Khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 36)

II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt

2. Thực trạng về các yếu tố nguồn lực cấu thành năng lực cạnh tranh của

2.1. Khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ luôn là vấn đề cốt lõi của một doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều kiện thiết bị công nghệ sẽ quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong những năm vừa qua do sức ép của thị trường hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đã có sự đổi mới công nghệ ở mức nhất định. Đó là việc dùng điện vào sản xuất, cơ khí hóa từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất.

Song tình trạng phổ biến là công nghệ còn thấp kém, lạc hậu 30-50 năm. Công nghệ thấp và lỗi thời chiếm 60-70%, công nghệ hiện đại chỉ chiếm 30-40%. Theo số liệu thống kê của riêng trong ngành công nghiệp có 26% thiết bị do Liên Xô cung cấp, 24% là do các nước Đông Âu cung cấp, gần 20% là thiết bị của các nước ASEAN và Bắc Âu, trên 18% thiết bị của các nước khác và còn lại là tự chế tạo trong nước. Ngoài ra còn có sự khác biệt về trình độ kỹ thuật giữa các khu vực kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Khả năng đổi mới công nghệ lại rất hạn chế. Thời kỳ 1991- 2000 các doanh nghiệp chỉ trang bị lại 14% thiết bị (bằng 10% giá trị thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xây dựng trong cùng

một thời kỳ). Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa dưới 10%, hao mòn hữu hình từ 30-50% và đáng ngạc nhiên là 38% ở dạng thanh lý vẫn được sử dụng, các công nghệ lạc hậu, trung bình, tiên tiến đan xen nhau trong một dây chuyền sản xuất.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, chất lượng và hiệu quả của chuyển giao công nghệ còn hạn chế do thiếu lựa chọn kỹ thuật tối ưu và công nghệ nguồn, đặc biệt là giá trị phần mềm và giá trị chuyển giao bí quyết công nghệ còn thấp (tỷ lệ 17% tổng đầu tư, trong khi cho biết là 83%). So với Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam rất nhiều với giá cả thấp, chất lượng hàng hóa ở mức có thể chấp nhận được. Đó là do công nghệ của họ cao hơn hẳn chúng ta, chủ yếu là nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản nơi được coi là có công nghệ thiết bị nguồn, còn chúng ta chủ yếu nhập từ châu á.

Nhìn chung, theo kết quả điều tra của 24 công ty Nhật Bản tại 10 nước ASEAN cho thấy nếu đánh giá theo thang điểm 10 thì trình độ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chỉ đặt 3,5 điểm đứng trên ba nước là Myanma (3,4 điểm), Lào (3,0 điểm), Campuchia (2,6 điểm). Điều đó thể hiện trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ở mức thấp trong tương quan so sánh với các nước khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w