Bảng 3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu Khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon (Trang 44 - 46)

Phước, thị xã La Gi

Bảng 3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động

T Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động

1 Thảm thực vật Toàn bộ thảm thực vật trong khu vực Dự án 2 Đất đai Toàn bộ đất đai trong khu vực Dự án.

3 Không khí tại khu vực Dự án

Bán kính vùng ảnh hưởng khi xảy ra sự cố cháy nổ có thể lan rộng đến một vài km (tính từ tâm khu đất Dự án).

4 Nguồn nước mặt tại khu vực Dự án Các bàu nước tại khu vực Dự án

5 Công nhân Khoảng 20 công nhân trên công trường 6 Nhân dân địa phương Các hộ dân nằm gần khu vực Dự án.

7 Giao thông

Đoạn đường tỉnh lộ ĐT719 về tỉnh lộ ĐT709 và quốc lộ 55 vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc từ nhà máy chế biến ở Cụm CN Tân Thiện – La Gi đến khu vực Dự án.

Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án

Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động được đưa ra trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động.

ST

T Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động

1 Không khí khu vực Dự án Bầu không khí trong phạm vi khu khai thác 2 Nguồn nước mặt Các bàu nước tại khu vực Dự án chịu ảnh hưởng không đáng kể

3 Nguồn nước ngầm Các giếng khoan, giếng đào tại khu vực dự án và vùng lân cận

4 Hạ tầng kỹ thuật, máy móc thiết bị trong khu khai thác

Hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị sẽ bị xuống cấp

5 Nhân viên

Toàn bộ nhân viên làm việc (137 nhân viên bao gồm 90 lao động tai khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và 47 lao động tại khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi)

ST

T Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động

6 Nhân dân địa phương Các hộ dân sống gần khu khai thác

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng

Tác động tới chất lượng không khí

Các hoạt động và nguồn gây tác động trong quá trình thi công xây dựng Dự án được trình bày ở mục 3.1.1.1. ở trên phát sinh các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:

− Bụi do đào đắp đất cát, san ủi mặt bằng;

− Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển và bốc dỡ: + Khối lượng thực vật từ phát quang mặt bằng; + Cát, đất phục vụ công tác san lấp mặt bằng;

+ Nguyên vật liệu phục vụ xây dựng (đá, cát, xi măng, sắt, vv..); + Thiết bị máy móc phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng;

− Hơi xăng, dầu phát sinh trong quá trình tập kết, lưu trữ nhiên liệu;

− Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của các phương tiện giao thông vận tải và các phương tiện thi công cơ giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Nhiên – nguyên vật liệu rơi vãi;

− Bụi do gió cuốn từ đường lên;

− Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn sắt thép; cắt, hàn để lắp ráp thiết bị; đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường...);

− Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông vận chuyển, các thiết bị thi công;

− Mùi hôi phát sinh từ khu vệ sinh tạm của công nhân, từ nơi tập trung chất thải sinh hoạt của công nhân.

Các tác nhân nêu trên chỉ là các tác động tạm thời, không liên tục và sẽ kết thúc ngay sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. Các tác động chính tới chất lượng không khí trong quá trình xây dựng là bụi, khí thải phương tiện giao thông vận tải và tiếng ồn. Các tác động này sẽ được đánh giá chi tiết như sau:

a. Ô nhiễm bụi trong quá trình xây dựng

 Ô nhiễm do bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp, san lấp mặt bằng và xây dựng Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu phát sinh từ khâu phát quang, san lấp mặt bằng, thi công xây dựng,…) có thể gây ra các tác động xấu cho công nhân trực tiếp thi công và cho môi trường xung quanh (dân cư, hệ sinh thái), đặc biệt là vào mùa khô. Hiện tại, nồng độ bụi trong khu vực Dự án khá thấp (khoảng 0,1 ÷ 0,3 mg/m3), nhưng chắc chắn trong giai đoạn xây dựng nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể.

Bảng 3.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm trong quá trình san lấp mặt bằng

Một phần của tài liệu Khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon (Trang 44 - 46)