Nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 75)

II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

2. Giải quyết những vấn đề bức thiết hiện nay cho các doanh nghiệp vừa

2.1. Nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vốn là vấn đề nan giải, bức thiết nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Nhà nước cần sớm quy hoạch cà định hướng chiến lược cho sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này là rất quan trọng trong việc khuyến khích các chủ doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh. Chính phủ cần nắm bắt kịp thời thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ và nắm bắt các hoạt động hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức quốc tế từ đó quy các nguồn vốn này vào một đầu mối để quản lý, doanh nghiệp dễ tiếp cận khi cần vay vốn. Trên thực tế, hiện nay chỉ có khoảng 2 quỹ hỗ trợ phát triển thực sự có hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (ODA, FDI,…).

- Đối với các tổ chức tín dụng: Trong điều kiện các ngân hàng thương mại và các ngân hàng nhà nước thừa vốn nhưng các doanh nghiệp vừa và

nhỏ lại thiếu vốn, ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước cần có những chính sách giải quyết phù hợp. Các ngân hàng nên thay đổi và bổ xung quá trình xét duyệt cho vay, không nên quá coi trọng tài sản thế chấp, vì trong những năm qua tài sản thế chấp đã chứng tỏ nó không phải là vật bảo đảm tiền vay phù hợp và duy nhất. Nên cho vay dựa vào thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho vay cần chú ý đến khả năng, nhu cầu, thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ để có tín dụng phù hợp với họ.

- Nên thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ này đóng vai trò như một tổ chức trung gian giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, là một định chế tài chính phi lợi nhuận nằm trong hệ thống ngân hàng và sự giám sát của ngân hàng Nhà nước.

- Thành lập các công ty cho thuê tài chính. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đề nghị các công ty này cho thuê tài sản và bất động sản mà họ dự kiến, ký hợp đồng với các công ty cho thuê tài chính và có sự hứa hẹn về bán tài sản tuỳ theo tình hình. Đây là một cách thức cung cấp vốn rất khả thi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam trong điều kiện hiện nay, ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.2. Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bảo vệ thương hiệu:

Để xây dựng phát triển và tránh tranh chấp về thương hiệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị trường trong nước và ngoài nước trong thời gian tới nhà nước cần có những tác động sau:

- Cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để tuyên truyền, giác ngộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc đăng ký thương hiệu.

- Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như cánh thức thủ tục để đăng ký bảo hộ sở hữu công

nghiệp, vấn đề quản trị sở hữu công nghiệp và đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể có những chỉ dẫn riêng cho từng đối tượng.

- Phát động chương trình xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu trên mạng, phối hợp với các ngành và địa phương để xây dựng danh mục sản phẩm cần có chỉ dẫn xuất xứ và địa lý.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về xây dựng và quảng bá thương hiệu.

- Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký quản lý, và bảo vệ thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, trước hết là đối với những thương hiệu đã có vị trí trên thị trường.

- Nới lỏng biện pháp tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách không nên giới hạn về chi phí cho quảng cáo sản phẩm ở mức dưới 5% so với tổng chi phí như hiện nay.

- Bổ xung và hoàn thiện hệ thống luật pháp về sở hữu công nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng, cần xử phạt nghiêm minh đối với trường hợp ăn cắp, sử dụng trái phép thương hiệu, tiến tới thành lập những lực lượng “cảnh sát thương hiệu”, “công an thương hiệu” chuyên xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu thương hiệu hàng hoá.

Kết luận

Sự nhận thức chưa đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của các DNVVN trong những năm giải phóng đất nước đã chứng minh được bằng thực tiễn với sự thụt lùi về kinh tế. Nhưng không phải quá muộn để khắc phục những hạn chế đó khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang cố gắng thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ có sự đổi mới cơ chế này cùng sự hỗ chợ của Nhà nước, tuy còn rất nhỏ bé song cũng phần nào thúc đẩy cho

các DNVVN phát triển, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Giờ đây không ai có thể phủ nhận vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế, mà nhất là trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa của nước ta thì loại hình doanh nghiệp này càng trở nên cần thiết nhằm khai thác và huy động mọi tiềm năng của đất nước. Tuy có nhiều thuận lợi, song các DNVVN lại gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển, cho nên các doanh nghiệp này vẫn còn rất nhiều hạn chế trong năng lực cạnh tranh. Nhưng đây lại là một loại hình doanh nghiệp có vai trò quyết định không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế nên nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVVN không chỉ là nhiệm vụ sống còn của bản thân các doanh nghiệp mà còn là một mục tiêu của đất nước trong quá trình quản lý nền kinh tế. Vì thế, trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, các DNVVN với năng lực cạnh tranh cò ở trình độ rất thấp cần nỗ lực hơn nữa để không bị thụt lùi lại ở đằng sau so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, Nhà nước với vai trò điều hành của nền kinh tế cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNVVN có thể phát huy hết được ưu thế của mình trên thị trường.

Hy vọng bằng chính sự nỗ lực của mình cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các DNVVN sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình không chỉ trên thị trường nội địa mà cả trên thị trường quốc tế. Có như thế, DNVVN mới thật sự trở thành một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế.

Do hạn chế về thời gian và năng lực nên bài viết này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý, nhận xét và chỉ bảo của thầy cô. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Anh Vân đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Đoàn Nhật Dũng: Nâng cao khả năng cạnh tranh – vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia AFTA ( nghiên cứu kinh tế số 281- tháng 10/ 2001).

2. Vũ Bá Định: Chiến Lược sản phẩm của doanh nghiệp (Phát triển kinh tế số 11/2002).

3. Vũ Vân Đình: Doanh nghiệp trước ngưỡng cửa của xã hội (NXB lao động và xã hội – 2003).

4. Nguyễn Đình Hưởng: Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

5. Trần Quang Lâm: Hội nhập kinh tế Việt Nam ASEAN những đặc trưng, kinh nghiệm và giải pháp ( nhà xuất bản thống kê Hà nội- 1999).

6. Hữu Minh: chất lượng hàng Việt Nam trước thềm AFTA (Thương mại số 16/2003).

7. Nguyễn Văn Nam: Để hàng hoá và dịch vụ Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

8. Nguyễn Văn Nam: Một số tác động của toàn cầu hoá đến nền kinh tế Việt Nam ( Thương mại, số 17/2003).

Mục lục

Lời nói đầu ...1

Chương I. Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ...2

I. Hội nhập thị trường thế giới ...2

1. Sự cần thiết của hội nhập...2

1.1. Khái niệm hội nhập...2

1.2. Xu thế thế giới...2

1.3. Tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế đã được kiểm nghiệm qua thực tế, thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam...3

2. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập thị trường thế giới...4

2.1. Cơ hội...4

2.2. Thách thức...6

II. Doanh nghiệp vừa và nhỏ...7

1. Khái niệm...7

2. Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp vừa và nhỏ...9

3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ...10

III. Cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay...11

1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh...11

1.1. Khái niệm...11

1.2. Phân loại cạnh tranh...12

2. Sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh...14

2.1. Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh...14

2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh...14

3. Vai trò của cạnh tranh...16

4. Các chiến lược cạnh tranh cơ bản...17

5.1. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành...19

5.2. Nguy cơ đe doạ nhập ngành từ các đối thủ tiềm ẩn...20

5.3. Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người mua...20

5.4. Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người cung ứng...21

5.5. Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm thay thế...21

Chương II. Thực trạng khả năng cạnh trnah của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay...22

I. Đánh giá tổng quát tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam...22

1. Môi trường cạnh tranh quốc tế của Việt Nam...22

2. Môi trường kinh doanh, cạnh tranh trong nước...23

II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế...27

1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ...27

1.1. Chi phí...27

1.2. Cạnh tranh về giá...29

1.3. Chất lượng...32

2. Thực trạng về các yếu tố nguồn lực cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ...34

2.1. Khoa học và công nghệ...34

2.2. Vốn...34

2.3. Nguồn nhân lực...37

3. Năng lực quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ..40

3.1. Chiến lược thị trường...40

3.2. Mạng lưới phân phối...43

3.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp...45

3.4. Chiến lược quản trị marketing...46

3.5. Chưa cập nhật thông tin về hội nhập trong giai đoạn hiện nay...47

4. Thực trạng thị phần quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

...50

Chương III. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ...52

I. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp...52

1. Giảm chi phí...53

1.1. Giảm chi phí trong khâu tiếp thị...53

1.2. Khâu sản xuất...53

1.3. Quản lý vật tư...54

1.4. Các giải pháp khác về việc cắt giảm chi phí không cần thiết...54

2. Chiến lược sản phẩm...54

3. Chiến lược marketing ...56

4. Thương hiệu...57

5. Chất lượng hàng hoá...58

6. Xây dựng chiến lược ...58

7. Biện pháp hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối...59

8. Xây dựng chiến lược doanh nghiệp để đạt được mục tiêu phát triển dài hạnh hữu hiệu...61

II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ...62

1. Xây dựng môi trường kinh tế, môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp...62

1.2. Xây dựng thể chế...62

1.3. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng...63

1.4. Phát huy tính năng động của các doanh nghiệp...63

2. Giải quyết những vấn đề bức thiết hiện nay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ...63

Kết luận...66 Tài liệu tham khảo...68

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w