Cảm biến vị trí bướm ga

Một phần của tài liệu Khảo sát thông số đầu vào tới quá trình phun của vòi phun nhiên liệu (Trang 25 - 27)

1. Công tắc toàn tải. (Pv) 4. Công tắc không tải.(Po) 2. Cam đóng mở công tắc. 5. Giắc tín hiệu ra.

3. Trục điều khiển bướm ga.

Cảm biến vị trí bướm ga loại này nhận biết hoặc là động cơ đang ở chế độ không tải hay tải nặng bằng các tiếp điểm không tải (IDL) hay trợ tải (PSW). Cảm biến vị trí bướm ga đưa ra 2 tín hiệu đến ECU; tín hiệu IDL và tín hiệu PSW. Tín hiệu IDL sử dụng chủ yếu cho việc điều khiển ngắt nhiên liệu còn tín hiệu PSW sử dụng chủ yếu cho việc tăng lượng phun nhiên liệu & tăng công suất ra của động cơ.

Hoạt động.

Tiếp điểm không tải. Khi bướm ga ở vị trí đóng, ( nhỏ hơn 1.5 từ vị trí đóng hoàn toàn), tiếp điểm động và tiếp điểm không tải tiếp xúc với nhau báo cho ECU biết động cơ đang ở chế độ không tải. Tín hiệu này cũng dùng cho việc cắt nhiên liệu khi giảm tốc .

Tiếp điểm trợ tải: Khi bướm ga mở một góc khoảng 500 hay 600 ( tuỳ theo động cơ ) từ vị trí đóng, tiếp điểm động và tiếp điểm trợ tải tiếp xúc với nhau và xác định chế độ đầy tải.

Tiếp điểm không tiếp xúc: Trong tất cả các thời gian còn lại, tiếp điểm không tiếp xúc.

Hiện tượng giật cục: Tốc độ động cơ mà tại đó nhiên liệu bị cắt và phun trở lại khác nhau tuỳ theo nhiệt độ nước làm mát. Mặc dù vậy, ví dụ nếu nhiên liệu bị cắt tại tốc độ 2500v/phút & phun trở lại tại 2000v/p, động cơ sẽ chết máy do nhiên liệu bị cắt khi tốc độ đạt 2500v/p & phun trở lại khi tốc độ đạt dưới 2000v/p. Qúa trình này lặp đi lặp lại nhiều lần, như trong hình vẽ, gây nên hiện tượng giật cục.

Hình 1.4.2. Hiện tượng giật cục.

Nước, bụi...trong cảm biến vị trí bướm ga sẽ làm tiếp điểm không tải bị dính, nhiên liệu bị cắt & hiện tượng giật cục xảy ra khi lái xe. Như trong sơ đồ ta thấy biểu thị sự giật cục ở 2500v/p & trở lại ở 2000v/p.

Một phần của tài liệu Khảo sát thông số đầu vào tới quá trình phun của vòi phun nhiên liệu (Trang 25 - 27)