QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KHUYẾT TẬT

Một phần của tài liệu Cấu tạo, quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm ly tâm vận chuyển dầu NPS 65/35-500 tại mỏ Bạch Hổ” (Trang 55)

Sau khi tháo gối đỡ khỏi ổ bi và thân bơm ta tiến hành các bước sau: - Rửa sạch toàn bộ bằng máy rửa chuyên dùng, thổi sạch, lau khô. - Đo kiểm tra kích thước Φ180 bằng panme đo lỗ 175÷200, độ chính xác 0,01.

- Kiểm tra đường nước làm mát: nếu có hiện tượng tắc nghẽn phải thông bằng dung dịch axit loãng ngâm trong 4h và phương pháp cơ học bình

Tên thiết bị Tên chi tiết: THÂN Ổ ĐỠ Số bản vẽ:

Số chi tiết trên một thiết bị:

Bơm NPS 65/35-500 Độ cứng: Vật liệu: Dụng cụ và phương pháp kiểm tra Kích thước (mm) Vị trí chi tiết Dạng khuyết tật Theo bản vẽ Cho phép lắp

ghép với Phương pháp phục hồi Kích thước sửa chữa Chi tiết mới Chi tiết cũ A Vết nứt, vết lõmcó đặc tính - Loại bỏ 1 Mài mòn bề mặt Φ180F7 Panme đo trong 04 , 0,83 0 180++ 180,12 180,10 - dùng phương pháp ép bạc

2 Mài mòn bề mặt B Panme - Độ bóng 2,5- Độ vuông góc 0,05 - Dùng phương pháp doaphẳng

3

Mài mòn bề mặt C Panme - Độ bóng 2,5

- Độ vuông góc 0,05

- Dùng phương pháp doa phẳng

hai mặt đầu bị va đập, biến dạng khiến cho độ không vuông góc cao hơn mức cho phép 0,05.

4.3.4. Quy trình công nghệ sửa chữa

Vì gối đỡ làm bằng gang đúc nên các phương pháp mạ, hàn đắp, phun phủ không thể áp dụng được. Trong trường hợp này ta phục hồi bằng phương pháp thuần túy gia công cơ khí: doa rộng lỗ, ép bạc có độ dôi.

Các bước của quy trình: 1. Gia công lỗ cũ

Rà tròn theo lỗ Φ180 cũ về mặt chuẩn (A) theo bản vẽ, độ đảo và độ không vuông góc không quá 0,08. Doa rộng lỗ từ Φ180÷188-0,046, H7 đảm bảo độ bóng 2,5√(doa từ hai đầu lại).

2. Tiện bạc (chi tiết số 2):

Đường kính lắp ghép (để lượng dư gia công 5mm theo bán kính) đạt Φ180.

Mối ghép H7/p6 có độ dôi 0,014÷0,033. 3. Ép hai bạc vào ổ bi:

- Luộc gối đỡ trong dầu nóng 1000C.

- làm lạnh hai bạc tới 00C ép nhẹ nhàng hai bạc vào gối đỡ. 4. Gia công 6 lỗ M6 trên thân và bắt 6 vít chống xoay M6x15. 5. Gia công thô:

Giảm lượng dư gia công: Rà tròn theo lỗ trong Φ170 và mặt đầu B, tiện bóc lượng dư đến kích thước Φ170+0,1.

6. Doa lỗ đạt Φ180+0,083

BIỆN PHÁP HẠN CHẾ

Như chúng ta đã biết, do điều kiện thực tế sản xuất cũng như điều kiện biên chế nhân lực và trang thiết bị trên giàn khoan, giàn khai thác là rất hạn chế nên không cho phép chúng ta thực hiện công việc sửa chữa lớn máy bơm NPS 65/35-500 trên giàn khoan. Thông thường, bộ phận cơ khí chỉ tiến hành công việc sửa chữa vừa và nhỏ hoặc tiến hành công tác lắp đặt các tổ hợp bơm mới. Các dạng sửa chữa này bao gồm: bổ sung hoặc thay thế loại Salnhic dây quấn; sửa chữa hoặc thay thế bộ phận làm kín kiểu mặt đầu; thay ống lót bảo vệ trục; thay vòng bi ở các gối đỡ trục; thay khớp nối răng giữa các trục; sửa chữa hoặc thay thế các đường ống nước làm mát cho gối đỡ và bộ phận làm kín; căn chỉnh độ đồng tâm giữa các trục; kiểm tra điều chỉnh vị trí của gối đỡ trục; làm thông sạch đường hút; sửa chữa các van chặn trên đường hút, đường bơm dầu và các van chặn ở hệ thống làm mát; tháo các bơm cũ do lưu lượng và áp suất bị giảm quá mức hoặc do bị kẹt Roto không thể khắc phục được; lắp đặt, căn chỉnh, kiểm tra và thử nghiệm các bơm mới để đưa vào vận hành…

Việc để xảy ra hư hỏng và sửa chữa chúng sẽ gây lãng phí về mặt thời gian và kinh tế. Vì vậy cần phải có biện pháp để hạn chế một cách tối đa các hư hỏng này trong quá trình sản xuất trên giàn.

Qua một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về tổ hợp máy bơm NPS 65/35-500 trong hệ thống vận chuyển dầu thô của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, em xin liệt kê một số hư hỏng chính của bơm ly tâm NPS 65/35-500 trên giàn khoan tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng và các biện pháp hạn chế chúng như sau:

5.1. Hư hỏng đối với các vòng bi

Đối với các vòng bi ở gối đỡ của máy bơm NPS 65/35-500 phải luôn đảm bảo cho nhiệt độ nhỏ hơn 600C. Khi bị quá nhiệt chúng sẽ gây ra các hư hỏng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Chúng có các dạng hư hỏng sau đây:

- Do khoang áo nước làm mát của vỏ gối đỡ bị cặn bám làm giảm khả năng thoát nhiệt của nước làm mát.

- Do bơm làm việc liên tục, do sự không đồng tâm giữa các trục và tốc độ vòng quay lớn nên gây ra ma sát, làm tăng nhiệt độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khe hở nhiệt không đảm bảo yêu cầu thoát nhiệt cho ổ bi. - Chất lượng của nhớt bôi trơn ổ bi không được đảm bảo. Biện pháp hạn chế

Từ các nguyên nhân trên ta thấy cần phải có các biện pháp để hạn chế hư hỏng trong quá trình vận hành bơm như sau:

- Sử dụng đồng hồ đo nhiệt độ của hệ thống nước làm mát của ổ bi ở đầu ra và đầu vào để xem mức độ chênh lệch nhiệt độ ổ bi đó. Nước dùng cho hệ thống làm mát phải được xử lý, tinh lọc để tránh hiện tượng đóng cặn. Cần pha thêm chất phụ gia để tránh sự ăn mòn của nước biển đối với hệ thống làm mát này.

- Kiểm tra dầu bôi trơn và có chế độ bôi trơn hợp lý, đúng yêu cầu kỹ thuật đối với ổ bi.

- Kiểm tra các khe hở nhiệt đảm bảo độ thông thoáng.

- Khi lắp đặt cần chú ý đến công tác căn tâm của máy bơm. Đây là yêu cầu thực tế để đảm bảo cho các thiết bị làm việc hoàn hảo nhất.

5.1.2. Các vòng bi ở gối đỡ bên phải bốc khói

Nguyên nhân

Do vòng cách bị vỡ, làm kẹt các viên bi ở vòng bi phía trong gây ra sự cháy dính giữa bề mặt trục với vỏ trong của vòng bi.

bơm cũ được gửi về trong bờ để sửa chữa.

5.3. Năng suất và cột áp của bơm giảm nhiều so với mức quy định

Nguyên nhân

- Do bánh công tác bị mòn.

- Do có lẫn khí trong chất lỏng công tác. - Do các bộ phận làm kín bị hở.

Biện pháp hạn chế

- Bánh công tác bị mòn do trong dung dịch bơm có lẫn các vật rắn, do bị xâm thực bởi các bọt khí, do sự cọ xát với vòng làm kín trên thân. Vì vậy để tránh xảy ra các hư hỏng dạng này ta cần chú ý thường xuyên tới công tác làm sạch các rãnh của bánh công tác hoặc vỏ, làm sạch bộ lưới lọc ở đường ống hút. Không để cho khe hở giữa vòng làm kín và bánh công tác quá bé.

- Đảm bảo tốt công tác tách khí ra hỏi dầu ở các bình tách. Ta có thể sử dụng bình ngưng lớn để tập trung lượng dầu qua một thời gian và điều phối lượng dầu đều về các máy bơm vận chuyển.

- Kiểm tra, xiết chỗ nối mặt bích của đường ống. Đảm bảo độ kín hơi ở những chỗ đầu trục lộ khỏi vỏ máy bơm, chỗ nối mặt bích của ống hút và cụm đệm bít.

5.4. Tắc đường hút của máy bơm

Nguyên nhân

Hiện tượng này xảy ra do máy bơm nằm trong chế độ dự phòng quá lâu, không được vận hành dẫn đến dầu bị đông đặc lại trên đường ống hút.

Biện pháp hạn chế

- Do đặc điểm của dầu thô ở mỏ Bạch Hổ là loại dầu có chứa nhiều Parafil nên nhiệt độ đông đặc khá cao. Cần phải tránh trường hợp tắc nghẽn đường ống hút bằng cách tháo đường ống hút của bơm và thông rửa sạch, đảm bảo cho bơm dự phòng được hoạt động theo đúng chu kì.

Nguyên nhân

- Do chất lượng của nước làm mát không tốt, bị nhiễm mặn hoặc có chất kết tủa gây ra hiện tượng ăn mòn hoặc đóng cặn, làm hư hỏng các bộ phận này.

Biện pháp hạn chế

- Để tránh hiện tượng hư hỏng trên chúng ta cần phải luôn kiểm tra và trung hòa lượng cặn bám.

- Do điều kiện làm việc trên biển nên nước làm mát thường dùng là nước biển. Vì vậy ta dùng hệ thống tinh lọc nước biển để hạn chế hư hỏng xảy ra, dùng các chất phụ gia để trung hòa sự ăn mòn các bộ phận nói trên.

5.6. Máy bơm bị rung, gây ồn hơn mức bình thường

Nguyên nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do lệch tâm giữa trục của máy bơm và động cơ. - Do hiện tương xâm thực khí.

- Do có hiện tượng mòn ổ trục, trục bị cong, hỏng các chi tiết quay. - Móng không đủ độ cứng vững. Lực xiết các bulông móng chưa đủ, các ống chính được kẹp không chặt.

- Sự cân bằng của Roto và các bánh công tác không đảm bảo. Biện pháp hạn chế

- Vì giàn khoan ngoài biển khơi bao gồm các hệ thống blốc lắp ghép với nhau nên giữa chúng luôn có sự dao động tương đối. Chính vì vậy để chống rung động cho bơm, đảm bảo quá trình làm việc liên tục ta cần phải có biện pháp gia cố đế lắp máy, đảm bảo độ cứng vững cần thiết và hàn thêm các

- Do máy luôn làm việc với tốc độ cao cộng với việc dừng đột ngột, momen quán tính lớn khi khởi động, do các trục không đồng tâm và do chất lượng của khớp nối không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là những nguyên nhân gây ra hiện tượng va đập làm hư hỏng khớp nối.

- Do khi thay động cơ điện, khoảng cách để lắp khớp nối răng nhỏ hơn yêu cầu kỹ thuật (nhỏ hơn 220mm).

Biện pháp hạn chế

- Căn chỉnh độ đồng tâm của các trục và thay đổi vị trí của động cơ cho đủ khoảng cách để lắp khớp nối răng (đảm bảo trong khoảng từ 220÷230mm).

- Kiểm tra chất lượng của khớp nối và lên kế hoạch sản xuất cho hợp lý. Xử lý kịp thời khi khớp nối có dấu hiệu hư hỏng.

5.8. Rò rỉ dầu qua bộ phận làm kín trục

5.8.1. Rò rỉ ở bộ phận làm kín trục kiểu Salnhic dây quấn

Nguyên nhân

- Do bề mặt ống lót bảo vệ trục bị hỏng, không nhẵn sạch.

- Do dây Salnhic bị mài mòn quá mức vì ma sát với bề mặt ống lót. - Do có độ đảo lớn hơn mức cho phép.

- Do áp suất chất lỏng tạo màng thủy lực làm kín thấp hơn yêu cầu. Biện pháp hạn chế

- Dùng bộ điều chỉnh để đảm bảo áp suất dẫn vào bộ làm kín, nhờ đó giữ được màng thủy lực đạt yêu cầu.

- Căn chỉnh trục để loại bỏ hiện tượng đảo trục.

- Kiểm tra nhớt làm mát và bôi trơn luôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

5.8.2. Rò rỉ ở bộ phận làm kín trục kiểu mặt đầu

Nguyên nhân

- Kiểm tra các điều kiện làm việc của bộ phận làm kín như sự làm mát, bôi trơn và khe hở thoát nhiệt.

- Khi xảy ra sự cố rò rỉ ta phải thay thế các chi tiết, các cụm bị hỏng hoặc thay mới toàn bộ chúng.

Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ chỉ bảo của thày Nguyễn Văn Giáp, em đã nghiên cứu và tìm hiểu về thiết bị bơm ly tâm NPS 65/35-500, thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của thiết bị này trong quá trình vận chuyển dầu khí. Với điều kiện làm việc khắc nghiệt về thời gian cũng như về môi trường sản xuất, thiết bị khó tránh khỏi những hư hỏng khi vận hành.

Trong đồ án này, em đã trình bày đến các phương án vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bơm ly tâm NPS 65/35-500 và từ đó rút ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng máy. Đây là đề tài có ý nghĩa rất thực tiễn vì nó đã đề cập tới một vấn đề quan trọng trong ngành cơ khí thiết bị dầu cũng như trong quá trình sản xuất dầu khí.

Qua sự nghiên cứu, tìm hiểu đồ án này em mạnh dạn đưa ra kiến nghị như sau: Trong quá trình sản xuất phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình về kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật để kịp thời khắc phục và hạn chế tối đa các hư hỏng xảy ra. Vì một khi xảy ra sự cố hư hỏng thì sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục và đi kèm với nó là sự tổn thất rất lớn về mặt kinh tế.

Do những hạn chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu nên đồ án của em còn có nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các thày, cô giáo và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

[1] Sức bền vật liệu, nhà xuất bản Giáo Dục. [2] Chi tiết máy, Nguyễn Trọng Hiệp.

[3] Sổ tay công nhân cơ khí, Nguyễn Văn Sắt, Ngô Quốc Việt, Nguyễn Hữu Đức, NXB Công nghiệp kỹ thuật (1986).

[4] REM TCVN 2246-77, Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước ban hành. [5] Tạp chí Dầu khí, số 6-2000, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2. CÁC LOẠI BƠM DÙNG TRONG VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ ...6

1.2.1. CHỌN LỰA BƠM VẬN CHUYỂN DẦU TRÊN CÁC ĐƯỜNG ỐNG...6

1.2.2. MÁY BƠM PISTON...7

1.2.3. MÁY BƠM TRỤC VÍT ...8

1.2.4. MÁY BƠM LY TÂM...8

1.3. CÁC LOẠI BƠM LY TÂM VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ TRÊN MỎ BẠCH HỔ VÀ MỎ RỒNG...9

CHƯƠNG 2...11

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BƠM LY TÂM NPS 65/35-500...11

2.1. CÔNG DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH...11

2.1.1. CÔNG DỤNG...11

2.1.2. CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT...11

2.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG...13

2.2.1. CẤU TẠO...13

2.2.1.1 CẤU TẠO CỦA THÂN BƠM...15

2.2.1.3. BÁNH CÔNG TÁC...17

2.2.1.6. BUỒNG LÀM KÍN...22

2.2.1.7. HỆ THỐNG LÀM MÁT...23

2.2.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG...24

CHƯƠNG 3...26

QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG...26

MÁY BƠM NPS 65/35-500...26

3.1. VẬN HÀNH VÀ KIỂM TRA...26

3.1.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ...26

3.1.2. LẮP RÁP...27

3.1.3. VẬN HÀNH...27

3.1.4. CÔNG TÁC KIỂM TRA...28

3.2. LỰC DỌC TRỤC VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC...30

3.2.1. LỰC DỌC TRỤC...30

3.2.2. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỰC DỌC TRỤC...31

3.3. CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG...32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 4...34

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MỘT SỐ CHI TIẾT...34

ĐIỂN HÌNH...34

4.1.2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ PHUN ĐẮP KIM LOẠI VÀO VỊ TRÍ MÒN...39

4.1.2.2. PHÂN LOẠI...39

4.1.2.3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG...39

4.1.2.4. PHƯƠNG PHÁP PHUN BẰNG DÒNG ĐIỆN TẦN SỐ CAO...40

4.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KHUYẾT TẬT VÀ SỬA CHỮA BÁNH CÔNG TÁC...46

4.2.1. CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC VÀ VẬT LIỆU CHẾ TẠO...46

4.2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁNH CÔNG TÁC...46

4.2.3. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI BÁNH CÔNG TÁC BƠM BẰNG MẠ CRÔM...51

4.2.5. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG...51 4.2.5.1. ĐẶC ĐIỂM...51 4.2.5.2. PHẠM VI ỨNG DỤNG...52 4.2.6. PHƯƠNG PHÁP MẠ CROM...53 4.2.6.1. ĐẶC DIỂM...53 4.2.6.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MẠ...53

4.3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KHUYẾT TẬT VÀ SỬA CHỮA GỐI ĐỠ Ổ BI...55

4.3.1. CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC VÀ VẬT LIỆU CHẾ TẠO...55

4.3.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KHUYẾT TẬT...55

4.3.3. CÁC SAI HỎNG CHỦ YẾU...57

4.3.4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA...57

CHƯƠNG 5...58

MỘT SỐ HƯ HỎNG CỦA MÁY BƠM LY TÂM NPS 65/35-500 VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ...58

5.1.2. CÁC VÒNG BI Ở GỐI ĐỠ BÊN PHẢI BỐC KHÓI...59

5.2. KẸT ROTO, BƠM KHÔNG QUAY ĐƯỢC...59

5.3. NĂNG SUẤT VÀ CỘT ÁP CỦA BƠM GIẢM NHIỀU SO VỚI MỨC QUY ĐỊNH...60

5.4. TẮC ĐƯỜNG HÚT CỦA MÁY BƠM...60

5.5. ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC LÀM MÁT CHO GỐI ĐỠ BỊ THỦNG HOẶC BỊ TẮC VÀ BỘ PHẬN LÀM KÍN TRỤC BỊ VỠ...61

5.6. MÁY BƠM BỊ RUNG, GÂY ỒN HƠN MỨC BÌNH THƯỜNG...61

5.7. HỎNG KHỚP NỐI RĂNG...62

BẢNG 1.2 CÁC LOẠI BƠM LY TÂM TRÊN MỎ BẠCH HỔ...9

Một phần của tài liệu Cấu tạo, quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm ly tâm vận chuyển dầu NPS 65/35-500 tại mỏ Bạch Hổ” (Trang 55)