0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu KHAI THÁC THU HỒI KHOÁNG SẢN ILMENITE - ZIRCON (Trang 74 -79 )

PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG

(1). Khống chế ô nhiễm do bụi từ hoạt động khai thác và vận chuyển

Ô nhiễm bụi là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong khai thác và tuyển quặng thô tại khai trường khai thác. Qua phân tích đánh giá ở trên cho thấy trong bụi có tồn tại một số thành phần độc hại như SiO2, TiO2 và một số nguyên tố kim loại nặng khác. Mặc dù với hàm lượng thấp nhưng bụi lại có độc tính cao nên gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân sản xuất và dân cư sống quanh khu vực.

Biện pháp hạn chế bụi trong khâu khai thác mỏ tại khu vực san ủi, bơm cát, tuyển quặng thô…là phun nước vào bề mặt mỏ khai thác nhằm tạo độ ẩm phù hợp tại các ô

khai thác để hạn chế bụi phát sinh trong quá trình khai thác. Tần suất phun sẽ đảm bảo cho bề mặt khai thác luôn luôn có độ ẩm cần thiết. Đây là phương pháp đơn giản để thực hiện tại khu vực dự án. Nguồn nước sẽ được sử dụng là nguồn nước suối chảy vào các bàu nước trong khu vực dự án.

Với thực tế, công nghệ tuyển thô bằng vít xoắn, quá trình sản xuất cát quặng được làm ẩm và pha trộn nước nên sẽ không làm phát sinh bụi hoặc ô nhiễm không khí. Hơn nữa, khu vực khai thác nằm xa hoặc thưa dân nên sẽ không gây tác động nhiều do vấn đề bụi phát sinh trong quá trình khai thác.

Mặt khác vào mùa khô, lượng nước cấp cho khai thác quặng tại các bàu nước ít nên tần suất hoạt động của các vít tuyển giảm (giảm 1/3 – 1/2), chỉ hoạt động bán thời gian: 10 tiếng làm việc, 10 tiếng nghỉ để nước kịp hồi về hồ chứa nên mức độ phát sinh bụi sẽ hạn chế đáng kể vào mùa khô.

Để hạn chế bụi phát sinh trên đường vận chuyển, Công ty sẽ áp dụng phương pháp bao phủ kín toàn thân xe, tránh để bụi cát quặng thô bay hoặc rơi vãi trên đường vận chuyển; đồng thời, tất cả các xe để vận chuyển sản phẩm quặng thô về nhà xưởng tuyển tinh sẽ đều được phun nước trước khi ra khỏi khu vực Dự án nhằm hạn chế đến mức tối đa lượng bụi vào môi trường từ các xe trên suốt quãng đường vận chuyển sản phẩm. (2). Khống chế ô nhiễm do khói thải từ máy bơm cát, bơm nước, phương tiện vận chuyển

Máy bơm cát đặt không cố định và thường di chuyển theo các ô khai thác. Để hạn chế khí thải từ các nguồn thải này, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:

− Thường xuyên tu dưỡng, bảo trì các thiết bị, máy móc.

− Sử dụng đúng thiết kế của động cơ như không hoạt động quá tải, sử dụng đúng nhiên liệu theo thiết kế.

Máy bơm nước, bơm cát có công suất nhỏ và thường được di chuyển theo khu vực khai thác (không đặt cố định một chỗ) và xa dân cư, xa khu nhà làm việc của dự án, vì vậy, các biện pháp khống chế ô nhiễm do khói thải như trình bày ở trên sẽ làm giảm lượng bụi phát tán vào không khí.

Tất cả các loại máy móc thiết bị sẽ được kiểm tra và bảo dưỡng, duy tu theo kế hoạch để đảm bảo luôn làm việc ở tình trạng tốt, hạn chế được tình trạng ô nhiễm không khí lẫn tiếng ồn, rung và các sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra.

(3). Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn và độ rung

Tiếng ồn và độ rung sẽ phát sinh từ máy bơm cát, máy bơm nước, hệ thống vít xoắn… để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các hoạt động này, Công ty sẽ thường xuyên sửa chửa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, gắn ống giảm thanh ở các ống xả của các máy, hoạt động đúng công suất, nhiên liệu theo thiết kế

(1). Khống chế ô nhiễm do nước thải tuyển quặng thô

Nước dùng cho sản xuất chủ yếu dùng để tuyển quặng thô, nguồn sử dụng là bàu nước tại khu vực dự án hoặc nước ngầm tại các giếng khoan (vào mùa khô kiệt nhằm đảm bảo tiến độ khai thác). Lượng nước trung bình cần sử dụng là 9.500 m3/ngày đối với khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và 3.420 m3/ngày đối với khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi.

Do đặc thù khai thác quặng Ilmenite nên nước thải phát sinh có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ rất thấp, chủ yếu là các thành phần chất rắn như cát, rác, lá cây và ít mùn trong cát. Do đó, trong công nghệ khai thác quặng Ilmenite toàn bộ nước thải phát sinh đều được tuần hoàn sử dụng.

Khu vực moong khai thác có cao độ thấp hơn khu vực cát thải (từ 2-3m), dựa vào sự chênh lệch độ cao này mà toàn bộ nước thải sau khi cát đã ngậm nước ở mức bảo hoà sẽ thấm xuống moong khai thác. Theo kinh nghiệm sản xuất thì 80% lượng nước thải ra được tuần hoàn sử dụng cho hoạt động tuyển quặng thô.

Toàn bộ lượng nước sau khi dùng để tuyển quặng được cho thấm vào tầng cát quặng. Nước thải sẽ được lọc sạch các hợp chất hữu cơ và bản thân tầng cát quặng là tầng cát vàng chứa nước nên không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và hạn chế được tác động đến môi trường tại khu vực.

(2). Khống chế ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại Dự án có lưu lượng khoảng 10,8 m3/ngày.đêm đối với khu vực khai thác xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và khoảng 5,64 m3/ngày.đêm đối với khu vực khai thác xã Tân Phước, thị xã La Gi. Vì nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng và các vi sinh gây bệnh… Vì vậy, nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom, xử lý bằng nhà vệ sinh di động để đạt TCVN 5945-2005 (Cột B) trước khi cho vào tầng cát quặng.

Chủ dự án sẽ đầu tư hệ thống nhà vệ sinh di động với hệ thống bể tự hoại ba ngăn cải tiến, đảm bảo về chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn đưa ra môi trường, tính chất loại hình khai thác và cảnh quan môi trường.

− Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại cải tiến trong mô hình nhà vệ sinh di động: + Đầu tiên, nước thải chảy vào ngăn I để lắng các chất cặn lơ lửng có kích thước

lớn. Ngăn này có vai trò làm ngăn lắng, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Các chất bẩn hữu cơ trong nước thải tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy ngăn và được các vi sinh vật hấp thụ, chuyển hoá thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, dễ phân hủy. + Qua ngăn I, nước thải tự chảy sang ngăn II. Tại đây diễn ra quá trình phân hủy

sinh học kỵ khí cuối cùng (giai đoạn methane hóa) của những chất ô nhiễm có trong nước thải thành các chất đơn giản hơn.

+ Sau đó, nước thải chảy qua ngăn III, ngăn này có chức năng tách bùn sinh học và các chất rắn lơ lửng ra khỏi dòng nước thải. Chất lượng nước ra đảm bảo về chỉ tiêu chất rắn lơ lửng. Nước sau khi ra khỏi ngăn III sẽ chảy sang ngăn khử trùng, tại đây vi sinh vật có trong dòng nước thải sẽ được loại bỏ. Chất lượng nước sau xử đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường, TCVN 5945-2005 (Cột B).

+ Bùn dư từ cả 3 ngăn sẽ được định kỳ hút bỏ, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị chuyên trách để thu gom và xử lý.

- Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Dự án trước và sau khi xử lý bằng bể tự hoại cải tiến của nhà vệ sinh di động được đưa ra trong Bảng 4.1.

Hình 4.1: Mô hình xử lý của nhà vệ sinh di động

Nước ra Ngăn khử trùng Chất thải của con người Enzym Ngăn II Ngăn I Khí thải Nước thải Bùn Ngăn III Cửa xả bùn

Bảng 4.1. Hiệu suất xử lý của bể tự hoại cải tiến của mô hình nhà vệ sinh di động.

Nước thải đầu vào Hệ thống bể tự hoại cải tiến Nước thải đầu ra

COD : 850mg/l BOD5 : 450mg/l SS : 1.208mg/l Ngăn I (Hiệu suất xử lý đạt 50%) COD : 425mg/l BOD5 : 225mg/l SS : 604mg/l COD : 425mg/l BOD5 : 225mg/l SS : 604mg/l Ngăn II (Hiệu suất xử lý đạt 60%) COD : 170mg/l BOD5 : 90mg/l SS : 242mg/l COD : 170mg/l BOD5 : 90mg/l SS : 242mg/l

Ngăn III và ngăn khử trùng (Hiệu suất xử lý đạt 50%)

COD : 68mg/l BOD5 : 36mg/l SS : 97mg/l

Nước thải đầu ra đạt TCVN 5945-2005 (Cột B): COD : 80mg/l BOD5 : 50mg/l SS : 100mg/l (3). Khống chế ô nhiễm do nước mưa chảy tràn

Khu vực Dự án là đồi cát nên dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở khi gặp mưa lớn. Để hạn chế nước mưa gây các hiện tượng này, Công ty sẽ sử dụng phương pháp khai thác cuốn chiếu, khai thác đến đâu hoàn trả địa hình đến đó.

Diện tích khai thác sẽ được phân chia thành nhiều ô để khai thác. Khai thác hết ô này đến ô khác. Cát khai thác sau khi tuyển thô được hoàn trả lại địa hình và phục hồi môi trường bằng cách trồng và chăm sóc cây xanh, rồi tiếp tục khai thác ô kế tiếp. Quy trình khai thác sẽ được diễn ra như vậy trong suốt quá trình hoạt động của mỏ.

iii. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn

(1). Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn sản xuất

Chất thải rắn sản xuất chủ yếu là cát sinh ra sau khi tuyển quặng với khối lượng khá lớn. Quá trình sơ tuyển sẽ được tiến hành tại mỏ, vì vậy, lượng cát thải ra sẽ được hoàn trả lại theo địa hình ban đầu.

Chất thải rắn thải ra do các thiết bị hư hỏng, phụ tùng thay thế … sẽ được phân loại để tái sử dụng làm phế liệu.

(2). Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt

Khi đi vào hoạt động ổn định thì tổng số lao động làm việc tại khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam là 90 người và khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi là 47 người. Vậy tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong 2 khu vực lần lượt là 27 – 45 kg/ngày và 14,1 – 23,5 kg/ngày.

Chủ đầu tư sẽ bố trí các thùng rác xung quanh khu vực hoạt động của dự án để tập trung, thu gom rác thải. Toàn bộ các loại rác thải sẽ được Chủ đầu tư thuê đơn vị chuyên trách thu gom theo định kỳ và vận chuyển về các bãi chôn lấp đã được quy hoạch của huyện.

iv. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái

Một phần của tài liệu KHAI THÁC THU HỒI KHOÁNG SẢN ILMENITE - ZIRCON (Trang 74 -79 )

×