* Cấu tạo
Là kiểu máy trục nằm một phía, cả 2 gối đỡ nằm về cùng một phía so với rổ.
Khung máy được làm bằng thép cacbon, phần tiếp xúc với bột làm bằng thép không gỉ. Vỏ ngoài có dạng hình trụ, đặt nằm ngang.
Rổ lưới là một lớp vách ngăn hình trụ đặt song song với vỏ. Trên vách ngăn này có các lỗ để thoát phần sữa loãng. Mặt trong của lớp vách ngăn này là một lớp lưới vải.
Trục máy: Được đỡ bằng 2 ổ bi nằm cùng phía với rổ, phía trước trục gắn rổ để truyền chuyển động cho rổ.
Nắp máy: Bên ngoài làm bằng thép cacbon, mặt trong bọc một lớp thép không gỉ, liên kết thân máy bằng bản lề, có thể đóng, mở dễ dàng theo chiều xoay bản lề. Trên nắp gắn các ống dẫn, họng cấp sữa, dao cào bột và các cơ cấu truyền động dao gạt.
Hình 12: Cấu tạo máy ly tâm
1. Vỏ máy 2. Dao cào bột 3. Rỗ lưới 4. Trục máy 5. Pully 5. Vòi phun 7. Piston thuỷ lực
Bộ ly hợp thuỷ lực là một cơ cấu truyền động hợp lý trong trường hợp này. Do vận tốc của máy ly tâm lớn, tốc độ quay của rổ là 1480 vòng/phút, khối lượng lớn. Ngoại lực tác động đến rổ thay đổi liên tục và lớn (nạp sữa, cào bột), do đó không thể truyền động bình thường mà phải qua cơ cấu ly hợp thuỷ lực để tránh trường hợp sốc máy.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu truyền động ly hợp thuỷ lực:
Vỏ ngoài gồm 2 nửa hình cầu dẹt, liên kết với nhau băng bulon, có lắp roăn chịu được nhiệt độ, dầu để chống rò rỉ dầu thuỷ lực. Nửa vỏ phía sau gắn với pully bằng bulon. Pully này đóng vai trò là khớp nối để truyền động từ vỏ ly hợp cho trục máy ly tâm. Bên trong là cánh được lắp như chiếc đĩa, đồng tâm với vỏ, lắp cố định với trục ly hợp. Trục ly hợp lắp với pully ngoài. Trên vỏ có các ốc để thay, châm dầu. Dầu thuỷ lực được châm vào bộ ly hợp ở mức từ 300 đến 600 (là góc giữa tâm bộ ly hợp đến mép ngoài mặt thoáng dầu và trục đứng của bộ ly hợp).
Hình 13: Mô tả cấu tạo của ly hợp thủy lực
1. Trục môtơ truyền động 2. Vỏ chứa dầu thuỷ lực 3. Đĩa truyền động 4. Trục truyền động cho máy li tâm 5. Roăn 6. Cánh quạt 7. Lỗ trục - Nguyên lý hoạt động của ly hợp thủy lực
Khi môtơ truyền động cho pully ngoài (qua hệ thống pully, dây curoa), đĩa truyền động bên trong được cố định với trục ly hợp sẽ chuyển động quay. Đĩa này sẽ truyền chuyển động cho dầu thủy lực, sau đó dầu sẽ truyền chuyển động cho vỏ ngoài của ly hợp. Như vậy, vỏ ngoài sẽ quay đồng tốc với trục máy ly tâm. Đĩa truyền động bên trong và trục ly hợp sẽ quay đồng tốc với pully ngoài. Nếu không có ngoại lực tác động vào rổ hoặc sự thay đổi tốc độ của môtơ, vận tốc quay của trục máy và trục ly hợp sẽ gần bằng nhau.
Dao gạt bột: Được làm bằng thép không gỉ, lưỡi dao đặt song song với đường sinh của rổ, cố định vào cánh tay đòn và cánh tay đòn gắn vào trục, trục chuyển động quay quanh ổ đỡ đứng yên. Như vậy, khi truyền chuyển động quay cho trục dao, lưỡi dao sẽ chuyển động lên để ăn sâu vào lớp bột
trên rổ máy. Phía ngoài của trục, gắn một tay đòn là một piston, được truyền động bằng thuỷ lực. Tốc độ cào bột điều chỉnh bằng cách thay đổi tốc độ chuyển động của dao nhờ thay đổi áp lực dầu truyền động.
Sau một thời gian hoạt động, lưỡi dao sẽ bị mòn, lúc này mặt vát của dao sẽ tiếp xúc phần lớn với mặt bột, sẽ làm cho máy nặng tải, thậm chí gây sốc máy, lúc này cần phải thay đổi góc lưỡi dao hoặc mài lại mặt vát của dao.
Van cấp sữa: Việc cấp sữa sẽ thực hiện bằng van bi, điều khiển bằng tay.
Vải lọc: Vải lọc được làm bằng các loại sợi bền và dai, có thể là lưới kim loại hoặc lưới vải, một số vải lọc thông thường là: Vải sợi bông, sợi len, sợi lụa, sợi polyetylen, sợi bece, sợi nylon, sợi orlon, sợi dedelon, sợi ferylen...
* Nguyên tắc hoạt động của máy ly tâm
Đầu tiên, dịch sữa được cấp vào máy qua họng nạp. Rổ máy nhận lực từ môtơ 55kW truyền động qua hệ thống ly hợp thủy lực. Lúc này rổ máy quay gần 1480 vòng/phút, nhận lực ly tâm, dịch sữa sẽ văng ra ngoài thành rổ. Ở đây xảy ra các quá trình sau:
Phần tinh bột sẽ được nén lại thành khối dưới tác dụng của lực ly tâm, nước và các cấu tử nhỏ hơn mao quản của vải lọc sẽ lọt qua vải lọc. Khi lớp tinh bột đủ dày thì nó tạo thành một vách ngăn. Các hạt bột có tỷ trọng nặng hơn sẽ nhận lực ly tâm mạnh hơn và tiếp tục làm cho vách ngăn này dày hơn. Lớp bột này ngăn không cho nước qua. Nước, dịch bào và một phần sữa sẽ được đẩy dần vào phía trong. Nếu tiếp tục cấp sữa, lớp sữa dày lên đẩy nước dâng lên và tràn ra ngoài. Khi lớp bột bằng chiều dày của tang trống thì ngừng cấp sữa.
Sau một thời gian nhất định, bột sẽ trở nên khô hơn, thông thường độ ẩm khống chế từ 32 đến 35%. Quá trình cào bột bắt đầu diễn ra. Van solenoid điều khiển cấp dầu thuỷ lực được tác động, cấp dầu truyền động để kéo piston xuống, qua cánh tay đòn nâng lưỡi dao lên, lưỡi dao sẽ chuyển động song phẳng với đường sinh rổ máy, cào từ từ lớp bột. Đến một lúc, bộ phận cánh tay đòn sẽ gạt một công tắc hành trình đã được xác định vị trí sẵn, đưa tín hiệu để đóng van solenoid cấp dầu, dao gạt sẽ trở về vị trí ban đầu. Sau một vài giây, máy sẽ được nạp sữa lại, bắt đầu một hành trình mới.
- Độ ẩm của tinh bột quá cao là do thời gian ly tâm ngắn hoặc lượng dịch vào quá nhiều nên thiết bị làm việc không hiệu quả.
Khắc phục bằng cách điều chỉnh dịch tinh bột vào ổn định, thời gian ly tâm và vệ sinh lưới lọc.
- Nước xả mang theo hàm lượng tinh bột quá lớn do lượng dịch sữa vào quá nhiều làm tràn giỏ ly tâm hoặc vải lọc bị sự cố.
Khắc phục bằng cách điều chỉnh lượng vào, nếu không có hiệu quả thì phải dừng máy để kiểm tra vải lọc và làm vệ sinh.
- Máy có tiếng kêu lạ do các ổ bi thiếu dầu bôi trơn hoặc bị hỏng, dây curoa bị mòn, bơm thủy hoạt động không ổn định.
Khắc phục bằng cách trước khi khởi động cần kiểm tra các hệ thống ổ bi, trục, mức dầu ở bộ ly hợp và bơm thủy lực.
-Tốc độ quay của máy không đạt làm sữa bị chảy, thời gian vát lâu do thiếu dầu truyền lực. Khắc phục bằng cách chêm dầu vào ly hợp thủy lực.
- Dầu thủy lực bị chảy do mòn phớt, khắc phục bằng cách thay thế.
- Dao cào bột bị mòn làmg tăng tải trọng máy khi cào bột. Khắc phục bằng cánh mài lại dao.