PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu t_m_t_ (Trang 71 - 73)

VIII. TRIẾT LÝ NHÂN SINH 1 PHÙ HÀ VIỄN CHI HỮU?

5. PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHƯƠNG PHÁP

Trước hết nó ở tại việc không đưa lý trí vào để phân tích một hai khía cạnh ra để làm đối tượng suy tư riêng rẽ bằng cách trừu tượng nhưng là sống trọn vẹn cái Sống. Không những với các đua thương khổ lụy (như đã nói trên về chữ mệnh) nhưng cũng là chấp nhận mọi sinh thú ở đời. Vì cho rằng đấy cũng là con đường trung thực nhất dẫn đến chỗ Đắc Kỷ.

Người hành khổ diệt sinh nếu có màu đạo hay triết học cũng là giả tạo, vì về mặt toàn diện họ đã gây loạn động vào thân tâm và thường là khó khăn lắm mới khôi phục lại được thế quân bình thiết yếu cho sự tiến bộ. Các nền triết trung thực không phải là con đẻ của những giới diệt sinh. Phật tổ chỉ đắc đạo khi từ bỏ lối sống hành khổ là một bằng chứng. Nhưng Nho triết cũng chống lối sống "buông thả" không phải vì lý do tội phúc hoặc vì lý do thuần phong mỹ tục, vì những điều đó là tùy phụ có thể có mà cũng có thể không… Nhưng vì lý do rất cụ thể là lối sống ố sinh diệt sinh có thể gây thiên lệch làm mất thế quân bình có lợi cho toàn thể, còn lối sống buông thả thường chỉ lợi cho những nhu yếu sinh lý mà thôi, bởi chỉ do hứng khởi nhất thời là cái thường hay sủng ái có một khuynh hướng mà gạt bỏ các khuynh hướng khác.

Câu nói "tứ chi nhi dĩ, vật ủng vật át, 恣之而以勿壅勿棣". Buông thả tự do, không thúc đẩy, không cản trở một khuynh hướng nào của Quản Di Ngô trả lời An Bình Trọng hỏi về thuật dưỡng sinh (Liệt tử VII.E) nếu chú ý được cả nhu yếu xã hội nữa thì câu trên có thể dùng để nói lên luật toàn sinh hay hóa sinh, nhưng thi hành trong phạm vi lãng mạn của nhóm dưỡng sinh thì yếu tố hợp quần thường bị coi nhẹ. Vì thế mà chúng ta phải tìm một nguyên lý khác để điều lý cái sống toàn sinh và đó là nguyên lý Trung Dung.

Trung Dung hiểu được theo Thể và Dụng. Nếu hiểu theo Thể thì là Thường Hằng, là Thiên Quân. Nhưng ở khởi đầu ta không thể hiểu như vậy, vì đấy là đoạn đạt đích. Nên phải hiểu theo Dụng = là đừng thái quá, đừng bất cập, nghĩa là nhu yếu nào cũng được thỏa mãn đến một mức độ vừa đủ không để nó cưỡng đoạt phần của nhu yếu lân cận, nói cụ thể là đừng thái quá trong bất cứ việc gì để không lỗi đến nguyên lý liên đới căn cơ. Nguyên lý này nhằm tiến mau chứ không phải có ý diên trì trong sự tầm thường như bị ngộ nhận: trong khi chờ tâm sáng tỏ lên để soi đường thì nó xài đỡ lương tri (bon sens) là hướng đạo không đi xa được, nhưng ít bị sai lầm ở đợt thường nghiệm. Thực tế nó là lối sống bình hành an nhiên tự tại, chấp nhận mọi sinh thú ở đời: có thi, ca, nhạc, kịch, có cầm kỳ, vũ, họa có trống quân, trống quít, trồng quần. Thoạt coi tưởng bấy nhiêu thứ không ăn nhằm chi tới đạo thế mà cứ sự sống đó lại đi được xa nhất trên đường đạo!

Đấy là lý do cắt nghĩa tại sao trong lối sống Viễn Đông có nhiều sinh thú được chấp nhận hơn hẳn bên Tây Âu cổ đại (nên đọc bài "Les joies de l existence" trong quyển La

Naissance de la Chine, Payot tr.303 trong đó giáo sư Creel so sánh với đời sống Tây phương lúc trước). Lúc ấy Tây phương chỉ có thú đứng cửa sổ xem tuyết rơi… đây có bầu rượu, túi thơ, ca vũ, có cái thú xem tranh, phong cảnh (qui faisait défaut à l Européen). Tôi gạch chữ chấp nhận nghĩa là có được điều lý trong triết học, đạo học, chứ còn "hàng lậu" thì đâu không có, nhất là thứ "trống quần", nhưng hàng lậu thì phải dùng lén, hay ít ra nhiều khi thẹn lương tâm, thiếu hẳn tính chất thành thực khi được đạo truy nhận một nhu yếu tự nhiên nên cũng là thánh thiện. Theo đó việc ăn uống nhiều khi bị bọn hương nguyện cho là "nhục". Nhưng khi được Đạo truy nhận thì đầu bếp hay có thể được nhắc tới ngang hàng với các quan tứ trụ (tr.380) vì ăn là một nhu yếu cần phải được đáp ứng. Tôn giáo cũng là một nhu yếu. Ong Creel khói cái chỗ sĩ phu Viễn Đông đích thân điều khiển những buổi lễ như gia tiên đầy thành khẩn trong năm có một ít lần.

Đó là lối sống có sinh thú, thoạt đọc ta coi như lãnh đạm với Đạo nhưng xem dài rộng mới thấy nó vững và hiện nay đời sống văn minh đang ngả dần về hướng này cách vô ý thức (vì chưa có triết nên chưa nhận thức được).

Trí thức trên thế giới hiện bừng tỉnh nhận ra rằng hạnh phúc không chỉ có ở chỗ lý trí ý thức được mình, nhưng nó còn là hậu quả một nội tâm tinh thần khi nó biết nhận ra được những mối liên hệ với khu vực bao quanh… của sự hòa nhịp với những thế lực của nội tâm và vũ trụ đến độ làm nảy sinh một cảm giác hạnh phúc rất chính đáng, và đem vào quá trình tiến hóa con người những cái đẩy êm và mạnh. Đấy là cái bí quyết của Nho triết mà trước đây nhiều người phán đoán với quan điểm đạo mạo diệt sinh cho là một lối sống duy vật. Người có cảm tình với Nho triết bênh che bằng giả thuyết đó mới là phần công truyền, còn lại phần tâm truyền nữa… Thật ra Nho triết không có bí truyền (ésotérique) mà chỉ có trình độ thâu nhận khác nhau, chứ không giâu ai điều chi: đặc trưng của Nho triết là thế: "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ! Ngô vô ẩn hồ nhĩ. Ngô vô hành nhi bất dữ nhị tam tử giả. Thị khâu dã, 二三子以我棣隱乎?吾無隱乎爾.吾無行而

二三子者,是丘也." L. VII. 23. "Các trò tưởng ta có điều chi giấu giếm các trò sao. Không, ta chẳng có giấu giếm điều chi hết. Ta chẳng có làm chi mà không cho các trò hay với. Khâu này vậy đó". Cái đặc điểm Nho triết là thanh thiên bạch nhật, bình hành như thế thôi. (Một nét của phương pháp khoa học, ngược với sự che đây của ma thuật).

Phương pháp đó cũng giống như phương pháp của các nhà huyền niệm ưu tú mà Otto gọi là vô phương pháp (leur méthode est sans méthode), tức là đã vượt qua được hết mọi phương pháp do trí óc bày bịa, và nay nhận ra là không cần thiết, chỉ còn có tuân theo cái tiết nhịp vô biên của vũ trụ, vì đó chính là nhịp thở của Đại ngã tâm linh to bằng vũ trụ vậy, nên chi còn cần có sống cho trúng tiết.

Một phần của tài liệu t_m_t_ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w