Công tác xây lắp

Một phần của tài liệu Cấu tạo, nguyên lý hoạt động,quy trình bảo dưỡng và sửa chữa tổ hợp máy bơm trám xi măng UNB1R-400(XA400) (Trang 53)

Trong trường hợp thay mới động cơ diezen, cần phải điều chỉnh vị trí lắp đặt của nó sao cho trục trung gian của các khớp nối răng không bị kẹt khi quay đi mỗi góc 90o. Việc điều chỉnh này được tiến hành bằng cách thay đổi chiều dày của bộ căn đệm ở dưới chân bệ động cơ.

Khi thay thế động cơ diezen mới, cần phải làm kín lại tất cả các khe hở trên đường ống xả.

Máy đề phải được điều chỉnh lại chiều cao sao cho bánh răng của nó khi vào khớp với vành răng của bánh đà phải có khe hở nằm trong giới hạn khoảng 0,6÷0,8 mm. Khe hở này được điều chỉnh bằng các tấm căn đệm ở dưới chân đế của máy đề và các bulông điều chỉnh chuyên dụng. Trục của máy đề phải đảm bảo song song với trục của động cơ diezen.

Các phin lọc khí dùng cho động cơ diezen của tổ hợp là loại trơ (khô). Để sự làm việc của chúng được đảm bảo, việc lắp ráp chúng vào đường hút phải đảm bảo độ kín.

Trước khi lắp ráp hộp số, trên bề mặt phân cách giữa 2 nữa vỏ hộp cần phải được sơn phủ 1 lớp mỏng loại vecni nhựa cánh kiến và đệm thêm lớp sợi tơ lụa.

Việc xiết chặt các vòng bi của hộp số và hộp giảm tốc phải đảm bảo sao cho ở lần điều chỉnh cuối cùng, trục của chúng phải quay được tự do bằng tay, và khi đó khe hở dọc trục của các vòng bi này phải nằm trong khoảng 0,07÷0,15 mm.

Khi lắp đặt hộp số, phải hiệu chỉnh đặc biệt cẩn thận các mối nối ghép trục giữa hộp số với động cơ và hộp giảm tốc. Phải đảm bảo sao cho khi lắp khớp nối răng xong, có thể dịch chuyển chúng (trục trung gian của khớp nối răng) dễ dàng bằng tay ở mỗi vị trí góc lệch 90o của trục sơ cấp và thứ cấp.

Khi lắp hộp số xong, phải đạt các yêu cầu sau:

+ Các khớp nối răng không bị kẹt. Có thể cảm nhận được độ dơ nhất định trên các bề mặt răng ăn khớp với nhau.

+ Các bánh răng gài số có thể dịch chuyển dễ dàng bằng tay về các hướng cần thiết của nó.

+ Khi khớp nối răng gài số ở vị trí trung gian thì khe hở giữa mặt mút của chúng và vành răng không nhỏ hơn 4 mm.

+ Ở mỗi vị trí xác định của khớp nối răng gài số, viên bi định vị cần phải nằm đúng hốc lõm định vị tương ứng của nó.

+ Nạng gài số lắp trên trục cần phải được hãm chặt.

Khi lắp các đường ống dẫn của các hệ thống trên động cơ phải đảm bảo độ kín một cách chắc chắc ở các mối nối ống, và giữa chúng với các cơ cấu khác.

Việc tháo, lắp động cơ diezen cần phải tuân thủ theo bản “Hướng dẫn bảo dưỡng và vận hành động cơ B2-500”

Tất cả mối lắp ghép đường ống của các cụm phân dòng phải đảm bảo độ kín. Khi lắp ráp các đường ống của cụm phân dòng sử dụng kiểu lắp ghép ren, cần phải bôi mỡ làm kín loại UC-1.

Khi lắp hệ thống điều khiển, cần phải bôi trơn tất cả các khâu khớp kiểu bản lề và các khâu khớp chuyển động kiểu tịnh tiến. Khi điều chỉnh các cơ cấu điều khiển cần phải khắc phục, loại trừ tất cả độ dơ ngoài chế độ lắp ghép ở các khâu khớp bản lề.

Khi lắp ráp các van đáy ở bể đo cần phải đảm bảo sao cho:

+ Đầu van tựa hoàn toàn lên phần đế để làm kín cửa thông vào buồng hút ở đáy bể.

+ Cần điều khiển van đáy phải đảm bảo mở được dứt khoát van đáy mà không có hành trình chết.

3.3.2. Hướng dẫn tháo, lắp bơm3.3.2.1. Phần dẫn động bơm 3.3.2.1. Phần dẫn động bơm

Khi tiến hành tháo phần dẫn động bơm, đầu tiên phải tháo các chi tiết kẹp chặt (bu-lông, đai ốc . . .), sau đó mới tháo các cửa sổ, nắp chặn vòng bi, nắp vỏ thân bơm, các chốt con trượt, vành chặn ở các bánh lệch tâm trên trục, cụm vòng bi và trục dẫn động, cụm bán trục có 1 bánh lệch tâm, cụm bán trục có 2 bánh lệch tâm. . .

Khi lắp phần dẫn động bơm, tiến hành theo trình tự ngược lại. Lúc này cần phải đặt phần bán trục có 1 bánh lệch tâm và phần bán trục có 2 bánh lệch tâm sao cho các bánh lệch tâm lệch nhau tương ứng một góc 120o. Để làm được điều đó, nên tiến hành định hướng theo các con trượt bằng cách: đặt phần bán trục có 2 con trượt (phía trái) sao cho mặt mút của các con trượt này cùng nằm trên một mặt phẳng về phía gần khoang thủy lực của bơm, còn

phần bán trục có 1 con trượt (phải) được đặt sao cho con trượt nằm ngược lại, ở vị trí xa khoang thủy lực nhất.

Khi tháo con trượt, nên tiến hành theo trình tự sau: Ép rút chốt của con trượt bên phải (bằng vam). Đưa thanh truyền bên phải ra khỏi ổ hốc của con trượt bằng cách quay trục dẫn động, rút con trượt phải ra. Sau đó lần lượt tháo con trượt ở bên trái và ở giữa cũng theo cách tương tự.

3.3.2.2. Phần thủy lực của bơm

Khi lắp piston lên phần đuôi cần và phần đầu cần piston vào con trượt phải xiết chặt đai ốc hãm và đảm bảo việc hãm chặt để chống khả năng tự lỏng ra của chúng. Khi lắp ráp phần thủy lực của bơm, phải đặc biệt chú ý chiều làm việc của các gioăng phớt để đảm bảo khả năng tự làm kín của chúng. Các gioăng phớt bị hư hỏng (mòn, rách) không được phép sử dụng.

Khi tháo các nắp chặn xy lanh, phải thận trọng đỡ, giữ chúng để tránh làm hỏng các gioăng phớt làm kín vì các mép cạnh sắc của xy lanh.

Khi thay thế các chi tiết của phần thủy lực làm việc dưới áp lực cao, yêu cầu phải tiến hành thử độ kín của chúng theo quy phạm của GOST.

3.3.2.3. Tháo, lắp và điều chỉnh khớp nối ly hợp

Tùy theo mức độ mòn của các đĩa ma sát chủ động và bị động của khớp nối ly hợp mà điều chỉnh khe hở dọc trục giữa các viên bi và rãnh lõm trên đĩa cố định cơ cấu ngắt ly hợp, cũng như điều chỉnh hành trình không làm việc của bàn đạp ly hợp. Việc điều chỉnh khe hở dọc trục và hành trình không tải của bàn đạp ly hợp (nếu mức cuối cùng nhỏ hơn 12 mm) có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ nhờ các thanh kéo 5 và các vòng đệm điều chỉnh 4 (trên hình 2.1) hoặc nếu như không còn có thể điều chỉnh được nữa thì phải thay toàn bộ các đĩa ma sát bị mòn bằng các đĩa ma sát mới. Nếu không có bộ đĩa ma sát mới, có thể thực hiện việc điều chỉnh bằng các vòng đệm 17 (hình 2.1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi tháo vành côn trước của ly hợp, cần sử dụng bộ đồ gá chuyên dụng bao gồm một mặt bích có 2 lỗ và 2 bu lông để vặn vào lỗ ren của vành côn.

Khi tháo các đĩa ma sát người ta thường dùng móc dây.

Trước khi lắp lại các đĩa ma sát, cần phải rửa sạch chúng trong xăng, dầu hỏa hoặc gadơlin, sau đó lau khô chúng.

Bộ đĩa ma sát của ly hợp bao gồm 11 đĩa chủ động và 10 đĩa bị động (trong đó có 1 đĩa bị động có chiều dày gấp đôi được lắp trực tiếp vào vành bánh đà) được lựa chọn sao cho chiều dày tổng cộng toàn bộ nằm trong giới hạn từ 73,1÷74,1 mm. Khi đo chiều dày tổng cộng của bộ đĩa ly hợp, cần phải dùng êtô ép chúng lại và tiến hành đo trên 4 vị trí ở mỗi 1/4 vòng tròn.

Độ mòn cho phép của chiều dày bộ đĩa ma sát không được vượt quá 0,3 mm.

Khi chiều dày tổng cộng của bộ đĩa ma sát nhỏ hơn 73 mm thì không được phép lắp vào để tránh sự trượt và cong vênh của các đĩa.

Tất cả các chi tiết chuyển động của ly hợp phải dịch chuyển được dễ dàng theo các hướng làm việc của chúng mà không bị kẹt, dính. Hành trình của đĩa ép khi ly hợp được lắp ráp xong phải nằm trong khoảng 6÷7 mm.

Tiến hành lắp đặt ly hợp lên trên đuôi trục khuỷu động cơ một cách chính xác vào vị trí quy định ở vành răng có chia độ để đánh dấu điểm chết trên động cơ. Vành răng này được lắp lên tang chủ động ở vị trí quy định sao cho chốt định vị trên vành răng trùng khít với lỗ ở trong.

Để lắp đúng bánh đà lên trên đuôi trục động cơ, ở phần moay-ơ của bánh đà có 2 rãnh then hoa, và chúng cần phải được đặt trùng khít với 2 chốt chuyên dụng được vặn vào giữa 2 rãnh xẻ ở đuôi trục khuỷu.

Khi lắp nút chặn vào trục cần phải bôi trơn phần ren bằng mỡ grapit. Xiết chặt nút vặn bằng cờ-lê chuyên dụng có cánh tay đòn dài 1,5÷2 m với lực vặn của 2 người đến hết cỡ.

Trong quá trình xiết này, cần phải tiến hành gõ vào moay-ơ của tang chủ động và nút chặn bằng búa mềm cho đến lúc không thể xiết được nữa.

Việc xiết chặt nút chặn phải được tiến hành hết sức cẩn thận để có thể tin tưởng chắc chắn việc xiết chặt tang chủ động lên trục đảm bảo sự làm việc của khớp nối ly hợp.

Sau khi kết thúc công việc xiết chặt nút chặn, phải tiến hành đo khe hở giữa bề mặt mút của hộp truyền động cơ cấu đóng ngắt ly hợp với mặt mút của cacte động cơ bằng các lá căn. Sau đó mở các đai ốc kẹp đĩa ép trên các thanh kéo làm đĩa mở 20 (hình 2.1) dịch chuyển về phía động cơ dưới tác

dụng của các lò xo, làm thay đổi khe hở giữa các viên bi và rãnh lõm của cơ cấu ngắt ly hợp.

Tiến hành đo lại một lần nữa khe hở giữa bề mặt mút của hộp truyền động cơ cấu ngắt ly hợp và các-te. Độ sai lệch giữa 2 lần đo này thể hiện khe hở dọc trục giữa các viên bi và rãnh lõm của cơ cấu ngắt ly hợp. Trị số của khe hở này phải nằm trong giới hạn 0,9÷1,1 mm.

Căn cứ vào độ sai lệch giữa 2 lần đo trên và giới hạn cho phép để tiến hành điều chỉnh độ dày của bộ các vòng đệm điều chỉnh 17 (hình 2.1). Lúc này, cần phải xiết chặt lại các đĩa ép bằng các đai ốc trên thanh kéo, sau đó mở nút chặn 10 (hình 2.1) và tháo bánh đà ra khỏi đuôi trục động cơ. Sau đó lựa chọn kích thước, chiều dày các vòng đệm cần loại bỏ để tháo ra, rồi lắp lại bánh đà lên vị trí của nó, kết thúc việc điều chỉnh.

3.4. Những hư hỏng, sự cố có thể xảy ra và biện pháp khắc phục

Một số hư hỏng, sự cố khác đối với tổ hợp bơm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục chúng được nêu ở bảng dưới đây :

Bảng 3.2 Một số sự cố có thể xảy ra, nguyên nhân và cách khắc phục T

T

Những sự cố, hư hỏng có thể xảy ra

Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

PHẦN MÁY BƠM PISTON 11Г 1 + Bơm không đẩy

được chất lỏng đi khi làm việc.

+ Chưa mở van đường hút.

+ Lọt nhiều khí qua những chỗ không kín ở đường hút của bơm.

+ Mở van đường hút. + Kiểm tra cẩn thận độ kín của tất cả các mối lắp ghép trên đường hút để phát hiện chỗ lọt khí và loại trừ chúng. 2 + Lưu lượng chất lỏng bơm quá nhỏ không tương ứng với số liệu tính toán ở cùng một chế độ làm + Có sự lọt khí hoặc các van một chiều không kín làm chất lỏng bị rò rỉ. + Rò rỉ chất lỏng do + Hiện tượng lọt khí: xem mục trên. + Làm sạch các van một

việc. mòn phần làm kín của các piston.

chiều. Kiểm tra độ kín tiếp xúc của các gioăng cao su, bề mặt làm việc của van và đế van. Loại bỏ và thay mới những chi tiết, bộ phận bị hỏng.

+ Tháo và kiểm tra piston, thay thế những bộ phận bị mòn hoặc hư hỏng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 + Khi máy bơm làm việc, nghe rõ những tiếng không bình thường, hoặc tiếng gõ ở phần thủy lực của máy bơm. Có thể nghe thấy :

- Những tiếng gõ khi piston thay đổi hướng hành trình.

- Có tiếng gõ chói, mạnh khi đóng mở van ngược (xupap). - Có tiếng va đập ở trong xy lanh. + Mối lắp ghép giữa piston và cần piston bị lỏng. + Đầu ép xy lanh bị lỏng. + Bị lỏng hoặc gãy lò xo van ngược (xupap). + Va đập thủy lực ở trong xy lanh do chất lỏng công tác không làm đầy được vào xy lanh vì sự lọt khí hoặc vì sức cản thủy lực trên đường hút qúa lớn.

+ Kiểm tra và xiết chặt lại đai ốc đầu cần piston.

+ Xiết chặt lại nắp xy lanh.

+ Kiểm tra van, thay các lò xo bị hỏng.

+ Sử dụng các biện pháp để phát hiện sự lọt khí và khắc phục chúng. + Làm giảm hoặc nếu có thể triệt tiêu độ cao đường hút.

+ Kiểm tra van trên đường hút xem đã mở hoàn toàn hay chưa, hoặc đường hút có bị tắc, nghẹt không, hoặc van ngược (đường hút) có mở được dễ dàng hay

bị kẹt. 4 + Trong quá trình làm việc, cần piston bị nóng quá mức. + Do xiết quá chặt các gioăng làm kín cần piston hoặc do thiếu dung dịch làm mát.

+ Nới lỏng gioăng đến mức có thể hoặc tăng mức dung dịch làm mát. 5 + Trong quá trình

làm việc, con trượt hoặc chốt con trượt bị nóng quá mức.

+ Do tắc đường dẫn dầu bôi trơn làm lượng dầu đi vào khoang con trượt không đủ.

+ Độ nhớt của dầu bôi trơn quá thấp, không đảm bảo tính bôi trơn. + Dầu bôi trơn quá bẩn.

+ Kiểm tra, làm sạch tất cả các đường ống dẫn dầu. Mở cửa sổ hoặc đường ống kiểm tra xem khi làm việc lượng dầu bôi trơn đi vào có đủ hay không.

+ Thay dầu mới hoặc bổ sung thêm dầu có độ nhớt cao hơn.

+ Thay dầu mới.

6 + Gõ ở phần dẫn động bơm trong thời gian thay đổi hướng hành trình của piston.

+ Do lỏng mối lắp ghép giữa piston với con trượt.

+ Bạc lót ở đầu nhỏ thanh truyền và con trượt bị hỏng. + Khe hở ở các vòng bi gối đỡ trục chính quá lớn. + Vặn cần piston vào đến vị trí quy định và xiết chặt lại đai ốc hãm. + Thay thế bạc lót.

+ Thay các vòng bi mới.

7 + Các vòng bi nóng quá mức.

+ Do không đủ dầu bôi trơn hoặc các đường dẫn dầu bôi trơn bị tắc.

+ Bổ sung thêm dầu bôi trơn hoặc thay thế dầu bôi trơn mới đồng thời phải rửa sạch các vòng bi.

các mối lắp ghép trên đường ép. ghép. + Do hỏng các gioăng phớt làm kín. ghép. + Thay gioăng, phớt mới. HỘP SỐ 9 + Các vòng bi nóng quá mức

+ Thiếu dầu bôi trơn.

+ Do xiết quá chặt các nắp ép vòng bi.

+ Kiểm tra mức dầu bôi trơn và chất lượng làm việc của nó.

+ Kiểm tra lại các đường ống dẫn dầu và khi cần thiết thì phải thông rửa, làm sạch chúng

+ Kiểm tra bơm dầu bôi trơn NSA-10E; khi cần thiết thì phải thay thế chúng.

+ Nới lỏng các nắp ép rồi điều chỉnh lại khe hở dọc trục của các vòng bi. CỤM PHÂN DÒNG + Đồng hồ đo áp lực không chỉ báo. + Hỏng đồng hồ đo áp lực hoặc thiếu dầu trong buồng phân cách phía dưới đồng hồ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kiểm tra, thay thế đồng hồ mới hoặc đổ thêm dầu vào buồng phân cách đồng thời xả khí ra khỏi ống dẫn nối với đồng hồ.

3.5. Các biện pháp an toàn khi làm việc với tổ hợp bơm UNB1R-400(XA400) 400(XA400)

Những người không thuộc biên chế phục vụ không được làm việc trên tổ hợp.

Khi bắt đầu làm việc (khởi động động cơ diezen) cần phải phát tín hiệu bằng còi hoặc lời nói.

Trước khi khởi động tổ hợp, tất cả các cơ cấu, các cụm thiết bị phải ở

Một phần của tài liệu Cấu tạo, nguyên lý hoạt động,quy trình bảo dưỡng và sửa chữa tổ hợp máy bơm trám xi măng UNB1R-400(XA400) (Trang 53)