Phân loại nợ theo các nhóm nợ qui định

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 52 - 53)

Bảng 2.6. CHI TIẾT CÁC NHÓM NỢ TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Phân loại Dư nợ Tỷ

trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Tổng DN 132,548 100 2,279,964 100 1,625,156 100 Nợ nhóm 1 131,223 99 2,204,725 96.7 1,558,037 95.87 Nợ nhóm 2 1,325 1 33,059 1.45 23,402 1.44 Nợ nhóm 3 0 0 27,588 1.21 17,552 1.08 Nợ nhóm 4 0 0 12,312 0.54 12,026 0.74 Nợ nhóm 5 0 0 2,280 0.1 14,139 0.87

Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ

Từ số liệu năm 2007 ta thấy, sau một năm cho vay ồ ạt, dư nợ cuối năm đã có những dấu hiệu bất ổn khi nợ xấu tăng lên. Nợ quá hạn chiếm gần 2% tổng dư nợ, tuy vẫn trong phạm vi cho phép nhưng đã báo hiệu những nguy hiểm tiềm ẩn trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, đến năm 2008, môi trường kinh tế tài chính khó khăn khiến ngân hàng tuy đã thu hẹp hoạt động cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu đều tăng về dư nợ cũng như tỷ trọng, nợ quá hạn chiếm gần 3% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu chiếm khoảng 2.5%.

Nợ nhóm 2 tăng nhanh cả về tỷ trọng và dư nợ trong giai đoạn 2006-2007 do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa đầy 1 năm, điều này ảnh hưởng đến nguồn thông tin và chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân hàng. Thời gian hoạt động chưa lâu khiến ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống thông tin rộng rãi và hiệu quả, khiến các cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc đánh giá

khách hàng và phương án vay, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu. Nguyên nhân thứ 2 đến từ nguồn nhân lực của chi nhánh. Trong thời gian hoạt động ngắn ngủi, chi nhánh chưa thể hình thành một đội ngũ nhân viên đủ trình độ và kinh nghiệm. Các cán bộ tín dụng trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm trong thời gian đầu hoạt động đã lơ là công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn cảu khách hàng, dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích. Công tác liên lạc nhắc nhở, thúc giục khách hàng trả nợ chưa được thực hiện tốt khiến nợ quá hạn và nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ tăng mạnh lên con số 33,059 triệu đồng vào cuối năm 2007, chiếm 1.45% tổng dư nợ.

Nợ nhóm 4 và nhóm 5 tăng về tỷ trọng, đặc biệt nợ nhóm 5 tăng mạnh từ 2,280 triệu đồng vào năm 2007 lên tới 14,139 triệu đồng vào cuối năm 2008, tương đương xấp xỉ 7 lần. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tại chi nhánh tăng từ 0.1% lên 0.87%, nợ nghi ngờ tăng từ 0.54% lên 0.74%, điều này ngoài nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng và môi trường kinh doanh, còn do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Những nguyên nhân này sẽ được phân tích cụ thể cùng với chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu.

Ngoài ra, cần chú ý đến nguyên nhân từ thay đổi cơ cấu cho vay. Năm 2008, chi nhánh thu hẹp hoạt động cho vay chiết khấu xuống chỉ còn 25% tổng dư nợ, giảm mạnh so với năm 2007. Năm 2007, hơn 60% tổng dư nợ thuộc về chiết khấu giấy từ có giá. Đây là một hoạt động hầu như không mang lại rủi ro cho chi nhánh, khi mà phần lớn giấy tờ được nhận chiết khấu là sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, đến năm 2008, khi mà tỷ trọng của hoạt động ít đem lại rủi ro và nợ quá hạn này giảm xuống, nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w