các thiệt hại gây ra cho môi trường
Khuyến khích và ưu tiên các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ sạch, công nghệ ít gây ô nhiễm, vừa nâng cao công suất, hiệu quả, chất lượng sản phẩm vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch ít gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ triều….
Đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ thiết bị xử lý chất thải, biến chất thải thành nguồn tài nguyên đầu vào, tái sử dụng trong các ngành công nghiệp mới phục vụ nhu cầu của con người, tái tạo nguồn tài nguyên đã sử dụng
Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp cần tính đến yêu cầu giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái. Gắn cơ cấu vùng với cơ cấu ngành và định hướng đầu tư đổi mới công nghệ đảm bảo nâng cao năng suất, tiết kiệm nguồn tài nguyên đầu vào và giảm thiểu ô nhiễm, môi trường sinh thái với đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Thiết lập hệ thống kiểm tra giám sát trong quản lý môi trường, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ quản lý môi trường đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh luật môi trường. Mở rộng quyền hạn và tăng tính tự chịu trách nhiệm của các chính quyền địa phương trong khuyến khích phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường
Tăng cường đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, giới doanh nhân về trách nhiệm ý thức đối với bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp vì lợi ích của cộng đồng. Đưa vào chương trình giảng dạy những kiến thức cơ bản và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường nhằm tạo nhận thức đầy đủ hơn về những thảm hoạ môi trường và yêu cầu bảo vệ môi trường Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường để điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp trong mối quan hệ với vấn đề ô nhiễm môi
trường. Xác định chuẩn môi trường, giới hạn chuẩn tối đa cho phép không được vượt quá trong gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện nguyên tắc “ ai gây ô nhiễm, người đó phải trả tiền” thông qua các công cụ chủ yếu như: đánh thuế ô nhiễm, cấp giấy phép ô nhiễm, đánh thuế sử dụng tài nguyên, kiên quyết xử phạt nặng đối với những trường hợp cố ý vì lợi ích kinh tế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
KẾT LUẬN
Ngành công đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Thanh Hoá nói riêng và của đất nước nói chung. Ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. CN – TTCN tăng trưởng và phát triển kích cầu các ngành các ngành dịch vụ phát triển với tốc độ khá kết hợp với việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy quá trình cải thiện, nâng cấp trình độ sản xuất và cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH . Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Đề tài đã đề cập đến thực trạng tình hình đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá và trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh góp phần phát triển kinh tế -xã hội tỉnh ngày càng vững mạnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS Từ Quang Phương -NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội 2007
2. Giáo trình Kinh Tế Và Quản Lý Công Nghiệp – GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn - NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 20070
3. Cục Thống Kê Tỉnh Thanh Hoá: “Niêm giám thống kê 2006”
4. Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hoá về:
- Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 -2010, dự báo năm 2020 (2006)
- Thanh Hoá tiềm năng và cơ hội đầu tư(2006)
- Nghi Sơn điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư (2006)
5. Nghị quyết của Ban Chấp Hành Đảng Bộ Tỉnh về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2005 - 2010
Website 1. www.thongtinthuongmai.vn 2. www.thanhhoa.gov.vn 3. www.khucongnghiep.com.vn 4. www.mpi.gov.vn 5. www.gov.vn 6. www.vneconomy.com.vn 7. www.tienphong.vn 8. www.tiasang.com.vn